7. Kết cấu của đề tài
2.2. Nội dung, hình thức truyền thông hát Xoan trên báo in và báo mạng điện tử
diện tử
2.2.1. Nội dung phản ánh về hát Xoan trên báo chí
2.2.1.1. Thông điệp hát Xoan
Qua 3 thời điểm khảo sát là trƣớc, trong và sau khi hát Xoan đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, chúng tôi nhận thấy các thông điệp gắn với các nhóm chủ đề đƣợc báo chí truyền tải
qua hát Xoan tiêu biểu gồm: CLB hát Xoan, chân dung nghệ nhân, hồ sơ hát Xoan, vinh danh hát Xoan và bảo tồn hát Xoan.
Báo chí đã chuyển tải thành công thông điệp có nhiều CLB hát Xoan ở Phú Thọ cho thấy sự sôi nổi trong phong trào hát Xoan. Một loạt các CLB hát Xoan đƣợc báo chí liệt kê ở thời điểm trƣớc khi hát Xoan đƣợc UNESCO DSVHPVTCNL cho thấy sự lớn mạnh của hát Xoan trong cộng đồng. “Các CLB Hát Xoan và dân ca Phú Thọ được công nhận đợt này gồm: CLB của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Việt Trì, CLB phường Gia Cẩm, phường Nông Trang (thành phố Việt Trì), CLB xã Tây Cốc (Đoan Hùng),…”
(Vĩnh Hà, Công nhận 10 CLB “Hát Xoan và dân ca Phú Thọ”, Phú Thọ, số 2596, ngày 21/9/2010). Sau khi hát Xoan đƣợc UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL, báo chí đẩy mạnh phản ánh việc mở câu lạc bộ, lớp học hát Xoan ở nhiều đơn vị nhƣ: Trƣờng đại học Hùng Vƣơng, UBND huyện Thanh Thủy, huyện Thanh Ba, Yên Lập. Điều này góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, bảo tồn hát Xoan, đƣa hát Xoan đi sâu vào cộng đồng. Đồng thời cung cấp cho công chúng các thông tin về tình hình hát Xoan sôi nổi ở các đơn vị, qua đó kích thích lòng yêu mến và mong muốn học hát Xoan của công chúng.
Cùng với đó, báo chí còn tập trung chuyển tải thông điệp sự say mê hát Xoan của các nghệ nhân. Đó sự cảm động của nghệ nhân Nguyễn Xuân Ngũ khi nghe tin hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
“Hôm trước xem tivi biết hát Xoan Phú Thọ chính thức được UNESCO thông qua quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, tôi mừng đến ứa nước mắt”. (Hà Phƣơng, Niềm vui ông trùm làng Xoan, Phú Thọ, số 6784, ngày 3/12/2011) Đó là sự nhiệt huyết muốn bảo tồn hát Xoan của nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch. “Sau nhiều đêm trăn trở khi mong muốn những điệu hát xoan không bị thất truyền, bà quyết định mở lớp dạy hát xoan miễn phí cho các thanh, thiếu niên trong vùng.” (Thƣơng
Huyền, Bà giáo “nghiệp dƣ” mở lớp Xoan miễn phí, Phú Thọ, số 2681, ngày 18/1/2011). Đó còn là xúc động trƣớc tấm lòng yêu Xoan của nghệ nhân Lê Thị Đá hơn 100 tuổi. “Gần trưa, khi nắng ngả lên gốc cây ổi đầu hè, bà Đá cất lời hát, dù không còn tròn, chắc và mượt mà như thuở còn con gái, nhưng vẫn nồng nàn, vẫn mềm ấm ngân nga vọng cả quê đồi, điệu Giáo trống như níu chân khách lạ:” (Quốc Hội, Những ngƣời giữ “hồn” Xoan cổ, Phú Thọ, số 2875, ngày 19/10/2011) Sự yêu nghề của các nghệ nhân là phần quan trọng thu hút công chúng quan tâm tới loại hình dân ca này. Bởi dân ca phải độc đáo, có giá trị mới khiến cho những nghệ nhân tâm huyết với nghề bao năm nhƣ thế. Đó cũng là sự ca ngợi sự say mê với nghề của các nghệ nhân hát Xoan.
