B
ư ớc 1. Xác định vấn đề:
Nhà tham vấn hướng dẫn thân chủ hoàn thành một bản liệt kê những vấn đề, những lo lắng mà họ thấy cần được giúp đỡ trước khi đến gặp nhà tham vấn.
Nhà tham vấn giúp thân chủ sắp xếp những thông tin thu được thành nhóm gọi là "nhóm có cùng chủ đề".
Nhà tham vấn thảo luận cùng thân chủ những lo lắng và xem xét các hoạt động của thân chủ có theo mục tiêu đề ra, có mang tính phát triển hay không, có phù hợp với hành vi theo chuẩn mực xã hội hay không?
Vd: thân chủ ngại giao tiếp (ít giao tiếp với bạn bè trong lớp, cáu gắt với bố và em có khi quát lại cả bố, biết nhưng không nói ra, khi đã nói ra thì nói trống không).
Yêu cầu thân chủ viết ra tất cả các giải pháp mà họ nghĩ có thể dùng để giải quyết vấn đề: bố mẹ quan tâm hơn (đặc biệt là bố). Nhẹ nhàng với thân chủ không nên cáu gắt làm thân chủ sợ hãi. Được đi chơi vào cuối tuần. Được bố mẹ đối xử công bằng. Được học các lớp học năng khiếu theo sở thích của bản thân….Được bạn bè và thầy cô quan tâm, chú ý….mọi người đều quan tâm và yêu thương mình…
Bước 3. Liệt kê các giải pháp có thể thực hiện với những thuận lợi và bất lợi trong mỗi giải pháp:
Các giải pháp từ phía cha mẹ và gia đình thì rất dễ thực hiện nhưng nó đòi hỏi bố mẹ cần có nhận thức tốt về tâm lí lứa tuổi con cái, hiểu con cái, bố trí thời gian cho gia đình và công việc thích hợp từ cha mẹ. Đối với các biện pháp khác thì cần có sự tự nỗ lực cố gắng từ bản thân học sinh, đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thay đổi hành vi của học sinh.
Bước 4: Đánh giá các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt ưu:
Các giải pháp đều có mỗi mặt lợi, hại của nó. Bởi vậy, giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này là sự phối hợp nhịp nhàng giữa cha mẹ và bản thân học sinh. Cha mẹ thay đổi nhận thức về học sinh, thương yêu học sinh, quan tâm học sinh hơn nữa, đối xử công bằng, học sinh cảm nhận tình thương và có những cố gắng thay đổi các hành vi trước kia.
Bước 5. Đưa ra những yêu cầu trợ giúp để giải quyết vấn đề đó:
Hướng thân chủ đến sự trợ giúp trong tiến trình thay đổi hành vi của mình qua sự giúp đỡ khác của gia đình, bạn bè xung quanh, giáo viên chủ nhiệm, các hoạt động giải trí…
Bước 6: Lượng giá kết quả thực hiện.
Các giải pháp được rà soát lại, nếu có sai sót hay chưa đầy đủ thì tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp.
III. Kết luận.
Việc thực hiện tư vấn tâm lý học đường là vấn đề hết sức quan trọng trong việc làm giảm học sinh cá biệt, giúp các em nhận thức đúng đắn về bản thân từ
đó các em sẽ vượt qua những khó khăn thách thức trong học tập, trong các mốiquan hệ, sống tốt sống có ích cho xã hội. Muốn thực hiện tốt tư vấn học đường không chỉ riêng tổ tư vấn mà là sự chung tay góp sức của cả hội đồng sư phạm mỗi thành viên là môt tư vấn viên. Việc tư vấn không phải một ngày, một bữa mà phải liên tục thường xuyên, mọi người phải làm việc với cái tâm vì tình thương và trách nhiệm. Phải biết tôn trọng học sinh và xem học sinh cá biệt là những nạn nhân cần được giúp đợ tận tình, phải lắng nghe những tâm tư nguyên vọng của các em, hướng các em tự giải quyết những khó khăn trong cuộc sống học tập, gia đình và các mối quan hệ khác môt cách khoa học và hoàn hảo. Thực hiên tư vấn tâm lý học đường tốt là góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, nhằm nâng cao chất lương giáo dục, hình thành cho học sinh
những kĩ năng học tập, kĩ năng sống và phát triển nhân cách toàn diện. Thực hiện tư vấn tâm lý học đường tốt là tạo môi trường sư phạm lành mạnh ở đó học sinh phát huy tính tích cực trong học tập rèn luyện đạo đức và mỗi thầy cô giáo được học sinh xem kính trọng như là người mẹ người cha.
Khuyến nghị:
Tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
Đối với ngành nên mở lớp tập huấn tư vấn tâm lý cho tất cả giáo viên không nên chỉ ưu tiên cho giáo viên chủ nhiệm.
Đối với cán bộ quản lý nên quan tâm nhiều hơn nữa về tư vấn tâm lý học đường Đối với giáo viên: Tăng cường vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh cá biệt.
Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng kiến thức tư vấn học đường thông qua tài liêu bồi dưỡng thường xuyên, trên báo, đài, mạng internet.
Thông qua nghiên cứu này tôi hi vọng góp phần giáo dục học sinh cá biệt trở thành những người công dân toàn diện góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục,