Thời gian trần thuật

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh (Trang 56 - 58)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.Thời gian trần thuật

Xây dựng tác phẩm theo mô hình kết cấu trên của văn học truyền thống thường kéo theo những đặc điểm về thời gian trần thuật như: truyện được kể theo trục tuyến tính của thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau; câu chuyện vì vậy không liên quan đến cảnh vật bên ngoài hay tâm lý bên trong; nếu có câu chuyện phụ xen vào, thì câu chuyện chính nhiều khi phải gián đoạn, nhường chỗ để chuyện phụ được kể liền một mạch, rồi sau đó chuyện chính mới tiếp tục. Phạm Quỳnh gọi đây là kiểu "kể chuyện theo đường thẳng". Mô hình kết cấu này không chỉ thuận tiện cho nhà văn, những người cầm bút buổi đầu của một nền văn xuôi quốc ngữ còn nhiều khó khăn; mà còn phù hợp với trình độ của đông đảo người đọc - những người đã từng quen với việc thưởng thức truyện Nôm.

Kết cấu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là kiểu kết cấu đường thẳng và chương hồi, diễn biến sự kiện được kể theo trật tự thời gian nên có hiện tượng khép kín, độc lập trong kết cấu của tiểu thuyết truyền thống: không có thời gian quá khứ xảy ra trước khi mở đầu và cũng không có tương lai xảy ra sau khi truyện kết thúc. Đó là lối kết cấu đơn tuyến, lối kết cấu mô tả sự vận động bên ngoài, trong không gian và thời gian.

Các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thuộc loại hình nghệ thuật thời gian và thời gian trong truyện là thời gian trong thời gian. Có thể hiểu thời gian của truyện là thời gian của cái được kể và thời gian kể, thực hiện hành động kể chuyện.

Một số tác phẩm: Ai làm được, Chúa tàu Kim Quy, Tiền bạc bạc tiền, Một chữ

tình, Ngọn cỏ gió đùa, Nhân tình ấm lạnh, Thầy thông ngôn... kể theo sự liền chuỗi

của các sự kiện theo kiểu “trật tự niên biểu”. Nghĩa là thời gian của truyện được xem như là sự diễn tiến của các sự kiện trong tính kế tiếp hay đồng thời, là “trật tự niên biểu”cuả các sự kiện hình thành nên truyện. Qua đó, sự kiện được kể diễn biến theo thời gian từ đầu đến kết thúc số phận nhân vật.

Tiểu thuyết Thầy thông ngôn là dòng chảy thời gian tuyến tính từ lúc thầy thông Phong đỗ ngạch Soái Phủ Nam Việt trải dài suốt cuộc đời tìm vợ giàu ở Cà Mau, Long Xuyên, Châu Đốc… rồi thầy lấy vợ, sinh con, bất bình trước thói hư tật xấu của vợ, thầy trở về quê cùng con trai, rồi thầy bị bệnh mà chết. Mạch thời gian đơn tuyến, đẳng tuyến chỉ có 1 chiều và 1 trục duy nhất.

Hay thời gian trong Cha con nghĩa nặng cũng là dòng thời gian một chiều từ

khi Sửu lấy vợ, sinh con cho đến khi hắn giết vợ, phải bỏ trốn lưu lạc 10 năm sau quay về, được con trai gái dâu rể giúp đỡ và đoàn viên cùng gia đình.

Trong hầu hết các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thời gian đa phần là thời gian tuyến tính, ít có thậm chí không hề có sự đảo lộn của trật tự thời gian, có chăng chỉ là mạch kể chuyện được ngưng lại để nhà văn miêu tả nội tâm nhân vật mà thôi. Nhiều tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, thời gian cụ thể không được xác định, người ta chỉ có thể đoán định qua lời kể của nhân vật chứ không hề có sự chính xác nào về thời gian. Những lá thư, điện báo cũng không đề năm, người đọc chỉ xác

định dựa vào thời gian dựa vào số độ dài của sự kiện mà thôi. Số trang văn bản cũng khá đều nhau nên khó xem xét dưới góc độ thời gian truyện kể như nhiều nhà phê bình hiện đại vẫn làm.

Như vậy, trong giai đoạn đầu của ngòi bút tả chân, Hồ Biểu Chánh đã rời bỏ thời gian ước lệ của văn chương cổ điển để đến với một thời gian thực tại. Thời gian trong tiểu thuyết của ông là thời gian đơn tuyến, một chiều của thực tại câu chuyện, cuộc đời.

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh (Trang 56 - 58)