Chia sẻ nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Bình Định phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 68)

1. Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động

2.2.6.Chia sẻ nguồn lực thông tin

Thực tế hiện nay, hoạt động chia sẻ NLTT giữa các thƣ viện với nhau chƣa có sự kết hợp và liên kết cùng nhau. Các hoạt động và cơ chế phục vụ còn mang nhiều tính biệt lập. Hơn nữa hệ thống thƣ viện công cộng chƣa tạo ra nhiều CSDL,

nhiều sản phẩm thông tin để cùng nhau chia sẻ, chƣa có sự trao đổi với nhau dẫn đến sự lãng phí về tài chính, về công sức cán bộ đồng thời giảm hiệu quả phục vụ thông tin cho ngƣời sử dụng. Vì vậy, việc mở rộng quan hệ hợp tác chia sẻ NLTT với các thƣ viện hệ thống và ngoài hệ thống là việc làm hết sức cần thiết.

TVBĐ cũng thấy rõ lợi ích của việc chia sẻ nguồn lực thông tin, tuy nhiên, để thực hiện đƣợc việc đó cần sự hợp tác của nhiều cơ quan đơn vị. Chính sự khó khăn đó, việc chia sẻ NLTT đƣợc thực hiện chủ yếu trong hệ thống thƣ viện công cộng của tỉnh, trƣớc đây Liên chi hội Thƣ viện Nam Trung bộ - Tây nguyên có trao đổi báo địa phƣơng giữa các tỉnh với nhau, hiện nay đã bắt đầu xây dựng CSDL thƣ mục bài trích địa chí của 10 tỉnh.

Thƣ viện tỉnh đã nổ lực rất lớn việc chia sẻ NLTT với hệ thống thƣ viện cấp huyện và cơ sở của tỉnh, giúp cho các thƣ viện huyện thực hiện tra trùng biểu ghi thƣ mục tại thƣ viện tỉnh để nhằm xây dựng hệ thống mục lục trên máy tại các thƣ viện huyện, tăng cƣờng luân chuyển sách đến các thƣ viện huyện, cơ sở theo định để tăng cƣờng phục vụ cho NDT ở địa bàn nông thôn thông qua việc luân chuyển đến tận nơi để đổi sách, luân chuyển tại điểm thƣ viện, tủ sách ở địa phƣơng.

Liên hiệp Thƣ viện Nam Trung bộ và Tây Nguyên vào tháng 8 năm 2012 tổ chức hội thảo tại Đà Nẵng, tại hội thảo này 10 thƣ viện tỉnh đã nhất trí cùng nhau xây dựng cờ sở dữ liệu địa chí toàn văn, việc này nhằm chia sẻ và phát huy hơn nữa vốn tài liệu địa chí của mỗi tỉnh, hiện nay đã nhận đƣợc CSDL của 8/10 tỉnh, kế hoạch đầu năm 2014 sẽ hoàn thành.

2.2.7. Chỉ đạo nghiệp vụ mạng lưới thư viện huyện - cơ sở

Hiện nay mạng lƣới thƣ viện cấp huyện và cơ sở của tỉnh Bình Định phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh có 10 thƣ viện huyện, thị và 66 thƣ viện, phòng đọc sách của cấp cơ sở. Thƣ viện huyện và cấp cơ sở đƣợc thành lập và tổ chức hoạt động theo “Quy chế về tổ chức và hoạt động của thƣ viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin) và “Quy chế tổ chức và hoạt động của thƣ viện xã, phƣờng, thị trấn” do Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin

ban hành tháng 8 năm 2008. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của thƣ viện, tủ sách ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: lƣơng cho cán bộ phụ trách, cơ sở vật chất và kinh phí duy trì cho hoạt động của thƣ viện.

Những năm qua, nhờ vào chƣơng trình mục tiêu tài trợ sách của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dành cho các thƣ viện huyện, ngoài ngân sách địa phƣơng còn có thêm đƣợc nguồn sách mới đáng kể từ chƣơng trình mục tiêu. Trung bình mỗi thƣ viện huyện đƣợc tài trợ khoảng 30 triệu đồng/năm. Kinh phí dành cho kho sách luân chuyển cũng đƣợc tăng lên hàng năm nên số lƣợng vốn tài liệu cũng tạm đủ đáp ứng công tác luân chuyển sách, nếu tăng điểm luân chuyển thì sẽ thiếu vốn tài liệu để luân chuyển.

