Nhu cầu về cáclĩnh vực khoa học

Một phần của tài liệu Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (Trang 40)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Nhu cầu về cáclĩnh vực khoa học

Biểu đồ 2.1: Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học

Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học tại trƣờng cũng đang phát triển và ngày càng đa dạng, phong phú với mức độ chuyên sâu và tầm bao quát khác nhau.

Lĩnh vực kinh tế:Trƣờng CĐKTĐN với đặc thù là một trƣờng đào tạo cử nhân và và các hệ trung cấp, nghề chuyên sâu về các ngành kinh tế, với chức năng đào tạo nguồn nhân lực trƣớc hết cho ngành công thƣơng và đất nƣớc, vì thế nội dung thông tin của nhóm CBQL về các ngành kinh tế chiếm tỷ lệ cao giúp nhóm NDT này đủ kiến thức trong việc quản lý nhân sự, phân công việc sự hợp lý, quản lý tốt về chuyên môn nghiệp vụ, trang bị thêm kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, học hàm học vị phục vụ cho công tác lãnh đạo quản lý nhà trƣờng hiệu quả.Với nhóm NDT là cán bộ quản lý ta nhận thấy

Đỗ Thị Tầm Xuân 36

hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý của trƣờng tham gia giảng dạy và hoạt động NCKH. Vì vậy, ngoài những thông tin về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc và của ngành giáo dục, nhóm này còn cần các thông tin có tính chuyên ngành nhƣ các giáo viên khác. Nếu mới nhìn vào tỷ lệ trên ta thấy một nghịch lý đó là nhóm NDT là CBQL có tỷ lệ NCT về các lĩnh vực kinh tế cao hơn nhóm GV-CBNC. Tuy vậy điều này hoàn toàn hợp lý vì những lý do sau: Chuyên môn của NDT là CBQL phần lớn là các ngành kinh tế, họ quản lý một trƣờng kinh tế ngoài ra họ tham giảng dậy các môn thuộc lĩnh vực kinh tế, nhóm NDT là GV – CBNC ngoài chuyên môn lĩnh vực kinh tế phần lớn họ còn chia đều cho nhiều bộ môn khác nhau.

Qua số liệu thống kê chúng ta thấy rằng sách về lĩnh vực kinh tế: kinh tế thƣơng mại, kinh tế ngoại thƣơng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tài chính doanh nghiệp, kế toán thƣơng mại luôn đƣợc các nhóm ngƣời dung tin quan tâm và có nhu cầu cao so với cáclĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là nhóm CBQL và nhóm GV – CBNC giảng dậy chuyên ngành kinh tế. Sách chuyên ngành kinh tế chỉ thực sự cần thiết với HS –SV năm thứ 2 và 3 khi các em chính thức học tập và nghiên cứu các môn chuyên ngành, lúc này nhu cầu thông tin về lĩnh vực kinh tế mới hình thành và trở nên sâu sắc.

Việt nam ra nhập WTO đồng nghĩa với việc nền kinh tế nƣớc ta là một nền kinh tế mở, để hội nhập kinh tế thành công trƣớc hết phải nắm bắt đƣợc xu thế phát triển của thế giới. Thông tin, tài liệu luôn mang tính mới tính thời sự giúp giáo viên và sinh viên trong trƣờng theo kip đƣợc sự chuyển mình từng phút từng giây của thị trƣờng thế giới: thông tin về tài chính, chứng khoán, hiệp định, hiệp thƣơng ... Vì thế nhu cầu tin trong lĩnh vực kinh tế của NDT Trƣờng Cao đẳng kinh tế Đối ngoại mang tính cập nhật cao.

