Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KHẢO SÁT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ppt (Trang 27 - 29)

Nam, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Duy Lương

4. Các trang web:cophieu68.com cophieu68.com vafi.com.vn ssc.vn Hsx.vn Vnexpress.net vneconomy.vn

Những bất cập của chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu hiện nay của các công ty

niêm yết:

Giá tăng cao vì chia nhiều

Khi cổ phiếu được chia nhỏ, những nhà đầu tư ít vốn sẽ có cơ hội đầu tư khi có cảm giác

cổ phiếu đã rẻ đi. Việc cho phép nhiều nhà đầu tư có mức tiền vừa phải sẽ tham gia nhiều hơn, làm tăng cầu chứng khoán và khi cầu chứng khoán tăng sẽ tác động làm tăng giá

chứng khoán.

Trước đây, một cổ phần của Công ty Đầu tư đô thị và Phát triển Sông Đà (SJS) giá giao dịch quanh mức 100.000 đồng nhưng sau khi có tin chia thưởng tỉ lệ 1:1 (100%) và bán 50% bằng mệnh giá (tức nhà đầu tư phải đóng 5.000 đồng) thì trên thị trường giá SJS tăng rất mạnh. Ngày 14-9, cổ phiếu SJS đã lên tới 198.000 đồng. Như vậy, nếu mua một

cổ phần SJS ở thời điểm này thì sau khi chia 2,5 lần giá một cổ phiếu giảm xuống chỉ còn

81.200 đồng. Về lý thuyết, do số lượng tăng gấp 2,5 lần nên giá giảm đi tương ứng và tất

nhiên những quyền lợi thu nhập khác trên mỗi cổ phiếu cũng sẽ giảm đi theo tỉ lệ thuận.

Giá trị giảm mạnh vẫn chia nhiều

Đây cũng là một thực tế đã xảy ra tại một sốdoanh nghiệp niêm yết trong thời gian qua. Sau khi tăng vốn điều lệ thì lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi, thậm chí thua lỗ nặng, có

một số trường hợp thua lỗ nặng, làm giảm vốn điều lệ do doanh nghiệp đã sử dụng hết

các khoản thặng dư vốn và lợi nhuận để lại để tăng vốn điều lệ. Hoặc sau một thời gian làm các động tác chia tách, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng giảm, khiến cho tỷ

suất lợi nhuận trên vốn điều lệ mới rất thấp, đi kèm với đó là mức chia cổ tức trên vốn điều lệ mới rất thấp...

Cuối quý III/2008, giá trị vốn chủ sở hữu của Công ty Đầu tư và Vận tải Dầu khí

Vinashin (VSP) là 1.618 tỉ đồng, với 15,87 triệu cổ phần. Tính theo giá trị sổ sách lúc đó,

mỗi cổ phiếu đạt xấp xỉ 102.000 đồng. Đến hết tháng 6-2009, do làm ăn thua lỗ nên vốn

chủ sở hữu của VSP giảm xuống còn 1.336 tỉ đồng. Mới đây, VSP chia cổ phiếu thưởng

Thị trường ngày càng loãng

Việc chia, thưởng cổ phiếu thực chất không làm tăng giá trị DN mà chỉ tăng tính thanh

khoản nhưng nó đem lại tác hại là ngày càng pha loãng thị trường, sổ sách kế toán theo

dõi ngày càng thêm nhiều con số, quản lý phức tạp hơn. Tuy nhiên, do tâm lý số đông như vậy nên những DN để giá trị cổ phần cao, đậm đặc quá sẽ bị thiệt (vì giá khó tăng) vì vậy trên thị trường thường xuyên có cuộc đua chia tách cổ phần.

Trong khi nhà đầu tư tại VN thích chia nhỏ giá trị cổphần như vậy thìở những nước phát

triển, nhiều công ty lên sàn đã hàng chục năm vẫn chưa tách cổ phiếu, cho dù giá trị tài sản không ngừng lớn lên. Công ty Berkshire Hathaway (BRK- Mỹ) do tỉ phú Warren

Buffett làm chủ tịch, lên sàn từ năm 1965, đến nay vẫn chỉ có 1,55 triệu cổ phần. Ngày 11-9 vừa qua, giá BRK ở mức 99.090 USD/cổ phiếu, như vậy giá trị vốn hóa của công ty đạt 153,6 tỉ USD.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KHẢO SÁT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ppt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)