TVBĐ với chức năng là cơ quan chỉ đạo chuyên môn, Ban giám đốc thƣ viện đã từng bƣớc tham mƣu cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tƣ kinh phí cho hoạt động văn hóa cơ sở trong đó có mảng thƣ viện, lồng ghép các hoạt động, các phong trào nhƣ “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu phố văn hóa ở khu dân cƣ”, hoặc phong trào xây dựng nông thôn mới vào việc xây dựng thiết chế thƣ viện, … Tham mƣu cho Sở Văn hóa, Thề thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra Chỉ thị 27/2005/ CT-UBND “Về việc tăng cƣờng công tác quản lý, đầu tƣ xây dựng phát triển thiết chế thƣ viện cấp huyện và cơ sở trong tỉnh”. Thƣ viện tỉnh định kỳ cử cán bộ đi kiểm tra, khảo sát thực tế hàng quý, hàng tháng, để có những đề xuất, kiến nghị kịp thời lên lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình hoạt động của thƣ viện cấp huyện và cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với các ngành nhƣ Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, các lãnh đạo Phòng VHTT-TT, Trung tâm VHTT-TT các huyện, thị xã, thành phố trong công tác chỉ đạo mạng lƣới thƣ viện huyện - cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

Hoạt động thƣ viện huyện trong những năm qua có sự khởi sắc nhƣ: về trình độ cán bộ, đa số là trình độ đại học, cơ sở vật chất khang trang, vốn tài liệu đƣợc bổ sung hàng năm tƣơng đối thông qua chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, những khó khăn cũng rất nhiều nhƣ viện huyện thƣờng chỉ có 1 ngƣời và luôn nằm trong tình trạng bất ổn định: bị thay đổi, thuyên chuyển nhiều , cho dù có nơi cán bộ đã đƣợc đào tạo ở trình độ đại học chuyên ngành Thông tin - thƣ viện. Do đó, thƣ

viê ̣n huyê ̣n không đủ điều kiện để vừa tổ chức các hoạt động phục vụ tại chỗ vừa chỉ đạo phát triển thƣ viện, phòng đọc sách ở cơ sở.

Hệ thống thƣ viện cơ sở tuy nhiều về số lƣợng nhƣng mô hình hoạt động không bền vững, có khi hoạt động theo nhiệm kỳ của lãnh đạo xã. Dù có quy chế mẫu về tổ chức hoạt động nhƣng với ảnh hƣởng và uy tín của ngành không cao nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì điều này toàn mạng lƣới cả tỉnh chỉ mới gần 65 thƣ viện, tủ sách hoạt động và luân chuyển sách phục vụ cho nhân dân trên tổng số 156 xã, phƣờng, thị trấn. Thƣ viện tỉnh chỉ có chức năng chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nên không thể có đƣợc những biện pháp mạnh, hữu hiệu để thúc đẩy mạng lƣới này phát triển nhƣ ý muốn. Trong khi đó tại thƣ viện tỉnh chƣa thành lập đƣợc phòng Hƣớng dẫn mạng lƣới phong trào nên càng khó khăn hơn trong công tác chỉ đạo nghiệp vụ, xây dựng mô hình và luân chuyển sách đƣợc tốt hơn.

2.3 Nhận xét, đánh giá chung

2.3.1 Điểm mạnh Điểm mạnh về tổ chức Điểm mạnh về tổ chức

- Quy chế mẫu về Tổ chức và hoạt động thƣ viện cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng đƣợc ban hành năm 2005 là điểm tựa cho công tác tổ chức và hoạt động của thƣ viện đƣợc khoa học và khuôn mẫu hơn, mang tính pháp lý cao. Trên cơ sớ đó thƣ viện tỉnh sẽ có căn cứ để tổ chức bộ máy thƣ viện đƣợc hoàn thiện hơn.

- TVBĐ trong những năm qua đã đƣợc sự quan tâm củ a UBND tỉnh mà trực tiếp là của lãnh đạo Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch . Các cấp lãnh đạo của tỉnh đã đầu tƣ kinh phí mua sắm trang thiết bị, kinh phí sửa chữa chống xuống cấp, …nhờ đó nên thƣ viện phát triển tƣơng đối toàn diện về các mặt hoạt động, về tổ chức bộ máy thể hiện đƣợc vai trò tích cực đối với việc đáp ứng NCT của NDT trên địa bàn tỉnh.

- Định hƣớng phát triển của Thƣ viện trong các giai đoạn 2015 - 2020 cũng đã đƣợc thông qua, đây là điều kiện để thƣ viện có cơ sở pháp lý cho vấn đề tổ chức và thành lập các phòng chức năng, bổ nhiệm đầy đủ các chức danh trƣởng, phó phòng; tạo điều kiện thuận lợi hơn về mặt tổ chức quản lý trong Thƣ viện.

