Lỗi khi viết văn bản thuộc nhiều loại khác nhau: Lỗi chính tả, về dùng từ, về đặt câu, về cấu tạo đoạn văn và văn bản. Ở đây chỉ bàn đến lỗi về đoạn văn và văn bản.
1. Lỗi ở cấp độ đoạn văn
Các lỗi trong đoạn văn thuộc ba loại sau đây:
1.1. Lỗi về liên kết chủ đề
1.1.1. Lạc chủ đề:Các câu trongđoạn văn không tập trung về một chủ đề mà phân tán, nói vềnhững vấn đề khác. Thông thường là câu mở đoạn nêu chủ đề, các câu sau chuyển sang nói về vấn đề khác.
Chữa lỗi: Cần triển khai những phương diện của chủ đề đoạn văn bằng cách viết những câu có nội dung chứng minh hoặc giải thích, nêu nguyên nhân...
Thí dụ: Về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước chưa có chính sách đầu tưhợp lí và tạo nguồn ngân sách để duy trì hoạt động và phát triển
tổ chức y tế cơ sở, nhất là chính sách về tiền l ương. Nghị định 123/ HĐBT quy định lương cán bộ y tế cơ sở: 50% kinh phí huyện trả, 50% kinh phí xã
trả, toàn tỉnh chỉ có khoảng 30% số xã thực hiện được, còn nói chung các xã không thực hiện được, lí do đơn giản là xã nghèo, không có nguồn thu cho
nên cán bộ y tế chỉ được trả 50% do kinh phí huyện cấp. Cho nên cán bộ y tế
phải tự thân vận động, từ đó dẫn đến việc quản lí họ lỏng lẻo.
Hai câu sau không phát triển ý chủ đề đãđược nêu trong câu đầu đoạn văn là Đảng và Nhà nước chưa có chính sách hợp lí để phát triển tổ chức y tế cơsở mà lại nói về sự khó kh ăn của cấp xã và việc quản lí cán bộ y tế.
1.1.2. Thiếu hụt chủ đề: Các câu trong đoạn văn không triển khai đầy đủ các nội dung chủ đề được nêu trong câu chủ đề.
Thí dụ: Ở nước ta hiện nay áp dụng cả hai hệ thống công chức: hệ
thống công chức theo chức nghiệp và hệ thống công chức theo việc làm. Đối
với công chức điều khiển, chỉ huy hoặc cán bộ bầu cử của khối cơ quan tổ
chức chính trị, đoàn thể xã hội thì áp dụng chế độ theo việc làm.
Chữa lỗi: Cần xác định phương diện của chủ đề chưađược đề cập đến
và viết thêm những câu triển khai nội dung đó.
Trong đoạn văn trên chưa triển khai ý chủ đềhệ thống công chức theo
chức nghiệp. Cần viết thêm câu triển khai ý chủ đề này.
Thí dụ: Đối với các công chức chuyên môn nghiệp vụ thì theo hệ thống
chức nghiệp.
1.2. Lỗi về liên kết lôgíc
1.2.1. Lỗi đứt mạch: Ý của các câu trong đoạn văn bị đứt quãng, từ câu nọ chuyển sang câu kia không có sự chuyển tiếp.
Chữa lỗi: Cần viết thêm câu chuyển tiếp ý hoặc viết thêm ý hạn định nội dung.
Thí dụ: Mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mắc các
chứng bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch. Chỉ tính riêng tỉnh Bạc Liêu năm 2002đã có tới hơn 5000 trường hợp phải tới điều trị tại các cơsở y tế do
dùng nước bị ô nhiễm.
Trong đoạn văn trên từ phạm vi thế giới, người viết chuyển ngay sang phạm vi một tỉnh trong một quốc gia mà không có sự chuyển tiếp.
Chữa lỗi: Thêm câu chuyển tiếp, Thí dụ: Ở Việt Nam có rất nhiều
người mắc các bệnh trên.
1.2.2. Lỗi mâu thuẫn về ý: Nội dung của các câu trong đoạn văn không phù hợp với nhau.
Thí dụ: Các nhân viên hành chính là những người thừa hành nhiệm vụ
do các công chức lãnh đạo giao. Họ là những ng ười làm công tác phục vụ
trong bộ máy nhà nước. Họ có trình độ chuyên mônở mức độ thấp, nhiệm vụ
chính của họ là tưvấn cho lãnhđạo.
Đoạn văn trên mâu thuẫn giữa ý người thừa hành nhiệm vụ và làm công tác phục vụ với ý tưvấn cho lãnh đạo.
Chữa lỗi: Cần loại bỏ ý mâu thuẫn với chủ đề đoạn văn.
Đoạn văn trên cần chữa lại câu 3: Họ có trình độ chuyên môn ở mức độ
thấp, nhiệm vụ chính của họ là tuân thủ theo sự h ướng dẫn của cấp trên.
1.3. Lỗi về liên kết hình thức:
1.3.1. Không dùng những phương tiện liên kết để liên kết các câu
Chữa lỗi: Cần sử dụng những phương tiện liên kết câu thuộc những phương thứcliên kết lặp, thế, nối, liên tưởng... để nối các câu.