Thông điệp về sự chuẩn bị công phu hồ sơ hát Xoan cũng đƣợc báo chí tập trung phản ánh cho thấy sự đầu tƣ kỹ lƣỡng của nhà chức trách trong việc khẳng định giá trị quý báu của hát Xoan. Nhà chức trách đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về hát Xoan đã thu hút “12 nhà khoa học quốc tế là các giáo sư, tiến sĩ đến từ Pháp, đảo Síp, Đức, Áo, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singgapo, Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc và hơn 40 nhà khoa học ở các cơ quan Trung ương, địa phương với 32 tham luận chính tham gia chương trình hội thảo.” (Nguyễn Siển, Hội thảo khoa học quốc tế “hát Xoan Phú Thọ”, Phú Thọ, số 2422, ngày 18/1/2010). Các nhà khoa học quốc tế đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho việc chuẩn bị xây dựng hồ sơ về hát Xoan. Cùng với đó, hát Xoan còn đƣợc biểu diễn thực tế để vận động hành lang các nhà khoa học quốc tế ủng hộ hát Xoan. “Mọi người cuốn theo lời ca, điệu múa, tiếng trống, nhịp phách. Hai tay bà Yves (Pháp) cũng làm động tác múa theo các đào. Ngài Gisa Jahnichen (Đức) thì dí mãi cái máy quay vào gương mặt của cô đào trẻ nhất phường để ghi hình. Tiến sĩ Sheen Dea Cheol (Hàn Quốc) thì bấm máy ảnh lia lịa. Mấy vị tây khác cũng bỏ cả chỗ ngồi bám theo các đào để ghi hình, chụp ảnh.” (Xuân Thu, Ấn
tƣợng về một đêm Xoan đất Tổ, Phú Thọ, số 2424, ngày 20/1/2010) Sự tham gia nhiệt tình của các nhà khoa học vào chƣơng trình biểu diễn hát Xoan cho thấy sức hút to lớn của loại hình dân ca này.
Sau khi đƣợc UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL thì báo chí tập trung truyền tải thông điệp về vinh danh hát Xoan. Đây là sự ghi nhận giá trị VHPVT trƣờng tồn của hát Xoan đã đƣợc tôn vinh. Đồng thời còn là sự tự hào của ngƣời dân đất Tổ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung với loại hình dân ca cổ truyền của dân tộc. “Hát Xoan được vinh danh di sản văn hóa thế giới là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của riêng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ, mà là niềm vinh dự to lớn của toàn thể nhân dân Việt Nam, là niềm vui, hạnh phúc của cả nhân loại.” (PV, Hát Xoan Phú Thọ đƣợc quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, Phú Thọ, số 2902, ngày 25/11/2011)
Đồng thời thông điệp về bảo tồn hát Xoan cũng đƣợc báo chí tập trung phản ánh. Sau khi đƣợc UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL, hát Xoan đã bị cải biên. “Coi đó là một cách thử nghiệm để quảng bá rộng rãi đến công chúng, nhưng việc tạo ra một loại hình “xoan mới” (với lời hát, điệu bộ được cải biên) để quảng bá hát Xoan đang vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà nghiên cứu lẫn nghệ nhân hát Xoan.” (Hà Hƣơng, Cải biên di sản để…bảo vệ khẩn cấp, Tuoitre.vn, http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai- tri/478582/Cai-bien-di-san-de-bao-ve-khan-cap.html) Điều này nêu ra tồn tại trong việc bảo tồn di sản. Vấn đề bảo vệ nguyên trạng hay cải biên cần đƣợc nghiên cứu đúng đắn.
Tóm lại, các thông điệp mà báo chí đƣa ra có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định giá trị của hát Xoan. Hiệu quả truyền thông đạt đƣợc qua các thông điệp này là khiến công chúng có thêm sự hiểu biết và yêu thích loại
hình dân ca này. Bên cạnh đó, các thông điệp cũng đem đến cho ngƣời đọc sự tự hào và trách nhiệm đối với việc gìn giữ, bảo tồn di sản hát Xoan.
2.2.1.2. Báo chí phản ánh thuận lợi trong bảo tồn hát Xoan
Báo chí đã phản ánh những thuận lợi trong công tác bảo tồn hát Xoan là việc hát Xoan vẫn thu hút ngƣời nghe. Tác giả Hà Hƣơng viết: “Rất may cho hát Xoan hơn nhiều di sản khác là có người nghe. Hàng nghìn người dân ở bốn làng xoan đều yêu hát, truyền dạy cho nhau và bảo tồn hát Xoan.” (Hà Hƣơng, Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản thế giới, Tuoitre.vn,
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/466613/Hat-xoan-Phu-Tho-tro- thanh%C2%A0di-san-the-gioi.html) Đây là tiền đề quan trọng để lƣu giữ hát Xoan đƣợc trong đời sống cộng đồng.