- Cơ cấu các phòng chức năng tƣơng đối hợp lý, sắp xếp, bố trí nhân sự theo chuyên môn hóa đã tạo đƣợc tính khoa học trong tổ chức lao động, tiết kiệm đƣợc công lao động và kinh phí trong hoạt động của thƣ viện.

- Cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ mua sắm hàng năm nên đáp ứng nhu cầu hoạt động và phục vụ cán bộ và NDT. Hiện nay đang đƣợc đầu tƣ chống xuống cấp với kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng, đầu năm 2014 hoàn thành sẽ là điều kiện tốt để phát huy hơn nữa cơ sở vật chất phục vụ tốt cho hoạt động thƣ viện.

- Trình độ cán bộ đại học chuyên ngành thông tin – thƣ viện chiếm tỷ lệ khá cao(22/25 chiếm 91%) là một trong những điểm mạnh của thƣ viện trong việc sắp xếp bố trí nhân sự.

- Kinh phí đƣợc cấp hàng năm tăng dần theo từng năm là điều kiện tốt cho hoạt động chung của thƣ viện , cũng nhƣ trong việc hợp đồng thêm nhân sự trong thời gian tới.

Điểm mạnh về hoạt động

- NLTT của thƣ viện đƣợc bổ sung luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phƣơng, phù hợp với NCT của NDT. số lƣợng, phong phú đa dạng về loại hình và chất lƣợng thông tin ngày một nâng cao.

- Loại hình tài liệu củ a thƣ viê ̣n đa dạng v à phong phú, các kho tài liệu đƣợc tổ chức sắp xếp một cách khoa học, tạo ra sự thuận lợi trong việc tiếp cận tài liệu cho NDT, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của NDT một cách đáng kể.

- Tài liệu địa chí đã đƣợc số hóa đƣa lên website của thƣ viện, điều này giúp cho hoạt động khai thác đƣợc hiệu quả, đóng góp đáng kể vào việc phục vụ phát triển kinh tế địa phƣơng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Nguồn lực thông tin đƣợc tổ chức một cách khoa học , dễ dàng ta ̣o điều kiê ̣n khai thác nguồn lực thông tin có hiệu quả cho NDT.

- Luôn có kế hoạch bảo quản NLTT của thƣ viện, cả NLTT truyền thống và NLTT điện tử. Đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu của NDT ở mức cao nhất.

- Các hệ thống mục lục truyền thống đã ngƣng sử dụng, điều này giúp cho việc đầu tƣ vào máy tính vào hệ thống tra cứu hiện đại nhiều hơn, số lƣợng máy

tính dùng cho hoạt động này hơn 10 máy, giúp cho NDT thuận lợi trong việc tra cứu thông tin.

- Sản phẩm và dịch vụ thông tin đƣợc thƣ viện dần đƣợc chú trọng phát triển, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu NDT, nâng cao uy tín và vị thế của thƣ viện trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác chia sẻ nguồn lƣ̣c thông tin đƣợc thực hiện một cách khoa học và mở rộng, hợp tác chia sẻ những thông tin quan trọng, phù hợp với nhiệm vụ của thƣ viện. Mở rộng việc chia sẻ ở cấp tỉnh, cấp liên chi hội và các thƣ viện trên toàn quốc cũng nhƣ các thƣ viện lớn trên thế giới.

- Tinh thần, thái độ phục vụ NDT của cán bộ thƣ viện đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt, vấn đề giao tiếp với NDT đƣợc lãnh đạo thƣ viện quan tâm, nhắc nhở thƣờng xuyên, tạo điều kiện cho đi học các lớp kỹ năng mềm về giao tiếp, ứng xử để phục vụ ngày một tốt hơn.

- Thời gian mở cửa của các phòng phục vụ của thƣ viện giúp NDT có điều kiện đến thƣ viện nhiều hơn, lịch mở cửa phục vụ này tƣơng đối nhiều so với trong toàn hệ thống thƣ viện trên cả nƣớc. Điều này thể hiện đƣợc hiệu quả hoạt động, thu hút NDT đến với thƣ viện. Điều này giúp thƣ viện phát triển, củng cố các hoạt động để nhằm phục vụ tốt hơn nữa đối với NDT.

2.3.2 Điểm yếu Điểm yếu về tổ chức Điểm yếu về tổ chức

- Quy chế mẫu về Tổ chức và hoạt động của thƣ viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành năm 2005, tỏ ra không phù hợp với những thƣ viện hạng 2 nhƣ TVBĐ, vì nhiều phòng chức năng và có những bộ phận không cần thiết. Hiện nay tuy TVBĐ không thƣ̣c hiê ̣n the o quy chế mẫu nhƣng với 4 phòng chức năng nhƣ hiện có thì cũng vẫn chƣa hợp lý vì có nhiều bộ phận còn chồng chéo, mô ̣t số bô ̣ phâ ̣n thì chƣa đƣợc xáp nhập... Chính vì những khó khăn thực tế nên công tác tổ chức còn lúng túng, khó khăn.