Thí dụ: Các công văn, tài liệu dùng trong nội bộ c ơ quan gọi là văn bản nội bộ. Bao gồm: Quyết định nhân sự, chỉ thị, thông báo, giấy công tác,
giấy giới thiệu.
Cần sử dụng phương thức lặp từ vựng để nối hai câu trên: Văn bản nội
bộ bao gồm: Quyết định nhân sự, chỉ thị, thông báo, giấy công tác, giấy giới
thiệu.
1.3.2. Sử dụng phương tiện liên kết không phù hợp
Chữa lỗi: Cần xác định chính xác mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trongđoạn vănđể sử dụng phương tiện liên kết cho phù hợp.
Thí dụ: Tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu l ưu trữ có tác dụng thiết
thực trong việc tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của cho Nhà nước và
nhân dân. Vì vậy, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu l ưu trữ sẽ biến giá trị
tiềm năng của tài liệu l ưu trữ thành của cải vật chất cho xã hội, nâng cao
mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Hai câu trên không có quan hệ nhân quả nên người viết sử dụng từ ngữ chuyển tiếp vì vậylà không phù hợp. Cần thay bằng ngữ nói cách khác.
2. Lỗi ở cấp độ văn bản 2.1. Lỗi không tách đoạn
Người viết viết đoạn văn quá lớn, gồm nhiều thành tố nội dung khác nhau.
Chữa lỗi: Cần tách thành những đoạn văn nhỏ hơnđể người đọc dễ tiếp thu. Mỗi đoạn văn trình bày một ý.
Thí dụ: Công văn là hình thức văn bản được sử dụng rộng rãi nhất vào việc giao dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội với nhau và với công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức mình. Có nhiều loại công văn: thường để trình với cấp trên một
dự thảo văn bản, đề án; đề nghị một vấn đề cụ thể để cấp trên giải quyết; giải
quyết, trả lời đề nghị của cấp dưới; đônđốc, nhắc nhở, hướng dẫn, kiểm tra
cấp dưới thực hiện một quy định của cấp trên hoặc giữa các cơquan traođổi
ý kiến, phốihợp giải quyết công việc.
Đoạn văn trên trình bày 2 ý: Định nghĩa về công văn và việc phân loại công văn. Cần tách đoạn văn trên thành haiđoạn văn.
2.2 Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
Người viết tuỳ tiện tách đoạn khi đang trình bày dở dang một ý. Chữa lỗi: Ghép những đoạn cùng trình bày một ý thành một đoạn văn. Thí dụ: Việc dẫn, trích dẫn văn bản để làm căn cứ pháp lí trong các
hành chính thông thường khi viện dẫn , trích dẫn văn bản khác vào nội dung để làm căn cứ pháp lí, làm minh chứng phải ghi thật chính xác, đầy đủ tên văn bản, số, kí hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, văn bản của cơ quan, tổ
chức nào, về việc gì để tiện cho việc tra cứu khi cần đến.
Khi trích dẫn đoạn văn, câu, cụm từ trong văn bản để làm minh chứng
phải viết đúng nguyên văn của đoạn văn, cụm từ trích dẫn và đặt trong dấu
ngoặc kép.
Hai đoạn văn trên cùng trình bày một ý (việc trích dẫn trong văn bản hành chính) nên không tách thành hai đoạn mà sáp nhập vào thành một đoạn văn.
2.3 Lỗi không liên kết đoạn
Mỗi đoạn văn trình bày một ý nhưng các đoạn luôn có sự liên kết về nội dung về hình thức thể hiện tính liên kết và tính chỉnh thể của v ăn bản. Thiếu sự liên kết, các đoạn văn trong văn bản sẽ rời rạc, sự lập luận thiếu lôgíc.
Thí dụ: Đặc điểm của hoạt động công vụ là hàng ngày, thường xuyên cho nên nền hành chính nhà nước phải đảm bảo thường xuyên, liên tục để ổn định xã hội và không bị gián đoạn trong bất kì tình huống chính trị, xã hội
nhưthế nào.
Hành chính nhà nước phải thích ứng, phải luôn có những thay đổi để
không bị lạc hậu do đời sống kinh tế, chính trị luôn biến động.
Haiđoạn văn trên nói về hai vấn đề: đoạn văn đầu nói về tính liên tục, tínhổn định của hành chính nhà nước, đoạn văn sau nói về tính thích ứng của hành chính nhà nước. Giữa hai đoạn văn cần có sự chuyển tiếp.
B. VIẾT LUẬN VĂN KHOA HỌCI. Định nghĩa luận văn khoa học I. Định nghĩa luận văn khoa học
Luận văn khoa học là chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặc công
nghệ do một một người hay một nhóm người viết, nhằm:
- Rèn luyện về phương pháp và kĩ năng nghiên cứu khoa học; - Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập;
- Bảo vệ công khai trước Hội đồng để lấy bằng tốt nghiệp đại học hoặc
học vị thạc sĩ, tiễn sĩ.
