7. Kết cấu của đề tài
2.3. Tác động, hiệu quả của truyền thông về hát Xoan
2.3.1. Trước hát Xoan được công nhận là DSVHPVTCNL
Báo Phú Thọ là đơn vị dẫn đầu trong việc đăng tải các thông tin về hát Xoan. Báo Phú Thọ đã đăng tải các thông tin về 10 câu lạc bộ hát Xoan. “Các CLB Hát Xoan và dân ca Phú Thọ được công nhận đợt này gồm: CLB của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Việt Trì, CLB phường Gia Cẩm, phường Nông Trang (thành phố Việt Trì), CLB xã Tây Cốc (Đoan Hùng), xã Đào Xá (Thanh Thủy), thị trấn Hùng Sơn (Lâm Thao), làng Hữu Bồ (xã Kinh Kệ, Lâm Thao) và các CLB của trường Đại học Hùng Vương, trường trung học Văn hóa nghệ thuật tỉnh, Hội văn học thành phố Việt Trì.” (Vĩnh Hà,
Công nhận 10 CLB “Hát Xoan và dân ca Phú Thọ”, Phú Thọ, số 2596, ngày 21/9/2010). Điều này cho thấy sự phát triển lớn mạnh của các CLB hát Xoan ở Phú Thọ.
Báo Phú Thọ cũng có nội dung đăng thông tin cụ thể về hoạt động của CLB hát Xoan xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh. “CLB hát xoan xã Phú Lộc – huyện Phù Ninh vừa được công nhận CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ cấp tỉnh… Tại buổi lễ, các thành viên trong CLB hát Xoan Phú Lộc đã biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc như: hát xen kẽ, hát đối đáp, đồng ca kết hợp với đơn ca, hát kèm với múa, hát kèm với trò chơi…” (Quang Thái,
CLB hát xoan xã Phú Lộc đƣợc công nhận CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ cấp tỉnh, Phú Thọ, ngày 14/12/2010). Qua đó, độc giả đã nắm bắt đƣợc tình hình chung về nội dung tham gia hát Xoan của các thành viên trong CLB hát Xoan ở xã Phú Lộc. Độc giả có thể biết đƣợc thông tin hoạt động của các CLB hát Xoan ở khắp nơi trên tỉnh Phú Thọ.
Bên cạnh đó, báo Phú Thọ cũng đƣa tin về 62 học viên đƣợc cấp chứng nhận học hát Xoan và dân ca Phú Thọ. Đây là sự ghi nhận thành tích của các học viên qua quá trình tham gia học tập hát Xoan. “Trong thời gian 9 ngày (từ 21 đến 29/12) 68 học viên đã được các nghệ nhân truyền dạy hướng dẫn luyện tập và hoạt động thực tiễn với các nội dung: Giới thiệu nội dung hát Xoan cổ và nghệ thuật trình diễn hát Xoan; học hát và trình diễn hát Xoan cổ; học đệm trống; xem chương trình diễn của đoàn nghệ thuật chèo Phú Thọ.”
(Huy Thắng, 62 học viên đƣợc cấp chứng nhận học hát Xoan và dân ca Phú Thọ, Phú Thọ, số 2668, ngày 30/12/2010)
Báo Phú Thọ cũng đăng các tin có nội dung về khảo sát về hiện trạng hát Xoan. Nó đƣợc làm tƣ liệu để xây dựng hồ sơ di sản văn hóa để trình UNESCO công nhận hát Xoan là DSPVTCNL. Đồng thời đó cũng là cơ sở để góp phần khôi phục, bảo tồn hát Xoan. “Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ di sản
văn hóa đã tiến hành điều tra khảo sát tại 8 huyện, thành phố có hát Xoan đó là: Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Đoan Hùng và Sông Lô (Phú Thọ), Lập Thạch, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Kết quả điều tra cho thấy hát Xoan có tại 18 xã và 30 cửa đình của cả hai tỉnh trong đó Phú Thọ 15 xã và 26 cửa đình. Nghệ nhân hát Xoan hiện nay có 69 người, trong đó có lớp nghệ nhân nắm giữ thực hành di sản từ trước năm 1945 là 31 người, còn lại là lớp nghệ nhân kế cận đã chứng kiến hát Xoan và ghi nhớ, truyền dạy cho các thế hệ sau.” (Lê Thƣơng, Đánh giá kết quả công tác kiểm kê hát Xoan Phú Thọ, Phú Thọ, số 2453, ngày 1/3/2010)
Báo chí cũng tập trung phản ánh những thông tin mang tính ấn tƣợng, giàu cảm xúc về hát Xoan. Đọc những bài báo mang đậm cảm xúc cá nhân khiến ngƣời đọc dễ dàng cảm nhận đƣợc diễn biến, sự việc, con ngƣời trong hát Xoan. Công chúng cũng dễ có cảm tình yêu mến dân ca hát Xoan hơn.“Ông trùm phường Xoan cùng 4 cô đào hát đang mở màn điệu hát chào vua, mời thần linh về hưởng lễ và nghe hát thờ. Nhạc cụ không có gì đặc biệt, chỉ có tiếng trống và tiếng phách gõ nhịp. Bốn đào hát tiến từ cửa đình múa những động tác đơn giản nhưng vô cùng thiêng liêng tiến về phía ban thờ. Ông trùm phường xướng những câu hát nghe sởn da gà và cầm những nén hương cháy đỏ múa một hồi rồi cắm hương lên ban thờ….”