- Vấn đề kho mở chƣa đƣợc thực hiện ở những phòng phục vụ NDT nhƣ phòng mƣợn, phòng đọc,… những điều kiện về cơ sở vật chất, về xử lý nghiệp vụ liên quan đến kho mở chƣa đƣợc triển khai.

- Đội ngũ cán bộ thƣ viện có trình độ nghiệp vụ, tuy nhiên về số lƣợng nhƣng chất lƣợng còn hạn chế so với thực tế công việc. Chính điều này cũng gây áp lực về cƣờng độ lao động đối với cán bộ thƣ viện. Trình độ về tin học và ngoại ngữ vẫn còn ở mức hạn chế so với yêu cầu nhƣ hiện nay. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tổ chức và hoạt động trong giai đoạn ứng dụng CNTT và các chuẩn nghiệp vụ mới.

- Kinh phí đầu tƣ hàng năm tuy có tăng dần nhƣng không đáng kể so với nhu cầu đầu tƣ và phát triển của thƣ viện. Chính vì vậy, để đảm bảo tính đầy đủ và bao quát về nội dung thông tin của vốn tài liệu, buộc thƣ viện phải bổ sung rất hạn chế số lƣợng bản trên mỗi đầu sách. Các nguồn tin điện tử cần đầu tƣ kinh phí để mua bản quyền, quyền truy cập nhằm làm phong phú NLTT chƣa thực hiện tốt.

- Hoạt động ứng dụng CNTT vào thƣ viện đã đƣợc 10 năm, tuy nhiên vấn đề đào tạo NDT về cách tra tìm tài liệu, truy cập các nguồn tin điện tử chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên nên gây khó khăn cho vấn đề tìm kiếm thông tin của NDT.

- Số lƣợng bạn đọc tại TVBĐ khá đông, nhƣng thành phần NDT không cân đối, tỷ lệ học sinh, sinh viên chiếm số lƣợng cao vì vậy vấn đề đáp ứng nhu cầu tin, bổ sung NLTT cũng ảnh hƣởng đáng kể đến chức năng và nhiệm vụ của TVBĐ trong thời gian đến.

Điểm yếu về hoạt động

- TVBĐ đang trong giai đoạn phát triển từ một thƣ viện truyền thống dần dần trở thành một thƣ viện hiện đại, vì vậy quá trình này chƣa đƣợc hoàn thiện về các mặt hoạt động, xử lý chuyên môn, các khâu phục vụ, cơ sở vật chất nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ NDT..

- NLTT chƣa đảm bảo đƣợc tính đầy đủ và cân đối giữa các n ội dung với nhau bởi thành phần NDT là sinh viên, học sinh là chủ yếu . Các tài liệu về kỹ thuật nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp, hơn nữa thành phần NDT sử dụng nhóm tài liệu này hầu nhƣ không có. Để phát huy giá trị của thành phần sách về nông nghiệp thƣ viện tỉnh thực hiện luân chuyển tài liệu trong kho luân chuyển xuống khu vực nông thôn. Vốn tài liệu địa chí của thƣ viện cũng chƣa đƣợc chú trọng phát triển , công tác bổ sung hồi cố chƣa có kế hoạch thực hiện. Thƣ viện chƣa có đƣợc một kế hoạch

tổng thể để sƣu tầm toàn bộ nguồn tài liệu địa chí hiện đang tồn tại trong nhân dân. Trong những năm qua TVBĐ tăng cƣờng bổ sung tài liệu bằng nhiều loại hình nhƣ đĩa, CSDL điện tử, các nguồn thông tin có thu phí,… tuy nhiên chƣa phong phú và đa dạng để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu NDT.

- Tổ chƣ́ c nguồn lƣ̣c thông tin tuy có cố gắng nhiều nhƣng vì cơ sở vật chất , trang thiết bị chƣa đƣợc trang bị đầy đủ, chƣa phù hợp với điều kiện thực tế nhƣ phòng đặt máy chủ, hệ thống mạng, … nên ảnh hƣởng đến việc khai thác NLTT của NDT.

- Bảo quản nguồn lực thông tin tuy có kế hoạch , phƣơng án đảm bảo cho quá trình phục vụ nhu cầu NDT nhƣng chƣa đa dạng, chƣa làm theo định kỳ vì

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Bình Định phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 68)