Ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, được thể hiện ở Bảng 4.1.
GIÁ THỂ
GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
Kéo tơ Đầu đinhghim Nút nhỏ Nút lớn Hình trứng chuôngHình NT1: 100%
rơm Ngày 3 Ngày 8 Ngày 9
Sau 12 tiếng ngày 9
Ngày 10 Sau 12 tiếng,ngày 10
NT2: 50% rơm + 50% mùn cưa
Ngày 4 Ngày 9 Ngày 10 Sau 12tiếng ngày 10
Ngày 11 Sau 12 tiếng, ngày 11
NT3: 100%
mùn cưa Ngày 8 Ngày 13 Ngày 14
Sau 12 tiếng
ngày 14 Ngày 15
Sau 12 tiếng, ngày 15
Thời gian: tính từ khi cấy meo giống vào giá thể
Dựa vào bảng 4.1 cho thấy thời gian các thời điểm sinh trưởng của nấm có sự khác nhau về số ngày qua từng giá thể khác nhau.
Giá thể 100% rơm có tốc độ phát triển nhanh nhất, đến ngày 3 thì tơ bắt đầu xuất hiện trên giá thể, tơ kéo dài đến ngày 8 thì xuất hiện đầu đinh ghim, đến ngày 9 thì có nút nhỏ, sau 12 tiếng ngày thứ 9 bắt đầu xuất hiện nút lớn, qua ngày thứ 10 hình thành hình trứng, sau 12 tiếng phát triển thành chuông và có thể thu hoạch.
Hình 4.1: Xuất hiện tơ ở ngày thứ 4.
Đối với Giá thể 100% mùn cưa, thì thời điểm sinh trưởng chậm nhất, thời gian xuất hiện tơ là ngày 8, đến ngày 13 có đầu đinh ghim xuất hiện kéo dài một ngày sau có nút nhỏ phát triển trong ngày 14, sau 12 tiếng sau nút lớn cũng hình thành, ngày thứ 15 có sự hiện diện hình trứng và 12 tiếng sau có hình chuông và thu hoạch.
Với giá thể 50% mùn cưa + 50% rơm thời điểm sinh trưởng ổn định nhất, ngày 4 bắt đầu xuất hiện tơ đều trên giá thể, ngày 9 đầu đinh ghim có đều trên giá thể sau 24 giờ có những nút nhỏ rãi đều trên giá thể, 12 giờ sau nút lớn hình thành, hình trứng hình thành sau 24 giờ sau, 12 giờ sau có nấm hình chuông và thu hoạch.
Theo bảng trên cho ta thấy ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, về thời gian hình thành sợi tơ cũng như các giai đoạn khác nhau của nấm rơm.