(Xuân Thu, Ấn tƣợng về một đêm hát Xoan đất Tổ, Phú Thọ, số 2424, ngày 20/1/2010)
Cùng trong dòng cảm xúc này, tác giả Xuân Ngọc lại tập trung miêu tả về không gian, địa điểm của đêm hát Xoan. “Đêm hát Xoan thực sự là những đêm hội làng náo nức. Tại sân đình, già trẻ gái trai đều có mặt và người hàng tổng, hàng huyện cũng đến dự. Hàng quán bày ra, đèn đuốc nhấp nháy mọi chỗ, tiếng cười nói ồn ào. Khói hương, ánh lửa đèn và hơi trầu cay làm đậm thêm không khí hội hè đình đám.” (Xuân Ngọc, Nhớ về đêm Xoan ấy, Phú
Thọ, số 6295, ngày 8/5/2010) Một sự náo nức, vui tƣơi, giàu yếu tố tâm linh, cộng đồng đƣợc bày ra trƣớc mắt độc giả. Không gian hát Xoan đƣợc tác giả miêu tả sống động, chân thực khiến ngƣời đọc hình dung đƣợc diễn tiến của sự kiện. Từ đó hình thành nên thái độ gần gũi, yêu mến hát Xoan.
Năm 2010 là thời điểm quan trọng trong quá trình vận động hành lang cho hồ sơ hát Xoan ứng cử vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thế nên số lƣợng bài viết mang tính thống kê, học thuật cao về loại hình dân ca này đã đƣợc các báo tập trung phản ánh.
Với sự chỉ đạo xát sao của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội thảo về hát Xoan với sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn có uy tín. Sự nhìn nhận bao quát về hát Xoan giúp mọi ngƣời thấy đƣợc giá trị đáng quý của loại hình dân ca này. Đồng thời là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. “hội thảo đã nghe, trao đổi qua tham luận của các nhà khoa học, nghiên cứu trong nước, quốc tế về tính xác thực di sản VHPVT hát Xoan Phú Thọ phản ánh tiến trình hình thành phát triển nghệ thuật biểu diễn dân gian cổ truyền của người Việt; các vấn đề quan điểm khoa học; nghệ thuật trong nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ; các vấn đề về “Đặc trưng vùng hát Xoan Phú Thọ, bảo tồn, gìn giữ di sản hát Xoan, vùng di sản văn hóa hát Xoan, tầng văn hóa cổ của hát Xoan, sưu tầm – bảo tồn – phổ biến hát Xoan, khảo sát thực trạng hát Xoan, hát Xoan với truyền thuyết lịch sử, vai trò của múa trong diễn xướng xoan, phương thức bảo tồn nghệ thuật hát Xoan, hệ thống tài liệu về hát Xoan…” (Nguyễn Siển, Hội thảo khoa học quốc tế “hát Xoan Phú Thọ”, Phú Thọ, số 2422, ngày 18/1/2010). Sự nhìn nhận bao quát về hát Xoan giúp mọi ngƣời thấy đƣợc giá trị đáng quý của loại hình dân ca này. Đồng thời là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL.
Nằm trong chuỗi sự kiện này báo Vietnamnet đã phản ánh tình hình đón nhận hào hứng hát Xoan của các vị khách, chuyên gia đến từ nhiều nƣớc trên thế giới. “Nhưng chỉ sau lần xem đầu tiên, các nhà khoa học nước ngoài đã tỏ ra hào hứng, thích thú và dành cho Hát Xoan nhiều lời khen ngợi, từ gián tiếp đến trực tiếp.” (Khánh Linh, Hát Xoan tự tin khoe duyên trƣớc thế giới, Vietnamnet.vn, http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/201001/Hat-Xoan- tu-tin-khoe-duyen-truoc-the-gioi-890534) Sự cổ vũ của các vị khách quốc tế đã tiếp thêm động lực để tin tƣởng về loại hình dân ca này sẽ đƣợc UNESCO công nhận là DSPVTCNL.
