Quy trình chăm sóc nấm bào ngư

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư xám và thử nghiệm trồng nấm rơm trên phôi bào ngư xám sau thu hoạch (Trang 27)

Quy trình chăm sóc bào ngư trong nhà nấm được thể hiện qua quy trình như sau :

Chuẩn bị nhà trồng nấm

Nhập phôi và treo phôi

Chăm sóc phôi nấm

Thu hoạch

Sơ chế, bảo quản

3.3.1.1 Chuẩn bị nhà nấm

Nhà nấm được xây bằng cây hoặc sắt, mái lợp lá, xung quanh nhà có bao lưới cước để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng.

Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, nền thường làm bằng đất cát dễ thoát nước và giữ được độ ẩm tốt.

Trước khi nhập phôi vào trại nấm thì phải khử trùng nền trại bằng vôi bột (40kg/100m2, và dùng chclorine 200ppm phun vào vách nhà lưới để tiêu diệt các côn trùng có hại như nấm mốc xanh, mốc cam, ruồi giấm,…)

3.3.1.2 Nhập và treo phôi

Phôi nhập về phải còn nguyên vẹn, kiểm tra phôi không bị hư, không gãy, không nhiễm nấm mốc cam, mốc xanh, không bị dòi, tơ phát triển tốt không bị khô phôi, treo phôi bằng dây bẹ mỗi dây treo 10 bịch phôi, phải ngay ngắn theo hàng và mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi dãy chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.

Hình 3.1: Cách treo phôi trên dây.

3.3.1.3 Chăm sóc phôi nấm

Túi phôi từ khi cấy meo giống vào đến khi kéo tơ trắng hoàn toàn khoảng 45 ngày, tháo bông gòn ra và đậy nắp lại liền, để tầm 10 ngày thì mở nắp (kích lạnh trước một ngày), sau 4 ngày sau thu hoạch.

+ Tưới nước nền : tùy theo thời tiết mà phân bổ hợp lý, nếu trời nắng gắt thì ta tưới khoảng 4 lần mỗi ngày, còn trời mát hoặc mưa thì tưới 1 – 2 lần, để đảm bảo độ ẩm.

+ Kích lạnh : sau khi lấy gốc xong đóng nắp lại sau đó để từ 6 – 8 ngày kích lạnh nấm, dùng nước tưới đều lên phía sau phôi nấm, cho phôi nấm ướt đều, trong khoảng 10 phút.

+ Tưới phun sương : mỗi ngày phun sương 8 lần, mỗi lần phun là một phút, nếu mưa thì ta giảm số lần nếu độ ẩm cao thì không phun…

+ Độ ẩm : ta luôn duy trì độ ẩm trong nhà nấm cao, từ 70 – 90%, nếu độ ẩm xuống dưới 65%, phải tăng số lần tưới nước nền và phun sương, độ ẩm cao thì giảm số lần tưới.

+ Vệ sinh gốc nấm: sau khi thu hoạch, tiến hành lấy gốc nấm dư còn lại trong bịch phôi, dùng cán muỗng (đã khử trùng bằng cồn 700) lấy sạch

phần gốc dư ra hết, nếu không lấy hết thì những phần gốc dư còn sót lại sẽ bị hư, thối làm túi phôi không ra nấm đợt tiếp theo.

3.3.1.4 Thu hoạch

Sau mở nắp 4 ngày, tai nấm phát triển đạt yêu cầu thì tiến hành thu hoạch nấm, chỉ thu hoạch những tai nấm to có đường kính từ 5cm trở lên, ria mép ngoài nấm phải thẳng, độ dày vừa phải không quá mỏng (nấm già) cũng không quá dày (nấm non, không đạt năng suất).

Hình 3.2: Thu hoạch nấm bào ngư.

3.3.1.5 Sơ chế bảo quản.

Nấm sau khi thu hoach xong, đem nấm vào phòng sơ chế, tiến hành sơ chế và bảo quản.

Sơ chế: Dùng kéo cắt bỏ gốc nấm dính bụi, đất cát, mùn cưa, tai nấm hư, bị vàng gốc...Nấm được đóng gói 0,5kg hoặc 1kg (tùy theo yêu cầu của khách hàng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo quản: Nấm bảo quản trong tủ mát tủ lạnh hoặc trong phòng máy lạnh, giữ nhiệt độ ổn định từ 5 – 70C có thể giữ được 6 – 7 ngày.