Đỗ Thị Tầm Xuân 37

Theo thống kê sơ bộ, số ngƣời dùng tin có NCT trong lĩnh vực thông tin khá cao. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là trong thời đại ngày nay, Công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà mọi ngành nghề đều cần đến. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu nội dung thông tin về tin học hay cụ thể hơn là công nghệ thông tin là cao nhất, chiếm đến 63,5%. Nhận thức đƣợc vai trò ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, những ngƣời CBQL của nhà trƣờng luôn tích cực học hỏi, tìm hiểu, trau dồi những kiến thức về CNTT, ngoài những ngƣời có kiến thức chuyên môn, những ngƣời khác luôn tích cực tìm hiểu, tham gia các khóa đào tạo hoặc tự mày mò học hỏi để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc mình làm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết công việc, giảm thời gian, chi phí hoạt động của nhà trƣờng. Mặt khác, CNTT luôn luôn phát triển với tốc độ chóng mặt và không ngừng, nếu ngƣời dung tin không tích cực cập nhật, học hỏi thì những kiến thức họ có sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, đó chính là lý do vì sao NDT tìm đến nhu cầu thông tin về Điện tử - tin học lại cao nhất.Đồng thời khả năng sử dụng máy vi tính, sử dụng mạng cũng là những yêu cầu tất yếu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Để chuẩn bị hành trang vào nghề sau này, sinh viên của trƣờng luôn có ý thức tự học để nâng cao trình độ tin học của mình.Mặt khác, đa số ngƣời dùng tin của trƣờng đang ở độ tuổi 18 –30 đây là độ tuổi trẻ trung, ham thích khám phá, đồng thời. Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có mạng Internet, các trình ứng dụng trong công tác văn phòng,ứng dụng nghiệp vụ tài chính kế toán, kinh doanh trực tuyến thƣơng mại điện tử… giúp các em tiếp cận và ứng vào lĩnh vực chuyên môn, kinh doanh thƣơng mại từ tri thức khoa học mới một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Theo kết quả khảo sát ta thấy rằng nhu cầu tin về ngoại ngữ của NDT Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại chiếm tỷ lệ rất cao. Lý giải cho vấn đề này hoàn toàn không khó trong bối cành toàn cầu nóng lên vì sự bùng nổ

Đỗ Thị Tầm Xuân 38

thông tin và thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn: Việt Nam đã ra nhập WTO, nền kinh tế Việt nam sẽ là nền kinh tế thị trƣờng mang tính hội nhập cao, vì thế ngoại ngữ chính là cầu nối, là chìa khóa để nền kinh tế việt Nam bƣớc ra biển lớn. Đội ngũ GV - CBNC chủ yếu còn trẻ tuổi nên họ luôn nhận thức rằng việc nâng cao năng lực ngoại ngữ và thƣờng xuyên trau dồi vốn ngoại ngữ là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là trong xu hƣớng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho giảng viên, giáo viên các trƣờng cao đẳng, đại học đƣợc giao lƣu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các bạn bè trên toàn thế giới, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn của mình. Ngoại ngữ còn giúp họ tìm đƣợc những xuất học bổng hấp dẫn tại các nƣớc có nền kinh tế phát triển mạnh nhƣ: Anh, Pháp, Mỹ… Đó chính là lý do vì sao trong số những ngƣời đƣợc khảo sát, chỉ có 3 ngƣời thuộc lĩnh vực chuyên môn ngoại ngữ nhƣng nội dung NCT lại chiếm đến 64.4% .

Ngoại ngữ là một trong những lĩnh vực đƣợc sử dụng nhiều nhất trong học tập và công tác sau này. Đây vừa là công cụ giao tiếp hữu hiệu trong môi trƣờng hội nhập quốc tế, vừa là một phƣơng tiện trợ giúp đắc lực trong thời gian học tập tại trƣờng, đồng thời tạo thuận lợi cho ngƣời dùng tin (sau khi tốt nghiệp) có thể tiếp tục học tập theo phƣơng châm “học tập suốt đời”. Đối với cán bộ quản lý và giảng dạy, ngoại ngữ giúp họ thu thập đƣợc nhiều thông tin bổ ích, đáng tin cậy, tự trau dồi tri thức để truyền đạt cho sinh viên. Cán bộ nghiên cứu của trƣờng cũng là nhóm ngƣời dùng tin thƣờng xuyên sử dụng các tài liệu học ngoại ngữ, nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để tham khảo tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nƣớc ngoài. Cùng với khả năng sử dụng máy tính và mạng Internet, nếu ngƣời dùng tin có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo, đặc biệt là tiếng Anh, họ sẽ có lợi thế rất lớn trong quá trình tự học, tự nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, nhu cầu sử dụng thông tin

Đỗ Thị Tầm Xuân 39

trong lĩnh vực Ngoại ngữ tại trƣờng CĐKTĐN rất cao, tỉ lệ số ngƣời sử dụng thông tin thuộc lĩnh vực này lên tới 42%.

Đối với NCT lĩnh vực Khoa học xã hội, chính trị - xã hội: ta thấy chiếm tỷ lệ tƣơng đối; Ngƣời CBQL ngoài những kiến thức chuyên môn cần phải cập nhật kiến thức hàng ngày về các vấn đề,văn hóa xã hội, chính trị, pháp luật nhất là trong thời kỳ nƣớc ta đang có nhiều chuyển biến nhanh chóng về kinh tế, xã hội.. Nắm bắt đƣợc những thông tin kinh tế, xã hội giúp CBQL sớm đƣa ra đƣợc những quyết sách, những giải pháp thích hợp giúp cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và điều hành mọi kế hoạch hoạt động trong nhà trƣờng một cách thuận lợi và chủ động.