Hát Xoan đƣợc gìn giữ bởi các nghệ nhân tâm huyết với di sản. Tác giả Thƣơng Huyền đã có bài phản ánh về nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch mở lớp dạy Xoan miễn phí cho học trò ở vùng quê Kim Đức. Sự khuyến khích học hát Xoan của nghệ nhân Lịch giúp cho các học trò nhỏ thêm yêu và biểu diễn đƣợc loại hình dân ca này. “Đến với lớp học, học sinh không phải đóng góp bất kỳ khoản học phí nào, thậm chí còn được hỗ trợ các đồ dùng học tập, còn khi học hành ngoan ngoãn, tiến bộ các em sẽ được nhận phần thưởng từ người dạy.” (Thƣơng Huyền, Bà giáo “nghiệp dƣ” mở lớp Xoan miễn phí, Phú Thọ, số 2681, ngày 18/1/2011)
Cùng với đó, hát Xoan còn đƣợc báo chí phản ánh có sự truyền dạy kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ các nghệ nhân tâm huyết với nghề đến các cháu nhỏ yêu say hát Xoan. “Từ tình yêu Xoan và ý thức giữ gìn vốn cổ của dân tộc, những lời Xoan, điệu hát sẽ vẫn còn chan chứa mãi. Hết bà Đá, cụ Ngũ rồi bà Lịch… thì vẫn còn cháu Thuỷ, cháu Xuân, cháu Huyền… những người trẻ yêu hát Xoan hôm nay sẽ cùng giữ gìn câu xoan cho đến tận muôn
đời…” (Quốc Hội, Những ngƣời giữ “hồn” Xoan cổ, Phú Thọ, số 2875, ngày 19/10/2011) Nhờ đó, hát Xoan có cơ sở để bảo tồn cho muôn đời sau.
Tóm lại, báo chí đã phản ánh các thuận lợi trong bảo tồn di sản hát Xoan là loại hình dân ca này vẫn có đƣợc lƣợng ngƣời nghe, các nghệ nhân vẫn tâm huyết bảo tồn di sản và hát Xoan vẫn đƣợc truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự phản ánh này đã mang lại hiệu quả truyền thông là độc giả hiểu đƣợc các thuận lợi trong giữ gìn hát Xoan. Từ đó củng cố thêm niềm tin của độc giả về việc bảo tồn và phát huy hát Xoan.
2.2.1.3. Báo chí phản ánh khó khăn trong bảo tồn hát Xoan
Việc bảo tồn hát Xoan không tạo đƣợc hiệu quả cao khi hát Xoan thiếu đi không gian diễn xƣớng chuyên nghiệp.“Hát Xoan là lối hát cửa đình, nhưng hiện tại chỉ có 2 phường có đình. Không có đình, không có môi trường để Hát Xoan hoạt động thường xuyên…”- nhạc sĩ Lương Nguyên tâm sự.” (PV, Đêm hội Hát Xoan: Ngoại giao đoàn "vào chiếu" với nghệ nhân, Văn hóa, số 2067, ngày 17/10/2011) Hát Xoan hiện nay đang đƣợc biểu diễn tại bất cứ đâu có thể hát, không phù hợp với nội dung của tất cả các chặng trong hát Xoan.
Nhân tố quan trọng để bảo tồn hát Xoan nằm ở phía các nghệ nhân. Nhƣng nhân tố này cũng đang gặp khó khăn do các nghệ nhân tuổi cao: “Các nghệ nhân hát Xoan - lớp báu vật, nhân văn sống đã ở tuổi cao, già yếu nên sức khỏe, trí nhớ hạn chế; không thể đi biểu diễn trên sân khấu được.” (Phạm Bá Khiêm, Giải pháp để bảo tồn và phát triển di sản hát Xoan, Phú Thọ,
số 6784, ngày 3/12/2011) hoặc còn gặp hạn chế trong việc am hiểu sâu sắc về hát Xoan:“Đến như bà Nguyễn Thị Lịch, người đã được phong là nghệ nhân dân gian về hát xoan, khi được hỏi về ý nghĩa từng làn điệu cũng lúng túng.”
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan//Cuoc-song-muon-mau/432760/Mai-nay- ai-di-hat-xoan.html)
Sau khi hát Xoan đƣợc UNESCO đƣợc công nhận là DSVHPVTCNL thì việc bảo tồn hát Xoan vẫn còn nhiều bất cập. Tác giả Vĩ Lam đã phản ánh vấn đề này trên báo tuoitre.vn:“Đó là hiện nay chưa có một đội hát xoan mang tính chuyên nghiệp và hình mẫu để có thể biểu diễn trong các sự kiện quan trọng. Việc đãi ngộ với các nghệ nhân hát xoan trong việc truyền dạy và bảo tồn hát xoan cũng là điều đáng để bàn.” (Vĩ Lam, Vừa đƣợc công nhận, hát Xoan đã “bị cải biên”, Vietnamnet.vn, http://vietnamnet.vn/vn/van- hoa/66879/vua-duoc-cong-nhan--hat-xoan-da-bi--cai-bien-.html) Đây là khâu hạn chế trong việc bảo tồn hát Xoan đòi hỏi cần đƣợc cơ quan có chức năng khắc phục.
