a) Thông tin về thân chủ:
Thông tin cá nhân: o Họ và tên: Đ.A.T o Giới tính: Nam
o Địa chỉ thường trú: Thôn Bến Đền, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
o Ngày tháng năm sinh: 25/8/2007. o Trình độ văn hóa: Lớp 7.
o Là con thứ mấy: Thứ nhất. o Nghề nghiệp: Học sinh THCS.
Vấn đề hiện tại (tình trạng vấn đề):
- Dấu hiệu khởi đầu: Học sinh nhút nhát trong giao tiếp.
- Các triệu chứng? Thời gian xuất hiện triệu chứng? Sự rối loạn?
Triệu chứng: ít nói chuyện với bạn bè trong lớp, hay cáu với em trai và bố, đôi khi còn quát mắng cả bố.
Thời gian xuất hiện và sự rối loạn: Khi vào học lớp 6, ít giao tiếp với bạn bè. Các bạn đánh cũng không phản ứng lại.
- Khả năng thích nghi với thực tế: rất kém.
- Nơi trợ giúp và kết quả (nếu có): Trước khi tham vấn tâm lý thân chủ chưa từng đi khám bác sĩ hay đi trung tâm nào khác.
- Tình hình hiện tại (biểu hiện ra bên ngoài): Quá trình đánh giá khám nghiệm tâm lí.
Theo như lời kể của mẹ thì thân chủ rất nhút nhát, ít chơi với các bạn trong lớp. Ở nhà hay cáu gắt với em trai và bố, đôi khi còn quát lại cả bố. Thân chủ nhận thức tốt mọi chuyện nhưng không nói ra. Khi mẹ quan tâm đến em trai thì thân chủ thường khó chịu. Khi thân chủ quyết định nói thì rất chắc chắn, thường nói những câu trống không.
Lịch sử vấn đề:
- Thông tin về con người thân chủ trong quá khứ: Theo lời của mẹ thì hồi nhỏ thân chủ hiền lành và ít giao tiếp với mọi người.
- Mối quan hệ của thân chủ với gia đình: Ở nhà hay cáu gắt với em trai và bố, đôi khi còn quát lại cả bố. Khi mẹ quan tâm đến em trai thì thân chủ thường khó chịu.
- Tiểu sử thân chủ trong quá trình phát triển tâm sinh lý (từ tình trạng mang thai, sau sinh và tâm lý sức khỏe của người mẹ; tình trạng sức khỏe, bệnh tật của thân chủ, thái độ của thân chủ đối với các thành viên trong gia đình, các sự kiện quan trọng xảy ra với thân chủ liên quan đến giao tiếp và công việc):
+) Thời kì mang thai: Mẹ khoẻ mạnh không có vấn đề gì bất thường ảnh hưởng đến thai nhi.
+) Quá trình sinh nở: Đẻ thường 3kg, đẻ ra có khóc. Trong thời gian này mối quan hệ vợ chồng bình thường. Là con đầu lại là con trai nên gia đình rất vui vẻ và hạnh phúc. Thân chủ có một người em trai đang học lớp 4. Thân chủ hay cáu gắt với em trai vô cớ và ghen tị khi mẹ quan tâm đến em trai hơn. Hồi nhỏ thân chủ rất hiền và ít nói. Gia đình thân chủ cho rằng điều đó là tốt vì con trai quậy phá thì không tốt. Khi vào học lớp 6 thân chủ ít giao tiếp với bạn bè. Các bạn đánh cũng không phản ứng lại. Khi mẹ thân chủ mang thai thì thời gian chủ yếu dành chăm sóc thai nhi và khi sinh thì chăm em bé vì nghĩ em bé nhỏ hơn.
Hoàn cảnh gia đình:
- Vị thế và hoàn cảnh kinh tế gia đình: Vị thế gia đình tốt, gia đình khá giả về kinh tế.
- Thông tin về các thành viên trong gia đình liên quan: có đầy đủ hai bên gia đình nội ngoại.
- Xu hướng dạy dỗ con cái của cha mẹ: bố mẹ đều bận rộn nên thiếu quan tâm chu đáo đến học sinh.
- Các sự kiện xảy ra trong gia đình có ảnh hưởng tới thân chủ và người thân: không có sự kiện đặc biệt nào trong gia đình ảnh hưởng tới học sinh.
Sức khỏe:
Tình trạng sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý hiện tại của thân chủ: về mặt thể chất thân chủ hoàn toàn khỏe mạnh, vè sức khỏe tâm lí: thân chủ đang gặp một số khó khăn trong giao tiếp và có các cảm xúc tiêu cực (hay cáu gắt với bố và em trai, nói trống không và quát lại cả bố).
Hoàn cảnh kinh tế cộng đồng :
Môi trường văn hóa nơi thân chủ sinh ra và lớn lên, nơi ở hiện tại: môi trường sống, sinh hoạt và học tập văn minh, lịch sự có văn hóa.
Nguồn hỗ trợ từ cộng đồng/chính sách xã hội mà thân chủ có thể được hưởng: không có.
b) Ấn tượng của nhà tham vấn: Là những quan tâm chung về thân chủ.
