Các giải pháp hạn chế tác động của BĐKH trong xây dựng GTNT

Một phần của tài liệu Nhận diện một số vấn đề từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 29 - 30)

Do điều kiện địa lý, khu vực ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho vùng đặc biệt là hệ thống giao thông gặp nhiều khó khăn, công trình đòi hỏi kiên cố, chịu được phá hoại của môi trường dẫn đến suất đầu tư cao hơn so với các vùng khác. Việc nghiên cứu khoa học, công nghệ cũng như áp dụng các tiêu chí riêng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của ĐBSCL là rất cần thiết. Bộ GTVT đang thực hiện dự án Đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Lramp) do WB tài trợ trong đó có hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu về Xây dựng hướng dẫn giải pháp

56

thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi chưa có được kết quả tối ưu để thích ứng với BĐKH thì việc sử dụng các giải pháp mang tính truyền thống được Bộ GTVT khuyến khích áp dụng cho ĐBSCL:

- Phát triển GTNT phải thực hiện theo chiến lược và quy hoạch: Quy hoạch giao thông phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác, đặc biệt là quy hoạch thoát lũ.

- Về kinh phí đầu tư cho GTNT: Phải huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như: Vốn từ Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tư, lao động,... để đầu tư phát triển GTNT. Ngoài đầu tư xây dựng mới cần phải quan tâm dành kinh phí cho bảo trì.

- Áp dụng khoa học, công nghệ: Ưu tiên sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng phát triển GTNT. Đặc biệt cần nghiên cứu chống sói lở, sụt trượt để đảm bảo an toàn khi phải sống chung với lũ.

- Có cơ chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển GTNT: Cần xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà thầu nhỏ, tư nhân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì GTNTvà cung cấp các dịch vụ khu vực nông thôn.

- Tổ chức, nâng cao dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển của vùng nông thôn: Đối với vùng ĐBSCL cần kết hợp chặt chẽ các loại hình vận tải thủy, bộ để giảm tải cho hệ thống đường bộ và việc xây dựng cầu đường bộ cũng phải đảm bảo thông thuyền không ảnh hưởng tới giao thông thủy.

Một phần của tài liệu Nhận diện một số vấn đề từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)