Sự ngăn trở của văn hoá tư tưởng truyền thống

Một phần của tài liệu Cận đại hóa văn hóa Trung Quốc (giai đoạn từ chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến Ngũ Tứ vận động năm 1919 (Trang 104 - 106)

5. Bố cục luận văn:

3.1.2. Sự ngăn trở của văn hoá tư tưởng truyền thống

Nội dung cơ bản của cận- hiện đại hoá chính là công nghiệp hoá về kinh tế, kỹ thuật, dân chủ hoá về tư tưởng. Song, văn hóa tư tưởng Nho giáo truyền thống của Trung Quốc lại chỉ chú trọng đến tu dưỡng nhân cách, yêu cầu người cai trị phải thực hành Nhân chính, lấy “Nhân- Đức” làm gốc để lập thân. Khổng tử nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giải trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành" (“道之以政,齐之以刑,民免而无耻;道之以德,齐之以礼,有耻且格”- Luận ngữ, quyển II, tr 3). Bởi cực đoan nhấn mạnh việc tu luyện đao đức thân tâm nên Nho gia coi nhẹ lao động sản xuất, cho rằng việc truy cầu hưởng thụ vật chất là điều vô cùng sỉ nhục. Khách quan mà nói, trong văn hoá cổ truyền Trung Quốc không hoàn toàn không có đất cho sự nảy mầm của khoa học hiện đại, thậm chí còn đã từng sáng tạo ra những thành quả kỹ thuật quan trọng. Thời tiên Tần đã manh nha xuất hiện lý luận về lực học, quang học, hình học, logic hình thức trong kinh điển Mặc gia; phân tích logic đối với tri thức và ý nghĩa khái niệm nổi tiếng của Danh gia… song chúng đều bị bài xích, chối từ trước dòng văn hoá mà Nho gia, Đạo gia làm chủ lưu. Trong dòng chảy lịch sử, văn hoá Trung Quốc mặc dù đã từng sản sinh ra những nhà khoa học xuất sắc, sáng tạo ra những phát minh khoa học, kỹ thuật quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại song đều không nhận được sự thừa nhận tương xứng, do vậy khó có được sự ứng dụng rộng tãi và phát triển lâu dài. Những lĩnh vực khoa

106

học tự nhiên được coi trọng tương đối như thiên văn, số học, âm dương ngũ hành…đều có mối quan hệ đến đời sống thực tế của xã hội nông nghiệp hoặc liên quan đến chiêm bốc, toán bốc. Trong con mắt người “chính đạo”, khoa học, kỹ nghệ nhận thức và cải tạo tự nhiên đều bị coi là hèn mạt, “tiểu đạo”, cản trở việc tu dưỡng nhân cách. Ảnh hưởng của quan niệm này khiến đại đa số phần tử tri thức thà tiến thân bằng con đường khoa cử hoặc đắm chìm trong việc khảo chứng nghiên cứu nghĩa lý kinh học chứ không bỏ Nho theo kỹ thuật, làm cho địa vị của khoa học kỹ thuật trong văn hoá Trung Quốc ngày càng bị xem thường. Lại thêm giai cấp thống trị chỉ giảng nhân chính, đức trị không coi trọng phát triển sản xuất. Việc tuyển dụng nhân tài chỉ thông qua thi cử về nhân đức, không có thi về khoa học tự nhiên, vô số người đọc sách để mưu cầu công danh mà cắm đầu vào Tứ thư Ngũ kinh. Thêm vào đó, Giá trị quan “trọng nghĩa khinh lợi” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển của kinh tế hàng hoá và sức sản xuất, trực tiếp khiến cho Trung Quốc khó khăn khi thực hiện hiện đại hóa. Nho gia lấy “nghĩa” và “lợi” làm tiêu chí để phân biệt người quân tử, kẻ tiểu nhân; Tuân Tử coi “lợi” là nguyên do khiến xã hội loạn. Mặc gia chủ trương “kiêm ái”, kêu gọi mọi người từ bỏ tư lợi, tư dục. Đạo gia lại chủ trương đứng trước lợi ích “không tranh với người khác, thì cũng không ai tranh nổi với mình” (“不与人争,则莫能与之争”). Từ đó có thể thấy, tư tưởng “trọng nghĩa khinh lợi” chiếm một vị trí chủ đạo trong sự phát triển của văn hóa truyền thống. Trải qua thăng trầm của lịch sử, giá trị quan “dĩ nghĩa vi trọng” (lấy nghĩa làm trọng), “dĩ nghĩa ức lợi” (lấy nghĩa chế ngự lợi) được tiếp nhận rộng rãi, trở thành một khuynh hướng giá trị nền tảng nhất của dân tộc Trung Hoa. Nó đã bồi dưỡng nên phẩm chất cao quý trọng nhân nghĩa, khích lệ bao người sẵn sàng “sát thân thành nhân, sả thân cử nghĩa” mỗi khi dân tộc nguy vong; Nhưng giá trị quan này cũng khiến người Trung Quốc ngại ngùng khi nói về lợi, thậm chí đến cả lợi ích chính đáng của bản thân cũng không dám truy cầu. Dưới sự chỉ đạo của quan niệm này, giai cấp thống trị luôn nhấn mạnh “dĩ

107

nông vi bản”, thực hành quốc sách “trọng nông ức thương” gây trở ngại nghiêm trọng đến nền kinh tế hàng hoá, đến sự phát triển của sức sản xuất và kinh tế vật chất.

Một phần của tài liệu Cận đại hóa văn hóa Trung Quốc (giai đoạn từ chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến Ngũ Tứ vận động năm 1919 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)