Hình 3.3: Sinh viên cắt gốc và cân kí bỏ vào túi nilon

3.3.2 Phương pháp trồng nấm rơm

Thí nghiệm được bố trí ngẩu nhiên hoàn toàn ( RCD), gồm 3 nghiệm thức và 4 lần lăp lại.

Hình 3.4: Nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên.

+ Nghiệm thức 1 : 100% mùn cưa thải, cho mùn cưa thải vào sọt, cứ 1 lớp mùn cưa dày 10cm thì cho 1 lớp meo giống (cấy thành 8 điểm đồng tâm, cách thành sọt 3cm). Tiếp tục cho lớp mùn cưa dày 10cm lặp lai thao tác đến đầy sọt.

+ Nghiệm thức 2 : 50% mùn cưa và 50% rơm, mùn cưa và rơm ( rơm đã băm nhỏ) trộn đều, cho vào sọt, cứ 1 lớp mùn cưa trộn rơm dày 10cm thì rải 1

lớp meo nấm rơm (cấy thành 8 điểm đồng tâm, cách thành sọt 3cm). Tiếp tục cho mùn cưa trộn rơm 1 lớp dày 10cm, lặp lại thao tác đến đầy sọt.

Hình 3.5: Sọt rơm và mùn cưa trộn đều 50%.

+ Nghiệm thức 3 : 100% rơm, sau khi ủ rơm đạt độ ẩm (cuộn cộng rơm sợi thấy chảy nước là đủ độ ẩm). Cuộn tròn nhỏ, nén chặt vừa tay cho vào sọt, cứ cách 10cm thì cho 1 lớp meo giống (cấy thành 8 điểm đồng tâm, cách thành sọt 3cm). Tiếp tục cho rơm vào dày 10cm, lặp lại đến khi đầy sọt.

Hình 3.6: Sọt 100% rơm.

Lưu ý : tất cả nghiệm thức đều được phủ 1 lớp rơm mỏng lên bề mặt để giử ẩm, chống nắng và duy trì nhiệt độ trong 37 – 380C .

Các chỉ tiêu theo dõi

 Các mốc thời điểm sinh trưởng, phát triển của nấm: + Thời gian kéo tơ

 Thời điểm hình đinh ghim (Pinhead stage)

 Thời điểm hình nút nhỏ (Tiny button stage)

 Thời điểm hình nút lớn (Button stage)

 Thời điểm hình trứng (Egg stage)

 Thời điểm hình chuông (Elogation stage)

 Số lượng quả thể (cái): đếm tất cả các quả thể của mỗi loại giá thể.

 So sánh năng suất (tổng trọng lượng nấm): cân trộng lượng tất cả các quả thể thu hái được của mỗi loại giá thể.

 Trọng lượng trung bình của một quả thể ở mỗi loại giá thể.

 Tính hiệu suất sinh học BE ( %):

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ 4.1 Quy trình trông nấm bào ngư xám.

Sau 8 tuần thực tập ở Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp Hải Âu. ( Ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, Châu Thành, Hậu Giang ) thu được kết quả:

Quy trình trồng nấm bào ngư xám trong nhà:

Vệ sinh trại  nhập phôi  treo phôi  chăm sóc  thu hoạchsơ chế và bảo quản.

Chăm sóc phôi nấm trong nhà :

Kích lạnh  Mở nắp Tưới nước nền  phun sương  thu hoạch 

vệ sinh gốc  đóng nắp  xử lý phôi nhiễm (loại bỏ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2 Kết quả thử nghiệm trồng nấm rơm trên phôi thải nấm bào ngư xám

4.2.1 Thời gian sinh trưởng của nấm rơm ở từng loại giá thể

Ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, được thể hiện ở Bảng 4.1.

GIÁ THỂ

GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

Kéo tơ Đầu đinhghim Nút nhỏ Nút lớn Hình trứng chuôngHình NT1: 100%

rơm Ngày 3 Ngày 8 Ngày 9

Sau 12 tiếng ngày 9

Ngày 10 Sau 12 tiếng,ngày 10

NT2: 50% rơm + 50% mùn cưa

Ngày 4 Ngày 9 Ngày 10 Sau 12tiếng ngày 10

Ngày 11 Sau 12 tiếng, ngày 11

NT3: 100%

mùn cưa Ngày 8 Ngày 13 Ngày 14

Sau 12 tiếng

ngày 14 Ngày 15

Sau 12 tiếng, ngày 15

 Thời gian: tính từ khi cấy meo giống vào giá thể

Dựa vào bảng 4.1 cho thấy thời gian các thời điểm sinh trưởng của nấm có sự khác nhau về số ngày qua từng giá thể khác nhau.

