7. Kết cấu của luận văn
1.2. Thực chất vấn đề mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học Tây
quan hệ giữa đức tin và lý trí, đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy triết học và thần học, tạo nên đặc trưng nổi bật ở thời kỳ này: sự kết hợp giữa đức tin
và lý trí, triết học cổ đại và Kinh Thánh.
1.2. Thực chất vấn đề mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học Tây Âu trung cổ học Tây Âu trung cổ
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Đức tin
Để hiểu được thế nào là đức tin, trước hết ta phải tìm hiểu thế nào là niềm tin, biểu hiện của nó trong đời sống ra sao, nó xuất hiện từ bao giờ…?
Niềm tin là một năng lực đặc biệt của linh hồn, nó là cái vốn có, gắn liền với con người [9, tr. 44]. Con người, ngay khi mới ra đời đã mang trong
mình những niềm tin riêng. Con người ta do tin vào các công thức, các thành quả khoa học, công nghệ thông tin… lấy nó làm phương tiện nghe, nhìn và tư duy mới có thể tin vào những việc chưa làm, những nơi chưa tới, những âm thanh chưa nghe, những mùi vị chưa nếm… Như tin có các tầng khí quyển, tin có tầng điện ly, tin có khoảng không bao la cách mặt đất hàng trăm kilômét trở lên, rồi tin vào trái đất hình cầu dạng elíp, quay quanh trục của
mình và lại quay quanh mặt trời. Đó chính là nhờ “nhân” tin mới có “quả” như vậy.
Tạo hoá đã bày ra trước mắt con người một nghịch lý mà từ khi xuất hiện đến mãi mai sau, loài người muốn vượt qua nhưng không thể vượt qua được, đó là mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cái thánh thiện và cái trần tục. Đó là nghịch lý giữa phần Con và phần Người trong con người. Con người ý thức được rằng mình là hữu hạn trên thế giới này, nhưng lại tham lam, ham sống, ham hưởng thụ. Nghịch lý ấy nằm trong mỗi con người, trong từng phút từng giây mà ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng phải đối diện với nó. Đứng trước hoàn cảnh ấy, con người đã tìm ra nhiều giải pháp: Có người tập trung mọi cố gắng lập nên sự nghiệp “lưu danh thiên cổ” để trường tồn cùng năm tháng, có người lại đưa ra giải pháp sinh con đẻ cái để kéo dài đời mình, dòng họ của mình. Nhưng chủ yếu, bên cạnh cuộc đời thực hữu hạn, con người xây dựng cho mình một thế giới thánh thiện, vĩnh hằng bằng đức tin vốn có của mình, một thế giới bên kia; đó là khi con người bất lực trước tự nhiên, không thể lý giải được các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Họ tìm đến đức tin như một điều tất yếu, tự nhiên. Họ tin vào những bậc Thánh nhân bởi với họ, đó là những bậc có đức hạnh tuyệt luân, có tuệ giác siêu quần, công đức trọn vẹn, là những bậc “vô ngã vị tha”, “cứu nhân độ thế”. Họ tin vào cõi Niết Bàn, tin vào Thiên đường, tin vào con đường, cách thức mà các tôn giáo đã đưa ra để đưa con người thoát khỏi bể khổ trầm luân, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia.
Tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại từ lúc người ta bắt đầu tin rằng có cái gọi là thế giới bên kia, nghĩa là sau khi chết lại có một cuộc sống khác. Cái chấm hết của thế giới bên này đồng thời là cái mở đầu của thế giới bên kia. Con người bắt đầu muốn nhìn thấy những cái không thể nhìn thấy,
là ở thế giới bên kia, những mất mát đã gặp phải ở thế giới bên này. Trong cuốn sách “Tính đa dạng của kinh nghiệm tôn giáo”, William James đã khẳng định kết quả của sự đi theo tôn giáo là: tránh được sự bất an, nhận thức các chân lý trước đó chưa biết, cảm nhận thấy rằng những chuyển biến khách quan đang diễn ra trong thế giới [66, tr. 38].
