RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ

Một phần của tài liệu Bài giảng : Giáo trình tiết việt thực hành (Trang 103 - 121)

III. Các bước tổng thuật các văn bản

B. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ

I. Những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản

Lựa chọn và sử dụng từ, ngữ trong văn bản cần phải dựa trên nhữn g cơ sở thống nhất, những cơ sở tạo điều kiện cho việc giao tiếp đạt hiệu quả. Cơ sở của việc lựa chọn đó chính là yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản. Từ, ngữ sử dụng trong văn bản cần phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

1. Dùng từ phải đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo

Từ là đơn vị hai mặt: nội dung và hình thức. Nói đến từ, trước hết phải nói tới mặt âm thanh và hình thức cấu tạo. Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến đổi hình thái. Vì vậy, hình thức của từ cũng mang tính cố định, bất biến ở mọi vị trí. Khi sử dụng từ ngữ, điều đầu tiên chúng ta phải đảm bảo là phải đúng về âm thanh và cấu tạo mà xã hội công nhận. Việc dùng từ không đúng về mặt hình thức sẽ làm cho người nghe, người đọc không hiểu hoặc hiểu sai nội dung thông tin cần truyền đạt Thí dụ: Không nói Kìm chế Bửn thỉu Tiểu số Cần nói Kiềm chế Bẩn thỉu Thiểu số

Góa phụ Nhận chức Cấu kết Tiệt chủng Quả phụ Nhậm chức Câu kết Tuyệt chủng

Mối liên hệ giữa hình thức và nội dung ý nghĩa của từ mang tính quy ước. Trong việc sử dụng từ ngữ, một mặt cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu sử dụng từ đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, song lại tránh cách dùng cứng nhắc, máy móc. Hoàn toàn được phép sáng tạo, uyển chuyển trong dùng từ.

Thí dụ: Tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ, nhưng trong thực tế sử dụng vẫn cho phép đảo trật tự các thành tố cấu tạo từ mà nghĩa của từ lại không thay đổi, nhưcay đắng-đắng cay, đợi chờ- chờ đợi….

Hoặc tách rời các hình vị để tạo ra những kết cấu mới, như ăn mặc sung sướng-ăn sung mặc sướng….

Dùng từ đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo cònđược hiểu là khi nói cần phát âm chuẩn.

2. Dùng từ phải đúng về nghĩa

Ý nghĩa của từ là một trong hai mặt của từ, được cộng đồng xã hội thừa nhận và sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thông thường các ý nghĩa này được ghi lại trong các từ điển giải thích. Khi sử dụng từ ngữ, cần bảo đảm đúng các mặt sau:

- Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự việc, sự vật, hành động, tính chất) cần nói tới.

- Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt.

- Phản ánh đúng thái độ, tình cảm của người viết, người nói đối với hiện thực khách quan, đối với người đọc văn bản.

Nói cách khác, dùng từ phải đúng cả về nghĩa biểu vật và đúng cả về nghĩa biểu thái.

Từ có nghĩa gốc và có cả nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa phái sinh). Sử dụng từ t heo nghĩa chuyển cần dựa trên nghĩa gốc của từ.

Từ là đơn vị tạo câu. Khi tham gia vào câu, từ không chỉ có hình thức và ý nghĩa mà còn có những đặc điểm ngữ pháp nữa. Đối với tiếng Việt, đặc điểm ngữ pháp của từ thể hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp của từ trong câu. Khi cho các từ kết hợp với nhau, bố trí từ đảm nhận một chức năng ngữ pháp nào đó trong câu, cần phải tính toán và tuân theo các đặc điểm ngữ pháp của từ.

Từ được coi là dùng đúng về quan hệ kết hợp cần: - Phải phù hợp với những từ khác trong câu

Thí dụ:Dolượng mưa năm naykéo dài nên vụ mùa đã bị thiệt hại nặng nề.

-Được sắp xếp đúng vị trí.

Thí dụ:Những văn bản về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè của Bộ Y tế đãđược triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước là một câu sắp xếp từ ngữ không đúng về trật tự.

Cần viết:Những văn bản của Bộ Y tế về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè

đãđược triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước. - Dùng quan hệ từ đúng.

Thí dụ: Quy chế làm việc Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là một câu dùng thiếu quan hệ từ nên dẫn đến sai về quan hệ ngữ pháp.

Cần viết:Quy chế làm việc của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

4. Dùng từ phải phù hợp với phong cách chức năng.

Tiếng Việt có nhiều phong cách ngôn ngữ, mỗi phong cách thường có

một yêu cầu khác nhau về sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Trong từ vựng,

đại đa số các từ là từ đa phong cách (từ được sử dụng trong nhiều phong cách)

nhưng có một số từ chuyên dụng cho một hoặc một số phong cách chức năng

nhất định.