Giá thể 100% rơm có tốc độ phát triển nhanh nhất, đến ngày 3 thì tơ bắt đầu xuất hiện trên giá thể, tơ kéo dài đến ngày 8 thì xuất hiện đầu đinh ghim, đến ngày 9 thì có nút nhỏ, sau 12 tiếng ngày thứ 9 bắt đầu xuất hiện nút lớn, qua ngày thứ 10 hình thành hình trứng, sau 12 tiếng phát triển thành chuông và có thể thu hoạch.

Hình 4.1: Xuất hiện tơ ở ngày thứ 4.

Đối với Giá thể 100% mùn cưa, thì thời điểm sinh trưởng chậm nhất, thời gian xuất hiện tơ là ngày 8, đến ngày 13 có đầu đinh ghim xuất hiện kéo dài một ngày sau có nút nhỏ phát triển trong ngày 14, sau 12 tiếng sau nút lớn cũng hình thành, ngày thứ 15 có sự hiện diện hình trứng và 12 tiếng sau có hình chuông và thu hoạch.

Với giá thể 50% mùn cưa + 50% rơm thời điểm sinh trưởng ổn định nhất, ngày 4 bắt đầu xuất hiện tơ đều trên giá thể, ngày 9 đầu đinh ghim có đều trên giá thể sau 24 giờ có những nút nhỏ rãi đều trên giá thể, 12 giờ sau nút lớn hình thành, hình trứng hình thành sau 24 giờ sau, 12 giờ sau có nấm hình chuông và thu hoạch.

Theo bảng trên cho ta thấy ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, về thời gian hình thành sợi tơ cũng như các giai đoạn khác nhau của nấm rơm.

4.2.2 Năng suất nấm rơm ở từng loại giá thể

Ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có năng suất cũng khác nhau, được thể hiện ở Bảng 4.2.

Giá thể Số lượng quả

thể/giá thể Năng suất nấm (gram)/giá thể Trọng lượng trung bình 1 quả thể (gram)/giá thể Hiệu suất sinh học BE (%) NT1 (100% rơm) 132 803,11 6,08 4,02% NT2 (50% rơm + 50% mùn cưa) 196 2025,18 10,33 6.75% NT3 (100% mùn cưa) 179 1309,84 7,32 4.37%

Bảng 4.2: Năng suất nấm tươi ở mỗi loại giá thể

Qua bảng số liệu cho thấy có sự khác biệt về năng suất nấm tươi giữa các loại giá thể có sự chênh lệch về số lượng qủa thể cũng như về trọng lượng trung bình mỗi quả thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào Bảng 2 cho thấy, NT2 (50% mùn cưa + 50% rơm) đạt số lượng quả thể cao nhất (196 quả thể), năng suất nấm cao nhất (đạt 2025,18g), gấp 2.5 lần năng suất nấm ở NT1 (803,11g) và gấp 1.5 lần năng suất nấm ở NT3 (1309,84g). .Và NT1 cũng có trọng lượng trung bình 1 quả thể nặng nhất (10,33g) trong 3 nghiệm thức, gấp 1.7 lần NT1 và nặng gấp 1,4 lần NT3.

Đối với giá thể 100% rơm, đạt năng suất thấp nhất trong 3 nghiệm thức, trọng lượng trung bình mỗi quả thể chỉ đạt 6,08g.

Dựa vào hiệu suất sinh học qua bảng 2 cho thấy năng suất ở mỗi giá thể có sự khác biệt, trong đó NT2 có hiệu suất sinh học cao nhất (6,75%), tiếp đến là NT3 (4,37%) và thấp nhất là NT1 (4,02%).