Tuy nhiên, tỉ lệ ngƣời dùng tin tại TrƣờngCao đẳng Kinh tế Đối ngoại sử dụng thông tin thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội ở mức độ vừa phải chƣa cao là điều hoàn toàn hợp lý. Bởi vì ngoài những giảng viên giảng dậy những môn Chính trị - Xã hội có NCT trong lĩnh vực này thì những môn nhƣ Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị, đặc biệt là Triết học là môn khoa học nền tảng của nhiều môn khoa học khác, đều phải dựa trên phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học xuất phát từ quan điểm triết học nhất định, vì thế nhiều thầy cô khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các lớp cao học hay NCS mới cần tìm đến lĩnh vực chính trị-xã hội…

Mặt khác, tất cả sinh viên các khoa đào tạo của trƣờng đều phải học môn Triết, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh …tuy vậy, sinh viên đã lên Thƣ viện để đọc hoặc mƣợn tài liệu về nội dung thông tin chính trị - xã hội tần suất tăng đột biến vào thời điểm mùa thi, ngoài mùa thi thỉnh thoảng mới có yêu cầu tin về lĩnh vực này. Điều này cho thấy, nhu cầu tin thuộc lĩnh vực Chính trị - xã hội chƣa cao, không có tính ổn định và chủ yếu là vì mục đích ôn tập cuối kỳ chứ không phải là do yêu thích hay mong muốn đƣợc thƣờng xuyên sử dụng các thông tin này trong thời gian dài.

Đỗ Thị Tầm Xuân 40

Các thông tin thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội tỉ lệ nhu cầu tin về lĩnh vực này tại thƣ viện là:... chủ yếu nhằm phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học chứ chƣa đƣợc mọi ngƣời dùng tin của trƣờng quan tâm tìm hiểu, để nâng cao vốn kiến thức xã hội. Nguyên nhân chủ yếu đƣợc ngƣời dùng tin đƣa ra là họ có thể khai thác các thông tin này ở những nguồn khác: truyền hình, phát thanh, báo điện tử trên mạng… không nhất thiết phải đến Thƣ viện. Một số ngƣời dùng tin cho rằng, lƣợng tài liệu của Thƣ viện về lĩnh vực này chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tin của họ do tính cập nhật chƣa cao, hoặc họ phải mất thời gian chờ đợi để đƣợc sử dụng tài liệu vì số bản tài liệu của Thƣ viện chƣa có đủ… Những nguyên nhân này đã làm hạn chế yêu cầu tin của ngƣời dùng tin, trong khi nhu cầu tin đó trong thực tế đời sống rất cao. Thƣ viện cần lƣu ý điểm này để có hƣớng giải quyết kịp thời, nhằm thu hút ngƣời dùng tin đến sử dụng nhiều hơn.

Chúng ta cũng biết rằng thông tin chính trị xã hội thƣờng nhạy cảm. Vậy nên nếu Thƣ viện đáp ứng các điều kiện về tài liệu, chính sách phục vụ ngƣời dùng tin và trở thành một kênh cung cấp thông tin chính thống, chắc chắn ngƣời dùng tin sẽ không bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. Đây cũng là một nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng, nhằm góp phần bồi đắp tƣ tƣởng yêu nƣớc và tinh thần chủ nghĩa xã hội trong đội ngũ cán bộ, học viên, sinh viên của trƣờng.

Khoa học cơ bản cũng là lĩnh vực có nhu cầu tin thấp: nhóm khoa học ở đây chủ yếu là toán cao cấp, toán kinh tế,toán sác xuất, toán tin. Đây là môn đại cƣơng.Ngoài giảng viên những bộ môn này thì nhóm cán bộ quản lý và GV –CBNC hầu nhƣ không có NDT nào có NCT, trong lĩnh vực này. Đối với HS –SV, đây là môn đại cƣơng nên đƣợc học năm đầu tiên Mặt khác, khi bắt đầu vào nhập học họ đã mua sẵn cho mình những cuốn giáo trình do giáo viên trực tiếpgiảng dậy tại trƣờng biên soạn và phát hành. Hơn nữa với bộ môn này

Đỗ Thị Tầm Xuân 41

các em có tƣ tƣởng học tại lớp và chỉ học trong giáo trình chứ không có nhu cầu tham khảo thêm các loại sách khác cùng lĩnh vực nên số NDT có nhu cầu về nội dung thông tin lĩnh vực này ít.