Trong văn bản hành chính thường có lớp từ ngữ hành chính với tính chính xác, khuôn mẫu và trang trọng. Thí dụ: nay ban hành, trân trọng đề

nghị, nghiêm cấm, bãi bỏ, đình chỉ... Văn bản khoa học lại có nhiều thuật ngữ khoa học tương ứng với các ngành khoa học nhất định. Thí dụ: giao thoa,

Việc dùng từ không đúng với phong cách chức năng của văn bản sẽ

lảm giảm hiệu quả tác động của văn bản.

Thí dụ: Trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, nhờ tai mắt của quần

chúng, các tội phạm buôn bán ma túy đãđược quét sạch.

II. Sử dụng từ Hán Việt 1. Khái niệm từ Hán Việt:

- Theo cách hiểu thông thường: Từ Hán Việt là những từ gốc Hán, được phát âm theo âm Hán Việt, là sản phẩm Việt hóa các yếu tố gốc Hán.

- Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học: Từ Hán Việt là những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán.

2. Lỗi thường gặp trong sử dụng từ Hán Việt. 2.1 Lỗi về cấu tạo từ

Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng mang đặc điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưu ý dùng đúng về mặt âm thanh và cấu tạo từ đãđược cộng đồng quy ước.

Để tránh lỗi về cấu tạo từ, cần tránh: - Tự cải biến cấu tạo của từ

Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu hạn từ Hán Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý thay đổi cấu trúc từ sẽ dẫn đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa.

Thí dụ 1. Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu

như sau:Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ.

Văn hoa xuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoa và hoa văn tuy đảo vị trí các âm tiết như chức viên với viên chức nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Hoa vănlà hình trang trí có tínhđặc thù của các dân tộc người, thường vẽ, dệt, khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa

văn trên thổ cẩm của người Thái; còn văn hoa có nghĩa "văn vẻ, hoa mĩ", thí dụ như: lời lẽ văn hoa. Như vậy, trong câu trích dẫn trên kia, nên dùng hoa vănsẽ đúng hơn.

Qua câu văn được trích dẫn, có thể đưa ra một vài nhận xét liên quan

đến vấn đề Việt hóa từ ngữ Hán vay mượn và vấn đề dùng cho đúng từ Hán

Việt như sau:

Như chúng ta đều đã biết, một trong những biện pháp Việt hóa từ ngữ

Hán được vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết, (nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa) thí dụ như: lệ ngoại (H)/ ngoại lệ (V), động dao (H)/ dao động (V), cứu cấp (H)/ cấp cứu, chức viên (H)/ viên chức (V),

nội hướng (H)/ hướng nội (V), ngoại hướng (H)/ hướng ngoại (V), cải hoán

(H)/ hoán cải (V), trừ ngoại (H)/ ngoại trừ (V), khai triển (H)/ triển khai (V)

v.v... Nhưng, sự thay đổi này cũng có giới hạn và cần lưu ý đến những trường

hợp đảo vị trí sẽ dẫn đến những ý nghĩa khác, hoặc một từ khác, kiểu như:

vãng lai khác lai vãng.

- Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép

Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ mới phải được hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.

Thí dụ: Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp nghĩa của hai từtác giảvà quyền. Tác quyền có nghĩa là "quyền tác giả".

hoặc vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3 từ: vốn, pháp luật,quy định.

Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành theo kiểu lắp ghép và

kết quả là không được chấp nhận khi sử dụng.

Thí dụ: Trong hệ thống từ Hán Việt, có nhiều từ được cấu tạo theo dạng Đa + x, Thí dụ như: đa tài, đa tình,đa sầu, đa cảm, đa thê, đa hệ... với đacó nghĩa

là "nhiều". Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kết hợp nào của đavới một yếu tố khác cũng có thể chấp nhận được. Chẳng hạn có người viết Bà chủ quán là

một người đa chồng thì đa chồng là một sự kết hợp sai, là một sự lắp ghép không được chấp nhận, nó là một sự lắp ghép không cần thiết, chỉ làm cho tiếng Việt thêm mù mờ, tối nghĩa. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng cụm từ thuần Việt lắm chồng, nhiều chồng. Còn từ Hán Việt tương đương đa phu

chỉ được dùng trong ngành Nhân loại học văn hóa, không được dùng trong trường hợp chỉ một người cụ thể.

- Không nắm rõ hình thức vốn có của từ.

Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo nhất định. Tuy nhiên, khi sử dụng có từ bị đọc nhầm âm.

Thí dụ:Tham quanthường bị nhầm thành thăm quan.

Tham quan là một từ Hán Việt đãđược mượn từ lâu. Trong tiếng Hán,

tham có hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh khác nhau. Với nghĩa "tham gia", tham có mặt trong các từ Hán Việt: tham chiến, tham chính, tham dự, tham gia, tham luận... Với nghĩa "tham khảo", tham có mặt trong : tham bác, tham khảo, tham quan, tham vấn... Trong tiếng Việt tham quan có nghĩa "xem nhìn tận nơi để thêm hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm". Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh trong thăm

quan, vì thăm chỉ là "đến hỏi han, xem xét để biết tình hình". Dùng Thăm

quan thay cho tham quan là sai. Và nếu nói: Tổ chức đi tham quan là đúng

Tổ chức đi thăm quan là không đúng

Hoặc các tổ hợp dưới đây cũng bị coi là sai về mặt hình thức cấu tạo:

Liệt vị Đơn phương độc mã Bệnh mãn tính Sáng lạn, sán lạn Hoạch toán Trìu tượng Đảo ngũ

- Nhầm lẫn các từ gần âm

bàn hoàn - bàng hoàng bàng quang - bàng quan bao biện - ngụy biện

2.2 Lỗi về nghĩa

Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán

Việt. Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng

sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là

một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn về nghĩa của từ dẫn đến sử dụng

không đúng ngữ cảnh giao tiếp. Thí dụ:

Từ cứu cánh có nghĩa là "mục đích", nhưng trên thực tế lại có rất nhiều người dùng với nghĩa "cứu giúp". Vì vậy, có cách dùng: Tập tài liệu này là cứu cánh cho các sinh viên trong kỳ thi. Và cách dùng đó là sai.

Cam lai có nghĩa là "ngọt lại", nhưng có người hiểu nghĩa là "cam lai ghép". Chẳng hạn, thơ Bác có viết:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”.

thì cam lai ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã quay trở lại với con người.

Hoặc có cách dùng từ bao biệnvới nghĩa là “dùng những lập luận có vẻ như hợp lí nhưng thật ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu:

Nói như thế là bao biện, sự thật không phải như vậy.

Trong khi đó, nghĩa của từ bao biện là “Ôm đồm làm cả việc thuộc phận sự

của người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được sáng kiến”. Ở câu trên, phải dùng từ ngụy biện mới chính xác về nghĩa: “Nói như thế là nguỵ biện, sự thật không phải như vậy.”

2.3. Lỗi về phong cách

Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hìnhảnh, ổn định về nghĩa và đặc

biệt có tính trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong cách

ngôn ngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách ngôn ngữ chính luận…Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc ngôn ngữ văn

chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn vì hai phong cách ngôn

ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động, giàu hìnhảnh. Khi sử dụng, nên lưu ý tới đặc điểm này để tránh lỗi.

Thí dụ: Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt qua khó khăn.

Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn

Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viết: Dự trù kinh phí tổ ch ức

ngày Nhà giáo Việt Nam.

mà không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.

3. Một số lưuý khi sử dụng từ Hán Việt

- Dùng từ Hán Việt đúng âm, đúng nghĩa. - Dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ. - Tránh lạm dụng từ Hán Việt.

-Đối với các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đồng nghĩa, cần thấy rằng bên cạnh sự giống nhau, giữa chúng vẫn có 3 điểm khác nhau:

+ Khác nhau về sắc thái ý nghĩa + Khác nhau về sắc thái biểu cảm + Khác nhau về màu sắc phong cách.

- Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng

âm.

- Với các từ Hán Việt bị biến nhiều âm đọc khác nhau, cần căn cứ vào

từ điển để lựa chọn âm đọc đúng.

- Dùng từ Hán Việt đúng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung và đích giao tiếp.

III. Dùng từ trong văn bản hành chính

Xuất phát từ chức năng, vai trò của văn bản trong hoạt động quản lí nhà nước và pháp luật, văn phong của văn bản hành chính - công vụ đòi hỏi đảm

bảo tính chính xác, rõ ràng. Nhìn chung, màu sắc trung tính của các phương

tiện ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong văn bản này. Ngôn ngữ được lựa

chọn làm sao để không bị hiểu thành đa nghĩa, đảm bảo tính khách quan, không diễn đạt theo lối biểu cảm; vừa mang tính khuôn mẫu vừa thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự, trang trọng.

Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ thường có sự quy

định chặt chẽ, phổ thông, dễ hiểu và tuân thủ tính thứ bậc trong nền hành chính.

Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ có hai dấu hiệu cơ bản, đó là màu sắc tu từ trung tính và tần số sử dụng các phương tiện khuôn mẫu (khuôn sáo hành chính), các thuật ngữ hanh chính rất cao. Đồng thời, các thuật ngữ của văn bản hành chính - công vụ cụ thể hơn, ít trừu tượng hơn so

với phong cách khoa học.

"Khuôn sáo hành chính" là đơn vị từ vựng hay đơn vị cú pháp luôn luôn được tái hiện, có tương quan với những hoàn cảnh được lặp đi lặp lại với

những khái niệm phổ biến và làm cho chúng được biểu đạt dễ dàng. Còn theo

tác giả Nguyễn Văn Thâm, những câu, những từ, những cấu trúc được dùng lặp đi, lặp lại rất đặc trưng cho văn bản hành chính được gọi là các "từ khóa". Khuôn sáo hành chính đối lập với phương tiện cá nhân tác giả. Đặc điểm của văn bản hành chính - công vụ là sự chiếm ưu thế của khuôn sáo hành chính,

của các phương tiện khuôn mẫu và sự tối giảm các phương tiện ngôn ngữ cá

nhân tác giả.

Trong văn bản hành chính - công vụ, từ ngữ được lựa chọn một cách

Một phần của tài liệu Bài giảng : Giáo trình tiết việt thực hành (Trang 103 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)