Về hình dáng cảm quan của quả thể, ở NT2 cho quả thể nấm to nhất, thịt chắc.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 5.1 Quy trình chăm sóc nấm bào ngư xám

Sau khi thực tập về quy trình chăm sóc nấm bào ngư xám trong nhà có thể đưa ra kết luận như sau:

 Biết được các quy trình chăm sóc nấm bào ngư xám trong nhà, cách xử lý các phôi nấm bị nhiễm, về kỹ thuật vệ sinh trại cũng như tưới nước nền, phun sương và kính lạnh.

 Biết được thời gian sinh trưởng phát triển phôi nấm bào ngư xám, thời gian tạo quả thể, thời gian thu hoạch và cách sơ chế và bảo quản.

5.2 Thử nghiệm trồng nấm rơm trên phôi thải nấm bào ngư sau thuhoạch hoạch

Sau khi trồng thử nghiệm nấm rơm trên giá thể là phôi thải nấm bào ngư xám và rơm, có thể đưa ra các kết luận như sau:

 Sợi tơ nấm rơm phát triển rất tốt trên các nghiệm thức, nhưng thời gian không đồng nhất với nhau, hệ tơ phát triển sớm và nhanh nhất trên NT1 (giá thể 100% rơm) chỉ 3 ngày sau khi cấy meo giống.

 Khảo sát được ở NT2 (giá thể 50% rơm + 50% mùn cưa) cho năng suất cao nhất, đạt 6,75% (196 quả thể, tổng trọng lượng 2025,18g). Quả thể nấm rơm tăng trưởng nhanh và nhiều, trọng lượng quả thể tương đối lớn, quả thể lớn nhất lên đến 30.89g

 Có thể tận dụng nguồn nguyên liệu phôi thải nấm bào ngư xám để làm giá thể trồng nấm rơm, giúp giảm chi phí sản xuất và gia tăng nguồn thu nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lân Dũng (2008), Công nghệ nuôi trồng nấm, Nxb Nông Nghiệp.

2. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm,Nxb Nông Nghiệp

3. Phạm Thị Phương Thảo. 2004. Điều tra khảo sát hiện trạng kỹ thuật canh tác nấm rơm tại Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ.

4. Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Thành, 2005. Giáo trình môn Nấm học. Cần Thơ.

5. Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam số 1 năm 2018.

http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn .

6. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nxb Nông Nghiệp.

7. Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Thành, 2005. Giáo trình môn Nấm học. Cần Thơ.

8. Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002). Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu.

9. Nguyễn Văn Phước, 2017. Tập bài giảng Nấm học. Trường Đại học Kiên Giang.

10. Ngô Thị Thanh Trúc, 2017. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea ) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

11. Châu Thị Chấp Ngãnh, 2010. Khảo sát một số cơ chất trồng nấm bào ngư trắng. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ Sinh học, viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.

12. Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy và Nguyễn Thị Ngọc Minh Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

PHỤ LỤC

Bảng 1 : Số liệu về các chỉ tiêu năng suất của nấm rơm STT

NT1: 100% rơm NT2: 50% rơm + 50%mùn cưa NT3: 100% mùn cưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 1 ngày 2 ngày