Thông tin về tƣ liệu trong hồ sơ hát Xoan nhƣ các loại phim, ảnh, âm thanh, sách, bản đồ…về Hát Xoan và bố cục, nội dung của hồ sơ cũng đƣợc báo chí phản ánh. “Sau khi xem xét, nghiên cứu trực tiếp các tư liệu thể hiện trong hồ sơ như các loại phim, ảnh, âm thanh, sách, bản đồ…về Hát Xoan và bố cục, nội dung của hồ sơ, các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo và thể hiện sự đồng tình với nội dung, chất lượng các tư liệu đề cập đến trong hồ sơ. Đồng thời cho ý kiến chỉnh sửa, làm rõ hơn một số nội dung liên quan, nhất là những đặc trưng và giá trị của Hát Xoan Phú Thọ, nguy cơ mai một của di sản; sự tham gia và chấp thuận của cộng đồng trong quá trình đề cử và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, giữ gìn và phát huy Hát Xoan…” (PV,
Hoàn tất hồ sơ Hát Xoan gửi UNESCO, Phú Thọ, số 2463, ngày 17/3/2010) Sự đóng góp ý kiến sửa đổi nội dung của các nhà chuyên môn giúp hồ sơ hát Xoan đƣợc hoàn thiện đầy đủ hơn.
Cũng trong năm 2010, báo Phú Thọ đăng tải thông tin bài báo mang nội dung có tính học thuật về từ cổ của hát Xoan. Những từ cổ này đang biến mất dần trong ngôn ngữ của đời sống hiện đại. “Một số từ cổ được tác giả xếp vào diện tồn nghi bởi chưa rõ nghĩa từ nguyên (nghĩa nguyên thủy). Tuy nhiên
trong số những từ cổ đã được giải nghĩa, qua điền dã ngôn ngữ học, cho thấy còn một số từ được tác giả giải nghĩa chưa phù hợp.” (Cao Văn Định, Bàn thêm về từ cổ trong hát Xoan, Phú Thọ, số 6433, ngày 16/10/2010)
Tóm lại, trong thời điểm năm 2010, báo chí đã tập trung vào việc phản ánh 3 đề tài là các câu lạc bộ hát Xoan, những ấn tƣợng về hát Xoan và quá trình chuẩn bị hồ sơ hát Xoan với 18 tin, bài. Nội dung các bài báo xoay quanh các góc nhìn khác nhau để phản ánh hát Xoan là loại hình dân ca độc đáo. Hiệu quả truyền thông đạt đƣợc trong giai đoạn này là giúp cho công chúng có các nhìn vừa bao quát vừa cụ thể về di sản hát Xoan. Công chúng hiểu hơn về nguồn gốc, quá trình phát triển, hoạt động và vẻ đẹp của hát Xoan. Hiệu quả truyền thông này đã tạo tiền đề cho việc chuẩn bị xây dựng hồ sơ về hát Xoan để đề nghị UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL.
2.3.2 Khi hát Xoan được công nhận là DSVHPVTCNL
Năm 2011 đánh dấu sự kiện quan trọng đối với hát Xoan. Đúng 11 giờ 10 phút ngày 24/11/2011, tại kỳ họp của Ủy ban Di sản VHPVT (UNESCO) tại Bali (Indonesia), hát Xoan (Phú Thọ) chính thức trở thành DSVHPVTCNL cần bảo vệ khẩn cấp. Trong năm 2011, báo chí cũng đã tập trung phản ánh về hát xoan với 31 tin, bài (trên 4 báo khảo sát là: Báo Phú Thọ, Văn hóa và Tuoitre.vn, Vietnamnet.vn)
Có một số tin tập trung phản ánh về việc tổ chức chƣơng trình hát Xoan để thu hút sự quan tâm của các nhà ngoại giao và công chúng. Đây là tiền đề quan trọng để vận động hàng lang thuyết phục mọi ngƣời ủng hộ để hát Xoan trở thành DSVHPVTCNL.
Báo Phú Thọ đã tập trung đƣa tin về hoạt động tổng duyệt cho chƣơng trình tổ chức hát Xoan tại Hà Nội. “Chương trình của “Đêm hát Xoan ngoại giao” gồm các tiết mục biểu diễn hát, múa của nghệ nhân các phường Xoan: An Thái, Phù Đức, Thét, Kim Đái, lần lượt trình diễn với
các tiết mục: Hát múa trống quân Đức Bác và Đi chơi bợm gái; hát Tứ dân và hát múa Bỏ Bộ; hát Thuyền chèo cách và hát-múa Mời rượu; hát Ngư tiều canh mục cách và hát Xin Huê-Đố chữ; hát đối dẫy cách và hát Mó cá.” (PV, Tổng duyệt chƣơng trình “Đêm hát Xoan ngoại giao”, Phú Thọ, số 2870, ngày 12/10/2012). Đây là những tiết mục hát xoan có sự kết đồng điệu giữa lời hát và điệu múa trên nền nhịp trống, phách rất dễ để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng công chúng.
