5. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Vai trò của Hồ Biểu Chánh trong nền tiểuthuyết Việt Nam hiện đại
Gần đây, do đất nước có nhiều biến động, các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh mới được nhìn nhận và đánh giá một cách cởi mở hơn. Đặc biệt, việc Hồ Biểu Chánh được chính thức đưa vào Từ điển văn học với những đánh giá đúng mức về những đóng góp và hạn chế của tác giả đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò của Hồ Biểu Chánh trong tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng và nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung.
Đối với văn học vùng Nam Bộ thì tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ giai đoạn sơ khởi (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) với sự góp mặt Hồ Biểu Chánh với 18 tiểu thuyết đặc sắc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của bộ phận văn học quốc ngữ ở Nam Bộ. Không những thế, Hồ Biểu Chánh cùng các tác gia cùng thời đã đưa văn học Nam Bộ tiến vào con đường hiện đại và đóng vai trò tiên phong trong việc thay đổi diện mạo chung của văn học Nam Bộ, góp phần làm cho văn học nơi miền đất mới này hòa nhập vào sự vận động chung của văn học cả nước. Thông qua các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, người đọc cả nước được tiếp cận với một thứ ngôn ngữ, một phong cách sống rất riêng, thể hiện cá tính riêng của người dân Nam Bộ.
Toàn bộ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được xem như cuốn “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội và con người Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Đọc tiểu thuyết của ông, ta như đang trở về với những gì đã xảy ra tại xã hội Miền Nam Việt Nam thời ấy, để chứng kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta, để ngậm ngùi đau xót trước những vết thương nhức nhối của xã hội Miền Nam Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Qua việc xây dựng kết cấu, ngôn ngữ và nhân vật, nhà văn đã góp phần chuyển tiểu thuyết Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại. Nói về đóng góp của Hồ Biểu Chánh, tác giả cuốn Từ điển văn học tập 1, Nguyễn Huệ Chi cũng khẳng định “mạnh dạn sử dụng tất cả những hiện tượng xã hội vượt quá
khuôn khổ đạo lý thông thường làm chất liệu chính cho tiểu thuyết. Đó là bước biến đổi của thể truyện, dưới ngòi bút của ông”.
của thế kỷ hai mươi, văn học dân tộc ta thực sự chuyển sang giai đoạn hiện đại, và Hồ Biểu Chánh đã góp phần tích cực vào việc chuyển giai đoạn cho tiểu thuyết nói chung và cho văn học Việt Nam nói riêng. Có thể nói, Hồ Biểu Chánh là “một trong
những tiểu thuyết gia hàng đầu ở Miền Nam mà các tác phẩm từng được phổ biến rộng rãi, trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của đa số quần chúng trên vùng đất phương Nam tổ quốc”. Tác phẩm của ông có nhiều loại người, bắt đầu từ cuộc
sống đời thường của tầng lớp nhân dân, từ những người thấp cổ bé họng cho đến những kẻ cao sang quyền quý, từ nông thôn đến thành thị, với những thói quen sinh hoạt, những niềm vui nỗi buồn của người dân vùng đất Nam Bộ… Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng ưu điểm nổi bật nhất trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là trực tiếp tố cáo những thủ đoạn lột tô tức của địa chủ, vạch được sự tha hoá của đồng tiền trong xã hội thực dân phong kiến. Đề cao những người nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng nhân nghĩa, tinh thần phản kháng của những người lao động, khuynh hướng hiện thực của Hồ Biểu Chánh gắn liền với khuynh hướng cải lương và khuynh hướng đạo lý. Rõ ràng không có một nhà văn nào có khả năng bao quát hiện thực được như tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đặt trong tình hình văn học 30 năm đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh là một trong số ít nhà văn có công đầu trong việc đặt nền móng cho thể loại tiểu thuyết ngay trong thời kỳ chưa ổn định của văn xuôi quốc ngữ..
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà phê bình đều thống nhất ở một điểm: Hồ Biểu Chánh là nhà văn sung sức nhất của miền Nam. Ở một chừng mực nhất định, tiểu thuyết của ông đã đạt được giá trị hiện thực. Hồ Biểu Chánh đã đi tiên phong và lập công đầu trong việc đưa tiểu thuyết mới từ tình trạng phôi thai đến giai đoạn trưởng thành. Tiểu thuyết Việt Nam từ Hồ Biểu Chánh mới bắt đầu nhưng bước đi vững chắc. Ông là một tác giả quan trọng ở giai đoạn văn học 1912- 1932. Chẳng thế mà Vũ Ngọc Phan đã nhận định rằng: “Nếu đã đọc những tiểu thuyết của các
nhà văn đi tiên phong, từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận ra rằng từ Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đến bước vững vàng, để dần dần đi tới ngày nay là lúc đã có thể chia ra nhiều ngả, phân ra
nhiều loại.” [26, 336]. Sau này, trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1),
Phan Cự Đệ cũng đã có những đánh giá về Hồ Biểu Chánh: “Nếu như trước 1930
Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng ở ngoài Bắc thì ở Nam bộ, Hồ Biểu Chánh lại là tác giả được nhiều người yêu thích. Đứng về phía khối lượng và chất lượng tác phẩm mà nói thì Hồ Biểu Chánh là nhà viết tiểu thuyết đáng chú ý nhất của thời kỳ này.”