3 1 6,12 12,99 12,24 24,43 26,60 25,13 19,77 13,82 12,48 2 4,48 7,08 16,21 18,19 18,24 20,97 13,96 7,35 23,55 3 4,11 12,82 11,98 10,53 30,89 20,79 29,71 5,94 18,98 4 7,89 4,74 16,98 4,98 19,35 16,99 14,68 9,44 10,48 5 5,46 3,98 16,12 7,22 14,19 11,75 22,43 9,11 19,20 6 2,66 3,16 9,86 12,95 4,55 15,18 8,48 5,62 11,71 7 6,22 2,32 8,16 4,92 10,29 15,58 9,13 7,62 14,79 8 5,24 8,36 10,56 7,22 12,96 9,58 4,75 3,86 24,02 9 4,35 4,88 9,17 21,41 7,44 12,58 20,33 10,45 20,93 10 4,99 8,36 9,48 20,32 10,42 11,17 18,76 7,28 18,45 11 7,19 3,28 10,77 7,40 4,60 6,35 4,78 10,93 8,11 12 4,16 13,23 12,19 18,08 9,76 4,83 7,31 9,42 6,19 13 3,40 10,93 3,06 9,77 4,43 11,14 11,67 4,33 9,71 14 1,38 9,78 7,95 9,94 7,33 23,13 4,81 4,54 4,74 15 5,12 1,02 4,22 8,69 8,30 10,34 6,04 4,99 7,49 16 5,89 2,66 9,94 7,51 5,68 17,20 6,88 4,62 7,91 17 2,42 11,00 4,04 14,23 2,92 11,07 4,22 19,04 6,14 18 1,11 7,66 8,56 7,30 11,20 12,09 6,68 6,53 2,39 19 10,13 8,96 8,95 11,38 9,91 18,50 10,99 4,65 5,33 20 1,96 6,65 7,65 7,00 3,32 9,24 6,36 4,76 4,38 21 1,96 6,91 7,00 5,51 8,68 7,74 6,36 6,27 3,57 22 6,32 8,09 7,50 3,60 4,29 19,21 5,63 9,09 6,58 23 3,92 5,67 6,61 13,81 6,53 20,21 4,74 4,91 8,20 24 3,70 8,09 5,24 7,13 19,09 20,29 2,86 9,08 4,22 25 5,60 5,67 4,32 13,68 7,87 10,29 4,28 2,37 3,16 26 4,35 3,87 5,32 13,34 8,29 10,02 2,67 4,26 4,73 27 2,65 5,26 4,53 5,72 9,66 10,76 3,28 3,71 6,92 28 2,95 3,82 3,27 30,87 6,09 10,76 3,51 7,94 7,22 29 3,28 2,18 3,48 6,09 9,18 9,33 3,45 5,38 5,25 30 3,91 3,35 2,69 8,07 9,90 14,63 4,18 9,34 9,94 31 7,49 3,66 5,76 13,48 7,16 6,73 13,49 9,55 4,66 32 7,10 6,90 7,52 9,87 9,86 12,21 3,06 5,06 4,35 33 3,57 6,35 4,64 8,36 15,85 15,05 2,34 7,72 4,84 34 5,01 5,14 7,64 8,02 13,89 7,21 4,00 4,07 4,10 35 3,17 7,68 7,64 4,00 6,86 14,63 7,19 8,94 3,90 36 4,62 3,15 7,54 8,50 14,94 4,71 3,92 5,42 5,18 37 3,54 3,14 6,02 3,61 4,35 7,35 3,61 11,48 6,89 38 2,91 2,11 5,57 9,93 15,00 6,88 3,71 5,75 3,26 39 10,10 3,02 7,20 8,42 6,72 19,09 2,13 9,55 4,45

41 4,64 3,99 4,49 4,26 10,06 8,42 3,65 10,06 3,16 42 7,34 4,20 3,35 4,74 3,41 8,15 4,65 5,06 3,45 43 0,00 3,85 7,04 4,41 9,68 8,82 3,65 4,50 4,12 44 0,00 4,12 0,00 6,18 10,35 12,12 5,25 10,59 5,12 45 0,00 5,26 0,00 4,47 2,42 9,75 6,00 4,00 6,32 46 0,00 9,02 0,00 7,21 6,77 19,14 3,77 4,16 4,15 47 0,00 9,78 0,00 4,53 7,00 14,81 4,18 3,14 9,12 48 0,00 0,00 0,00 4,52 6,12 10,82 3,52 4,12 7,36 49 0,00 0,00 0,00 3,17 7,62 16,51 3,71 3,30 4,56 50 0,00 0,00 0,00 3,85 4,18 19,03 7,54 4,54 9,15 51 0,00 0,00 0,00 15,90 6,50 10,12 3,15 8,40 7,33 52 0,00 0,00 0,00 11,19 7,52 11,80 4,77 5,91 5,12 53 0,00 0,00 0,00 9,18 12,34 6,68 4,30 5,63 16,20 54 0,00 0,00 0,00 10,17 10,40 11,95 2,83 7,55 11,23 55 0,00 0,00 0,00 16,38 14,92 8,46 6,60 5,76 15,40 56 0,00 0,00 0,00 24,87 12,49 7,51 2,66 6,42 16,30 57 0,00 0,00 0,00 11,92 10,47 5,82 8,68 8,12 0,00 58 0,00 0,00 0,00 4,68 15,87 8,03 3,18 8,21 0,00 59 0,00 0,00 0,00 4,12 7,66 12,68 0,00 8,66 0,00

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư xám và thử nghiệm trồng nấm rơm trên phôi bào ngư xám sau thu hoạch (Trang 27)