Theo quan niệm của Phật giáo, đức tin cũng giống như kinh nghiệm. Chỉ khi nghe nhiều, thấy nhiều con người mới hiểu biết nhiều. Cũng như vậy, đức tin càng cao thì công đức càng lớn, có thể thấy biết và làm những việc phi thường. Tin tức là tín, là tin ở mình (tín lực), tin ở ngoài (tín tha), tin ở nhân, tin ở quả, tin ở sự, tin ở lý; riêng tin ở đức Phật là tin Phật là đấng Toàn Trí, Toàn Bi và đấng Đại Năng, là thầy thuốc cao quý nhất của ba cõi, là bậc đạo - sư - vô thượng của muôn loài; đó là tin mình có sẵn đủ Phật tính để dồn hết tâm lực “tu hành thành Phật” (Tín - Nguyện - Hành).
Đối với Kito giáo, “Đức tin là sự toàn bản thân con người gắn bó với Thiên Chúa mặc khải. Đức tin gồm một sự gắn bó của trí tuệ và của ý chí đối với mặc khải mà Thiên Chúa đã thực hiện về bản thân Ngài qua các hành động của Ngài” [Dẫn theo 69, tr. 64]. Khoa thần học dựa trên đức tin để suy luận, thần học khởi sự từ Thiên Chúa và những chân lý mặc khải để tìm biết sự tạo vật trong mối tương quan với Thiên Chúa. Đức tin được coi là một lĩnh vực gồm tất cả những chân lý được biết nhờ ánh sáng mặc khải mà ta không thể biết được sự hiển nhiên nội tại của nó.
Đức tin, đó là vấn đề trung thành và tin tưởng của cá nhân. Đức tin của con người không giống như một số sự vật, mà theo lời khẳng định của bản thân nó, nó coi là đáng tin cậy. Tôi tin vào một cái gì đó không có nghĩa đơn giản cho rằng đó là sự thật. Đức tin là sự mô tả của con người có thái độ như thế nào với hiện thực mà họ đang đối diện.
Tóm lại, đức tin là niềm tin vào một đấng siêu nhiên là có thật, hằng hữu và vĩnh cửu; nó không thể không có, không thể và không cần tìm thấy từ phép suy diễn logic hoặc từ các số liệu khoa học [27, tr. 453].
1.2.1.2. Lý trí
Khi nhắc đến khái niệm “lý trí”, người ta thường nhắc đến khái niệm đi kèm với nó - “lý tính”. Theo cuốn “Từ điển triết học”, lý trí được hiểu là phương thức suy lý đúng đắn, trình bày những tư tưởng của mình một cách nhất quán; còn lý tính là phương thức tìm ra những nguyên nhân và bản chất của các hiện tượng, xem xét chúng một cách toàn diện, vạch rõ sự thống nhất của các mặt đối lập [73, tr. 344].
Sự phân chia lý tính - lý trí này xuất hiện sớm trong lịch sử triết học. Theo Kant, lý trí đem lại hình thức cho nội dung cảm tính, nên nó biết được các vật không phải theo bản chất của chúng mà theo cái chúng thể hiện ra (thế giới hiện tượng). Ông thể hiện sự đề cao vai trò của lý tính khi cho rằng: sự vận động đi lên của nhận thức chỉ có thể được thực hiện bởi lý tính, mà những ý niệm về linh hồn, về thế giới và về Chúa lại chính là những hình thức tổng hợp của lý tính. Kant đã đưa ra những luận điểm nhằm luận chứng
cho việc con người chỉ có thể nhận biết được thế giới hiện tượng chứ không thể nhận biết được thế giới vật tự nó. Theo ông, khi cố gắng nhận thức các ý
niệm bằng lý tính, trí tuệ con người rơi vào những mâu thuẫn không thể giải
quyết được, và do đó, con đường đi đến thế giới vật tự nó cũng bị đóng kín.
Cách duy nhất để con người có thể đến được thế giới đó là dùng đến “lý tính thực tiễn” và mở rộng thế giới quan nhờ vào lòng tin, đức tin.
Giống như Kant, Hegel cho rằng: lý trí không đi xa hơn tính quy định bất động, những mặt đối lập cứng đờ, tách rời nhau (bản chất và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu nhiên, sống và chết...). Tư duy lý trí thì không đủ, nó chỉ là
một bậc thang cần thiết cho phép lên cao hơn nữa, tới những hình thức lý tính của nhận thức [73, tr. 344].