Việc cải biên hát Xoan để tạo ra loại “xoan mới” đã vấp phải sự tranh cãi quyết liệt của các nhà chuyên môn. Vấn đề bảo tồn nguyên trạng di sản hay cải biên cho phù hợp với thực tế đang đƣợc đặt ra. “Ngay trong lễ vinh danh hát Xoan diễn ra sáng 18-2 tại Phú Thọ, “xoan mới” với phần ghép nhạc hiện đại, trang phục kiểu hát chèo, lời lẽ pha giữa xoan, hát trống quân, chèo...” (Hà Hƣơng, Cải biên di sản để...bảo vệ khẩn cấp, Tuoitre.vn, http://tuoitre.vn/Van- hoa-Giai-tri/478582/Cai-bien-di-san-de-bao-ve-khancap.html)
Tóm lại, báo chí đã phản ánh những khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy di sản hát Xoan nhƣ thiếu không gian diễn xƣớng chuyên nghiệp, các nghệ nhân hát Xoan đã cao tuổi, các ý kiến trái chiều trong việc bảo tồn nguyên trạng hay cải biên hát Xoan. Qua đó hiệu quả truyền thông đạt đƣợc là đã cung cấp cho độc giả biết đƣợc thông tin về các khó khăn của hát Xoan. Để từ đó, các cấp lãnh đạo nắm bắt đƣợc tình hình và có sự chỉ đạo phù hợp trong công tác bảo tồn và phát huy hát Xoan. Còn nhân dân sẽ có suy nghĩ, ý kiến, thái độ chung tay cùng góp phần tháo gỡ các khó khăn này.
2.2.2. Hình thức phản ánh về hát Xoan trên báo chí
2.2.2.1. Các thể loại chính phản ánh về hát Xoan
Thể loại báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung bài báo. Trong việc truyền thông về hát Xoan, trên báo Phú Thọ, Văn hóa, Vietnamnet.vn, Tuoitre.vn có 4 thể loại báo chí thƣờng xuyên đƣợc sử dụng là: Tin, bài phản ánh, phóng sự.
Tin
* Tin ngắn
Báo chí phản ánh về hát Xoan sử dụng lối viết tin theo kiểu truyền thống. Nội dung thông tin nhằm trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Các tin viết theo dạng này có ƣu điểm là thông tin ngắn gọn, đầy đủ, súc tích. Ví dụ tin ngắn đƣợc đăng tải trên báo: “Là chương trình do UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ VHTTDL (Viện Âm nhạc Việt Nam, Cục Di sản Văn hoá), Bộ Ngoại giao (Vụ Văn hoá đối ngoại và UNESCO) tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học VN vào ngày 15.10” (PV, Đêm hát Xoan Phú Thọ, Văn hóa, ngày 05/10/2011) Hay ví dụ nhƣ tin về“CLB hát xoan xã Phú Lộc – huyện Phù Ninh vừa được công nhận CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ cấp tỉnh… Tại buổi lễ, các thành viên trong CLB hát Xoan Phú Lộc đã biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc như: hát xen kẽ, hát đối đáp, đồng ca kết hợp với đơn ca, hát kèm với múa, hát kèm với trò chơi…” (Quang Thái, CLB hát xoan xã Phú Lộc đƣợc công nhận CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ cấp tỉnh, Phú Thọ, ngày 14/12/2010). Thông tin sự kiện đƣợc phản ánh một cách khái quát, nhanh chóng mang tính chất thông báo để công chúng nắm bắt thông tin nóng hổi. Tin ngắn chƣa đi sâu vào chi tiết của sự kiện nên chƣa đƣa ra đƣợc các thông tin sâu sắc, đa diện.
* Tin sâu
Nếu nhƣ tin ngắn sử dụng công thức 5W thì tin sâu có dùng thêm 1H (thế nào) để thông tin chi tiết hơn về sự kiện. Đồng thời tin sâu có thêm yếu tố bình luận để tăng tính hấp dẫn của thông tin. Trong tin Ngày 14.11, Lần đầu tiên xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ của Tân Linh đăng trên báo Phú Thọ, số 2237, ngày 16/11/2012 có viết “UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ lần thứ nhất.” Câu có tính chất thông báo khái quát về vấn đề. Sau đó, tác giả thông tin thêm cho độc giả biết thời gian tổ chức xét tặng và liệt kê một loạt các tiêu chuẩn cần có để đƣợc xét tặng. “Người được tặng danh hiệu này phải hội đủ ba tiêu chuẩn: Là người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và tích cực tham gia phục dựng trao truyền các làn điệu Hát Xoan, là người am hiểu và trình diễn xuất sắc