II. Phân loại luận văn khoa học
Luận văn khoa học bao gồm:
1. Tiểu luận môn học, thu hoạch (báo cáo) thực tập:
Là chuyên khảo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn tại một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận hay đóng góp ý kiến, đ ề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra;
2. Khoá luận và Đồ án tốt nghiệp:
Là chuyên khảo mang tính chất tổng hợp, thể nghiệm kết quả sau một khoá đào tạo đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hay khoa học kỹ thuật, được chấm hay bảo vệ để lấy bằng cử nhân hay kỹ sư;
3. Luận văn thạc sĩ:
Là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ hoặc quản lí của học viên cao học để bảo vệ trước hội đồng khoa học giành học vị thạc sĩ;
4. Luận án tiến sĩ:
Là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ hoặc quản lí của nghiên cứu sinh để bảo vệ trước hội đồng khoa học giành học vị tiến sĩ.
III. Các bước viết luận văn khoa học1. Chọn đề tài 1. Chọn đề tài
Đề tài luận văn có thể do khoa, bộ môn; các giảng viên, giáo viên gợi ý hay do bản thân sinh viên, học viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đãđược nghiên cứu trước đó. Tốt hơn cả là sinh viên, học viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình.
Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng
nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những
quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế...
Đề tài được chọn phải:
- Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lí thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng cơ sở lí thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lí thuyết đang tồn tại …; những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …
- Có ý nghĩa thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, quản lí …; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của ngành, của địa phương …;
- Có tính khả thi: có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian…;
- Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu .
Trên cơ sởnhững ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài. Tên đề tài chỉ được phép hiểu một nghĩa. Khi đặt tên đề tài, người nghiên cứu cần hạn chế sử dụng những cụm từ chỉ mục đích như:
Góp phần vào…, nhằm nâng cao…, để phát huy tính độc lập của học
sinh….Việc sử dụng những cụm từ này một cách tuỳ tiện sẽ che lấp những nội dung mà bản thân ng ười nghiên cứu chưa có một sự hình dung rõ rệt. Ngoài ra, tên đề tài cũng không nên đặt bằng những cụm từ “rỗng” về thông
tin như: Bước đầu tìm hiểu về…, thử tìm hiểu về…, một số vấn đề về…, một
vài suy nghĩ về…
Tên đề tài có thể phản ánh đối tượng nghiên cứu (Thí dụ: Câu cầu
khiến trong văn bản hành chính), nhiệm vụ nghiên cứu (Thí dụ: Nghiên cứu
và biên soạn hệ thống thuật ngữ du lịch) mục tiêu nghiên cứu (Thí dụ: Đặc điểm khu hệ thú Ba Vì ).
2. Lập đề cương nghiên cứu
Đề cương cần được xây dựng để trình giáo viên hướng dẫn hay cơquan
và tổ chức tài trợ phê duyệt.
Trongđề cương, cần thuyết minh những điểm sau:
- Lí do chọn đề tài: Trình bày ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
-Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện t ượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
( Vũ Cao Đàm (1999) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr 26.)
Thí dụ: Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Câu cầu khiến trong văn bản hành chính”là câu cầu khiến.
+ Mục đích nghiên cứu là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu.
Thí dụ: Mục đích nghiên cứu của đề tài “Câu cầu khiến trong văn bản hành chính”là giúp cho người soạn thảo văn bản hành chính có phương pháp viết đúng câu cầu khiến ở cả hai dạng: cầu và khiến.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.
(Vũ Cao Đàm (1999) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr 29.)
Thí dụ: Đề tài “Câu cầu khiến trong văn bản hành chính” có những
nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Nghiên cứu đưa ra phương pháp viết câu cầu khiến trong văn bản hành chínhở hai dạng: cầu và khiến;
2) Thống kê các kiểu lỗi trong văn bản hành chính và đề nghị cách chữa lỗi.
- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
+ Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm phương pháp thu thập thông tin và phương pháp xử lí thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm: Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp tài liệu, phương pháp tóm tắt tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp quan sát khách quan, phương pháp phỏng vấn, phương phápđiều tra, phương pháp trắc
nghiệm, phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm thăm dò, thực nghiệm kiểm
tra, thực nghiệm đối nghịch, thực nghiệm so sánh, thực nghiệm song hành) Phương pháp xử lí thông tin: Phương pháp thống kê, diễn dịch, quy nạp, loại suy, phân tích, tổng hợp...
+ Nguồn tài liệu: Tài liệu có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: Tài liệu công bố, tài liệu không công bố rộng rãi và tài liệu không xuất bản.
Thí dụ: Với đề tài “Ngôn ngữ luật pháp trong tiếng Việt (có so sánh đối chiếu với tiếng Anh)”, tác giả Lê Hùng Tiến xác định:
Tài liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ bộ Luật Dân sự, các Luật Kinh tế,
Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Lao động do nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành. Các bản dịch các bộ luật trên sang tiếng Anh đều do các
phiên dịch viên chuyên nghiệp dịch thuật và đãđược xuất bản chính thức.