Từ quan sát trực tiếp (vãng gia, lưu ý liên quan đến vấn đề của thân chủ…). Từ kết quả thăm khám y khoa (đánh giá của y tế); từ kết quả đánh giá tâm lý (kết quả chẩn đoán ban đầu, qua các phương pháp như vẽ tranh, nặn đất, tâm kịch, sử dụng khay cát, trò chuyện … và kết quả trắc nghiệm…). Nhà tham vấn có ấn tượng về thân chủ là một đứa học sinh ngại giao tiếp, hay cáu gắt với bố và em trai, những điều mặc dù biết rõ nhưng vẫn không nói ra và khi đã nói ra một điều gì đó thì nói rất chắc chắn, hay nói trống không. Trong cuộc sống tại lớp học em rất ít giao tiếp với bạn bè. Em có những biểu hiên của sự thiếu tự tin vào bản thân.
c) L ê n kế hoạch giải quyết vấn đ ề:
+) Chẩn đoán: Những khả năng và hạn chế của thân chủ (các đặc điểm tâm lý và tác động ngoại cảnh ảnh hưởng tới thân chủ...). Về khả năng thì nhận thấy đây là một đứa học sinh khá thông minh, nhận thức vấn đề rất tốt. Về hạn chế: em còn thiếu tự tin, nhút nhát, ngại giao tiếp.
+) Kế hoạch giải quyết: Tác động như thế nào tới thân chủ, phương pháp tác động, thời gian dự đoán. Tác động trên 3 bình diện: nhận thức- xúc cảm- hành vi. Phương pháp tác động là giải thích, động viên, khích lệ. Thời gian tác động trong vòng 6 tháng hoặc có thể hơn.
Trò chơi là một loại hình hoạt động quen thuộc và yêu thích của học sinh. Với số vốn ngôn ngữ còn hạn chế nên học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi lắp ghép, kết hợp thành câu để thể hiện suy nghĩ hay ý tưởng của mình. Đặc biệt, với những học sinh có vấn đề về tâm lý thì nhà tham vấn sẽ gặp nhiều khó khăn
thông qua việc hỏi học sinh để tìm kiếm thông tin. Trong khi đó, thông qua trò chơi, học sinh có thể bộc lộ tình trạng của mình, những khả năng, những mong muốn, niềm khát khao…. và nhà tham vấn có thể thông qua quá trình chơi và kết quả của trò chơi để hiểu nhiều hơn về thế giới nội tâm của học sinh. Trong suốt quá trình quan sát học sinh chơi, nhà tham vấn có thể dạy học sinh cách chia sẻ, cách liên hệ với người xung quanh, giúp học sinh sống hoà đồng và có những cách thức ứng xử phù hợp. Tuỳ từng lứa tuổi và sở thích của học sinh, nhà tham vấn có thể sử dụng một hoặc kết hợp các trò chơi dưới đây:
Trò chơi đóng vai: Tuỳ từng độ tuổi, học sinh có thể chơi đóng vai như với búp bê, hoặc với một hoặc nhiều người. Từ sự quan sát những sự việc hàng ngày, học sinh có thể bộc lộ những suy nghĩ, tính cách và những cảm nhận của mình thông qua trò chơi, đặc biệt là khả năng ứng phó trước những tình huống mà trong trò chơi đặt ra.
Các trò chơi khác: Nhà trị liệu có thể sử dụng những trò chơi mang tính chất là hoạt động tĩnh hoặc hoạt động vận động. Thông qua mỗi trò chơi, học sinh đều có thể bộc lộ những suy nghĩ và những cảm nhận của mình.
Cha mẹ, giáo viên, và nhà tham vấn cần ngồi với nhau, trở thành đối tác trong việc giúp học sinh em phát triển theo một hướng tích cực và lành mạnh. Sự tham gia của gia đình luôn là một thành phần thiết yếu trong tham vấn.
Lắng nghe dường như luôn có tác dụng rất tốt với học sinh con. Nếu cảm thấy mình đang có người để chia sẻ, học sinh sẽ không còn cáu giận vô cớ nữa. Người lớn nên chịu khó tâm sự với con mình và giúp con giải tỏa những khúc mắc cá nhân. Đây là cách tốt nhất để dạy học sinh học cách điều hòa cảm xúc.
+) Đánh giá kết quả, những thay đổi, theo dõi: sau 6 tháng tiến hành tham vấn nhà tham vấn nhận thấy những thay đổi đáng kể như: đã bớt cáu giận với bố và em, các hành động quát lại bố giảm dần, ít nói trống không hơn, học sinh dần chơi hòa đồng với bạn bè xung quanh…
Hoạt động tham vấn tạo kết quả cho thân chủ như : sau thời gian làm việc với nhà thân chủ, thân chủ đã nhìn nhận vấn đề của mình đang gặp phải một cách rõ ràng hơn. Họ có thể đưa ra cho mình một quyết định hoặc một kế hoạch cụ thể. +) Thân chủ đã cho rằng mình trở nên tự chủ và tự tin hơn về bản thân và quyết định của mình. Cũng đã hiểu, chấp nhận con người mình, những người xung quanh một cách tốt hơn. Nhất là giúp cho thân chủ cảm thấy yêu đời hơn, thấy có khả năng đương đầu tốt hơn với những vấn đề của cuộc sống một cách thích đáng và dễ chịu. Thân chủ thấy cuộc sống của mình được cải thiện một cách rõ rệt sau thời gian được tham vấn tâm lý một cách hợp lý và chuyên nghiệp.
+) Bản tổng kết đánh giá toàn bộ quá trình tham vấn, những kiến nghị dự phòng; thời gian gặp lại... Sau một thời gian tham vấn có thể rút ra các kiến nghị như: cha mẹ cần quan tâm đến học sinh nhiều hơn nữa, tạo cho học sinh môi trường hoạt động thoải mái trong khuôn mẫu để tăng khả năng giao tiếp cho học sinh, cha mẹ nên là tấm gương cho con noi theo…. Sau khi kết thúc tham vấn, sẽ gặp lại vào 5 tháng tiếp theo để kiểm tra kết quả đã thực hiện được.