Một số lĩnh vực khác tỉ lệ nhu cầu tin lại ít hơn tỉ lệ ngƣời dùng tin đang hoạt động tại một số lĩnh vực nhƣ: Giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là ở lĩnh vực đó, ngƣời dùng tin rất coi trọng thực hành và ít dành thời gian đến Thƣ viện tham khảo tài liệu. Bên cạnh đó, lƣợng tài liệu của Thƣ viện về lĩnh vực này chƣa nhiều, tài liệu mới còn rất ít, do nguồn bổ sung trên thị trƣờng chƣa thực sự phong phú

Có thể nói, nhu cầu tin của ngƣời dùng tin Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại về các lĩnh vực khoa học là rất phong phú, đa dạng và có nhiều biến động theo sự chuyển động của xã hội, chịu tác động tình hình kinh tế, chính trị , văn hóa, giáo dục…trong và ngoài nƣớc.

2.1.2. Nhu cầu tin theo ngôn ngữ

Nhu cầu tin theo Ngôn ngữ tài liệu đƣợc hiểu là ngôn ngữ khai thác thông tin là ngôn ngữ tài liệu sử dụng.

Đỗ Thị Tầm Xuân 42

Biểu đồ 2.2:

Theo số liệu khảo sát bằng phiếu điều tra NCT tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại với tổng số phiếu thu vế hợp lệ là 215, So với các trƣờng trong hệ cao đẳng và một số trƣờng đại học tỷ lệ khai thác thông tin bằng tiếng anh Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Đối ngọai tƣơng đối cao. Trong bối cành hội nhâp quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại có sự khích lệ từ cán bộ lãnh đạo quản lý, giáo viên tới các em HS – SV khai thác thông tin từ tài liệu ngọai văn, đặc biệt là tài liệu tiếng Anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các nhóm ngƣời dung tin, CBQL và GV – CBNC là những nhóm ngƣời có mức độ thƣờng xuyên sử dụng tiếng Anh để khai thác tài liệu nhiều nhất. Bởi vì đây là những ngƣời có trình độ học vấn cao, có khả năng đọc và nghiên cứu tài liệu nƣớc ngoài.

Đỗ Thị Tầm Xuân 43

Tỉ lệ ngƣời dùng tin có khả năng sử dụng tiếng Anh rất cao (bảng 2.1).Tuy vậy, việc sử dụng tài liệu tiếng nƣớc ngoài chƣa tƣơng xứng. Điếu này hoàn toàn không mâu thuẫn, ta thấy mọi cán bộ và học viên, sinh viên của trƣờng đều đƣợc đào tạo ngôn ngữ này. Điều này cũng phù hợp với việc có một tỉ lệ lớn ngƣời dùng tin sử dụng nhiều tài liệu về lĩnh vực ngoại ngữ để tự học thêm tiếng Anh.Tuy nhiên, việc sử dụng ngoại ngữ này hiện nay phần lớn dừng ở mức độ giao tiếp, hoặc nói tiếng Anh để bổ sung từ vựng và củng cố ngữ pháp. Ngƣời dùng tin chƣa thực sự tự tin với vốn tiếng Anh của mình nên có tâm lý không muốn dùng tài liệu khoa học bằng tiếng Anh mà có xu hƣớng tìm kiếm tài liệu tiếng Việt cùng lĩnh vực. Thói quen sử dụng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu chƣa đƣợc hình thành rõ nét.Phần lớn ngƣời dùng tin cho rằng, có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, không có nghĩa là đọc hiểu đƣợc các tài liệu học thuật tiếng Anh.Việc đọc hiểu các tài liệu này đòi hỏi một vốn từ vựng chuyên ngành tƣơng đối đầy đủ và kỹ năng thấu hiểu, vận dụng văn phong khoa học trong từng tài liệu đó.Thêm nữa, nhóm HS – SV với yêu cầu trình độ các em chƣa thực sự cần khái thác chuyên sâu các tàiliệu tiếng nƣớc ngoài.

Nhu cầu tin về tài liệu ngoại văn tại Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại chƣa thực đƣợc định hình rõ nét, vẫn còn là nhu cầu mang tính chất tiềm năng, có khả năng phát triển trong tƣơng lai. Bởi vậy, ngay từ lúc này, Thƣ viện cần có những chính sách, những hoạt động thiết thực để nuôi dƣỡng nhu cầu tin ấy, trong đó có việc từng bƣớc đáp ứng và kích thích các nhu cầu tin phát triển.

2.1.3. Nhu cầu tin theo loại hình tài liệu

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình tài liệu mới đã ra

Một phần của tài liệu Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (Trang 40)