Theo đó, trong một tin khác đăng trên báo Phú Thọ cũng phản ánh khâu chuẩn bị của các sở ban ngành của tỉnh. “Đại diện đơn vị tổ chức sự kiện cũng báo cáo chi tiết các khâu chuẩn bị từ công tác tuyên truyền trực quan và các hoạt động khác phục vụ đêm hát xoan. Sở VH-TT DL cũng đã chủ động chuẩn bị diễn viên, nghệ nhân hát xoan, xây dựng kịch bản, chuẩn bị đạo cụ, trang phục…và các điều kiện cần thiết khác phục vụ đêm diễn.” (PV, Tối 15-10, tổ chức “Đêm hát xoan Phú Thọ” tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Phú Thọ, số 2873, ngày 17/10/2011). Công tác chuẩn bị này cần thiết để chƣơng trình về hát Xoan đƣợc thống nhất theo đúng kịch bản góp phần vào thành công.
Sau đó, hát Xoan đã đƣợc trình diễn tại bảo tàng dân tộc học vào ngày 15/10/2011. Tin đăng trên báo Văn hóa đã nói rõ mục đích của chƣơng trình về hát Xoan “nhằm giới thiệu, quảng bá những tinh hoa nghệ thuật của hát Xoan Phú Thọ, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động đề cử và tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với hồ sơ “Hát Xoan Phú Thọ” trước thềm Hội nghị UNESCO tổ chức tại Bali- Indonesia để xét duyệt các hồ sơ đã trình thẩm định.” (Đêm hát Xoan Phú Thọ, Văn hóa, ngày 05/10/2011)
Thông tin trên Tuoitre.vn đã đi theo tiến trình hát Xoan đƣợc gửi tới UNESCO để công nhận di sản. “Phóng viên TTXVN tại Paris cho biết bà
Cécile Duvelle cho rằng “khả năng thành công của Việt Nam là rất lớn” bởi hát Xoan đã thỏa mãn tất cả năm tiêu chí bắt buộc theo đánh giá của cơ quan tư vấn khoa học, mặc dù điều kiện và phương tiện của Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí đó còn rất khiêm tốn.” H.N., UNESCO đánh giá cao hát Xoan của Việt Nam, Tuoitre.vn, http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/464340/UNESCO-danh- gia-cao-hat-xoan-cua-Viet-Nam.html, ngày 10/11/2011)
Báo mạng điện tử Vietnamnet.vn đã nhanh chóng đăng tải thông tin về hát xoan đƣợc công nhận là DSVHPVTCNL. “Đúng 11h trưa 24/11, tại đảo Bali (Indonesia), Hội nghị Ủy ban Liên chính về Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể đã công nhận Hát Xoan Việt Nam là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.” (Hoàng Nguyên, Hát Xoan là di sản cần bảo vệ khẩn cấp, Vietnamnet.vn, http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/49792/hat-xoan-la-di-san- can-bao-ve-khan-cap.html, ngày 24/11/2011)
Cùng đƣa tin về sự kiện này, báo mạng điện tử Tuoitre.vn đã đăng tải:
“Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, lúc 11g30 ngày 24-11 UNESCO đã bỏ phiếu công nhận đưa loại hình hát xoan vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khản cấp của thế giới.”
(TTXVN, Hát xoan là di sản văn hóa phi vật thể, tuoitre.vn,
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/466531/Hat-xoan-la-di-san-van- hoa-phi-vat-the.html, ngày 24/11/2011)
Ngoài ra, báo Phú Thọ đăng tải thông tin về liên hoan tiếng hát làng Xoan: “Nằm trong chuỗi các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Tân Mão 2011, ngày 10/4/2011 (tức 8/3 năm Tân Mão), tại Bảo tàng Hùng Vương đã diễn ra Liên hoan tiếng hát làng Xoan lần thứ II năm 2011 với sự tham gia của 300 diễn viên của 15 CLB và phường Xoan trong tỉnh.” (PV, Phú Thọ: Liên hoan tiếng hát làng Xoan lần thứ II năm 2011, Phú Thọ, số 2741, ngày 13/4/2011)
Tóm lại, trong năm 2011, trên 4 tờ báo đƣợc khảo sát là Báo Phú Thọ, Văn hóa và tuoitre.vn, vietnamnet.vn có 6 tin đã đƣợc đăng tải về hát Xoan. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu hát Xoan đƣợc UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL. Các tin đã phản ánh đƣợc các hoạt động về hát Xoan. Tuy nhiên số lƣợng tin còn ít, thông tin đăng tải còn chƣa có chiều sâu, đa diện về