Như vậy, hầu hết các nhà triết học đều có sự phân biệt rạch ròi giữa lý tính và lý trí. Trong cuốn “Đại Từ điển tiếng Việt”, Nguyễn Như Ý cũng đưa ra những định nghĩa về lý trí và lý tính như sau: Lý tính là nhận thức trên cơ
sở nắm bắt bản chất và quy luật của khách quan, trái với cảm tính. Còn lý trí
là nhận thức bằng suy luận, trái với cảm giác, tình cảm [85, tr. 1016]. Trong
“Giáo trình triết học Mác - Lênin”, lý tính được định nghĩa là giai đoạn cao
hơn của quá trình nhận thức, nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính. Đó là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan [15, tr. 355].
Hai khái niệm này tuy có sự khác biệt nhưng về thực chất, chúng vẫn có những mối liên hệ qua lại với nhau. Chúng đều là những nhận thức cần đến sự suy xét, suy nghĩ, kiểm tra, đối lập với dạng nhận thức chỉ cần đến niềm tin, đức tin. Do đó, trong phạm vi của luận văn, hai khái niệm này được dùng như hai khái niệm đồng nhất.
Thực chất, đức tin và lý trí không phải là hai lĩnh vực đối lập nhau mà giữa chúng luôn có mối liên hệ hữu cơ: nhờ có lý trí, con người mới có được những thành tựu khoa học kỹ thuật, đời sống con người ngày càng được nâng cao; còn đức tin làm cho đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú và đã làm nên biết bao di sản về văn hóa. Các nhà khoa học nổi tiếng nhất trong thời kỳ cận đại và hiện đại đều không phải là những người hoàn toàn vô thần. I.Newton là một tín đồ Kito giáo chân chính, còn Albert Einstein cũng là người theo thuyết của phái Yoga… Nguyên nhân giúp họ thành công không chỉ do họ nắm vững tư duy lý tính khoa học mà còn nhờ đức tin đặc biệt bắt nguồn từ chiều sâu tiềm thức đã tạo nên năng lực, linh cảm thúc đẩy họ. Tri thức kết hợp với xúc cảm, tình cảm sẽ hình thành nên đức tin, nâng cao ý thức tích cực hoạt động của con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhấn mạnh
rằng đó phải là những đức tin chân chính, phải phù hợp với quy luật phát triển cũng như chuẩn mực của xã hội.
Thần học dựa trên đức tin, triết học dựa trên lý trí. Đức tin vượt quá lý trí ở đối tượng, còn lý trí vượt quá đức tin về phương cách nên mỗi bên đều có lĩnh vực khác biệt. Trong lịch sử đã có những cuộc xung đột trầm trọng giữa khoa học và đức tin. Nhà bác học Galile bị kết án vì quả quyết rằng trái đất quay xung quanh mặt trời, trong khi các nhà thần học quan niệm mặt trời quay xung quanh trái đất. Nguyên nhân là do các nhà thần học thời đó giải thích vấn đề theo mặt chữ bản văn trong sách Sáng thế. Ngày nay, người ta không còn mắc phải những sai lầm như vậy nữa – Kinh Thánh không có ý dạy ta về khoa học mà là về tôn giáo. Khoa học chân chính và đức tin đích thực không thể mâu thuẫn nhau. Ta có thể thấy rõ điều này khi phân tích mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong một giai đoạn cụ thể - triết học trung cổ ở Tây Âu.
1.2.2. Thực chất vấn đề mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết
học Tây Âu trung cổ
Vào đầu thời trung cổ, các tu viện là cơ sở giáo dục độc quyền. Người xây dựng tu viện với vai trò như các cơ sở giáo dục là Cassiodorus. Ông đã soạn thảo chương trình giảng dạy gồm Bảy môn Nghệ thuật tự do: Ngữ pháp, tu từ học, luân lý học, số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc. Sách giáo khoa sử dụng trong các trường học tu viện thường là các sách cơ bản ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, trong một số trường học nổi tiếng, người ta thường nghiên cứu bản dịch các tác phẩm của Aristotle. Không có nhiều người dành sự chú ý cho các môn khoa học trong phòng thí nghiệm cũng như môn lịch sử, không hề có sự đào tạo chuyên ngành, ngoại trừ các nghề phục vụ Giáo hội. Do đó, trong thời sơ kỳ trung đại ở Tây Âu chỉ có một vài trường học do
trào cải cách tôn giáo, tu viện có khuynh hướng sao nhãng giáo dục, thể chế giáo dục dần dần chuyển từ tu viện sang nhà thờ. Sự phát triển giáo dục quan trọng nhất của thời trung cổ là sự ra đời của các trường đại học. Mục đích cơ bản của môn học tại các trường đại học là nghiên cứu và chú giải Thánh Kinh, Thánh truyền (các tác phẩm của các linh mục thuộc Giáo hội). Việc chú giải Thánh Kinh là đặc quyền tuyệt đối của Giáo hội và các nhà khoa học gắn liền với nó nhằm mục đích ngăn chặn việc phổ biến những phán đoán ngu dốt về đức tin Kito giáo.