Tính chất giao thời trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng chính là đặc điểm của nền văn học giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự dung hợp của các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản xứ và ngoại lai, phương Đông và Phương Tây. Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, đã trở thành những thử nghiệm quan trọng, chuẩn bị cho sự trỗi dậy của văn xuôi tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng ở giai đoạn sau 1932 trên phạm vi cả nước. Những thể nghiệm trong việc kế thừa và cách tân về hình thức tiểu thuyết trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã trở thành những bài học quý giá cho nghệ thuật tự sự Việt Nam hiện đại.
Như vậy, cùng với những nghiên cứu của nhiều nhóm tác giả (đã được luận văn trình bày tại mục 2.2. Lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh – phần mở đầu), người viết có thể khẳng định: Hồ Biểu Chánh là một trong những người mở đường cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Và với việc tìm hiểu “Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác Hồ Biểu Chánh”, người viết hy vọngsẽ góp thêm tiếng nói trong việc khẳng định hơn vai trò của nhà văn trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại.
CHƯƠNG 2: SỰ KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG VĂN XUÔI NƯỚC NHÀ
Trong văn học cổ Việt Nam, bộ môn tiểu thuyết chưa có vị trí vinh quang như trong văn học hiện đại. Khác với thơ, bề dày truyền thống của tiểu thuyết Việt Nam được xây dựng từ những di sản rất ít ỏi của cha ông. Tuy nhiên, đó cũng là những di sản hết sức quý trọng và đáng trân trọng giúp cho các tiểu thuyết gia hiện đại và tạo đà cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Nếu nói về nguồn gốc, tiểu thuyết truyền thống Việt Nam có lẽ phải kể đến những truyện ký như Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ Mạn lục, những tiểu thuyết chữ Hán như: Hoàng Lê nhất thống chí, truyện ký dài như Thượng Kinh ký sự, và cả những Vũ Trung tùy bút, Mai Đình mộng ký... Các truyện Nôm, văn vần lục bát hay song thất lục bát đặc biệt riêng của Việt Nam như Trinh Thử, truyện Trê Cóc, truyện Song Tinh, Lục Vân Tiên, Truyện Kiều... là những tác phẩm có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự hình thành của thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh đó, truyền thống văn học ở Nam Bộ cho đến cuối thế kỷ XIX, như đã nói, chưa có được một bề dày đáng tự hào như ở Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Hai bộ phân văn học viết và văn học dân gian cùng tồn tại song hành, thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó văn học dân gian phát triển khá mạnh, đặc biệt là các loại hình thơ ca, hò vè, các hình thức truyện kể. Đặc biệt, người bình dân Nam Bộ thường sống với truyện thơ thông qua hình thức nói thơ, kể chuyện. Văn học viết ở Nam Bộ với các nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt.. đã góp phần không nhỏ, trước hết cung cấp chất liệu hiện thực cho tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ. Sau nữa, những đặc điểm như truyền thống sáng tác bằng chữ Nôm, ảnh hưởng của nghệ thuật sân khấu, nguyên lý thẩm mỹ “vì đời – vì đạo” đã được tiếp thu và kết thừa trong hầu hết các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và nhiều tác giả tiểu thuyết cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Theo nhiều nghiên cứu gần đây, từ sự xuất hiện của tiểu thuyết Thầy Lazro Phiền (1987) của Nguyễn Trọng Quản và hàng loạt các tiểu thuyết cho tới năm 1930, ở Miền Nam nói riêng và ở Việt Nam nói riêng đã hình thành nên một nền
tiểu thuyết mới, có sự kết hợp giữa tiểu thuyết truyền thống Việt Nam và kỹ thuật viết tiểu thuyết Phương Tây. Chính tiểu thuyết giai đoạn này đã góp phần hình thành và tạo đà cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Để làm được điều đó, các tác gia tiểu thuyết cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm, học hỏi và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết truyền thống của cha ông qua các tiểu thuyết chữ Hán, truyện dài, truyện ký và cả những truyện Nôm song thất lục bát, những truyên thơ lục bát được kể ở trên.
Tuy số lượng các tác phẩm được xem là tiểu thuyết trong văn học cổ rất hiếm hoi, thậm chí chỉ là những truyện dài, tiểu thuyết chữ Hán hay những truyện thơ Nôm, nhưng các nhà tiểu thuyết thời kỳ đầu như Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh... đã chọn lọc, kế thừa và tích lũy được những nét tinh hoa nhất về nghệ thuật viết tiểu thuyết truyền thống của Việt Nam. Cùng với nhiều tác giả, Hồ Biểu Chánh đã từng bước cách tân truyện thơ Nôm, cải biến từng phần hình thức cũ để truyền tải những nội dung mới. Những tinh hoa của tiểu thuyết truyền thống Việt Nam được các tác gia tiểu thuyết hiện đại kế thừa và phát huy ở nhiều bình diện về cả hình thức như kết cấu, cốt truyện, nhân vật, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ qua đó phản ánh những nội dung sâu sắc về đạo lý, con người, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.