Trường đại học ra đời sớm nhất ở Tây Âu là đại học Bolona ở Ý, được thành lập vào thế kỷ XI. Sang thế kỷ XII - XIII, nhiều trường đại học đã lần lượt ra đời như: Đại học Pari, đại học Oclean ở Pháp, đại học Oxford... Trong đó, điển hình và nổi tiếng nhất thời kỳ đó là trường đại học Pari. Trường bao gồm bốn khoa: Nghệ thuật, Y học, Luật học và Thần học, trong đó Nghệ thuật là khoa sơ cấp, chương trình học tập là “bảy môn nghệ thuật tự do”, tốt nghiệp bậc sơ cấp thì được cấp bằng cử nhân. Các khoa Y học, Luật học và Thần học thuộc về bậc cao cấp, chỉ những người đã có bằng cử nhân mới được học [50, tr. 262]. Khoa Thần học có nhiệm vụ nghiên cứu chính xác Thánh Kinh theo cách chú giải nó và trình bày có hệ thống học thuyết Kito giáo. Còn các nghệ thuật tự do lại được nghiên cứu dựa trên di sản cổ đại - các tác phẩm của Plato, Aristotle hay phái Plato mới... Các nghệ thuật tự do được quan niệm là tri thức hoàn toàn dựa vào lý tính, bước chuyển lên cấp độ học vấn cao hơn - nghiên cứu thần học lại đánh dấu sự thống trị của thời kỳ định hướng vào niềm tin [34, tr. 233-234]. Đây là hai môn khoa học, hai sự đối lập nhưng không loại trừ lẫn nhau mà ngược lại, chúng đan xen vào nhau.
Do đó, vấn đề mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học Tây Âu trung cổ thực chất là mối quan hệ, sự kết hợp giữa chú giải Kinh Thánh và
triết học cổ đại. Đức tin ở đây được hiểu là đức tin vào quyền uy của Thánh Kinh và của các linh mục nên vấn đề mối quan hệ giữa đức tin và lý trí chính là vấn đề tạo dựng những cách lý giải khác nhau về nội dung Kinh Thánh và nội dung tác phẩm của các linh mục, có tính đến những thành tựu của triết học cổ đại. Thực tế cho thấy, trong triết học Tây Âu trung cổ, các nhà thần học cố gắng bảo vệ quyền uy của Thánh Kinh và Thánh truyền nhưng họ cũng không thể loại bỏ học thuyết và tác phẩm của các tác giả cổ đại [34, tr. 234]. Đó là lý do vì sao suốt thời kỳ trung cổ nói chung và thời kỳ triết học kinh viện nói
riêng, vấn đề tư duy tự do và chân lý mặc khải luôn được đặt ra.
Mặt khác, việc giải quyết mối quan hệ giữa đức tin và lý trí còn gắn liền với nhu cầu làm cho những người không phải là tín đồ theo đạo, khi cần thiết phải có sự luận chứng [34, tr. 235]. Các nhà triết học Tây Âu trung cổ, đặc biệt là các nhà triết học kinh viện đã sử dụng những phương tiện của lý trí để xây dựng cách chứng minh cho chân lý sẽ dẫn tới đức tin, hay ít nhất không mâu thuẫn với các nguyên tắc căn bản của lý trí.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thời kỳ trung cổ ở Tây Âu, nhà thờ Kito giáo nắm trong tay cả thế quyền và thần quyền, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; khoa học và triết học chủ yếu được nghiên cứu trong các tu viện và trường học của nhà thờ. Do đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội nên hầu như tất cả các nhà triết