0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHO VẬN CÔNG TY CẢNG CHÂN MÂY (Trang 29 -33 )

b. Bốc xếp và lưu kho:

2.3.3 Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi:

Đế đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi tại công ty, ta xem xét đến chỉ số lưu kho, hàng hóa xuất đi và lượng hàng còn tồn đọng, điều này cho ta nhận định đúng hơn về số vòng chu chuyển hàng hóa tại kho, thời gian lưu kho và những nhân tố giúp cho quá trình lưu kho được nhiều mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa.

Qua bảng 2.7, ta nhận thấy, năm 2009 sản lượng hàng hóa tồn kho là 2,417 ngàn MT, giảm 7,727 ngàn MT so với năm 2008, tương ứng giảm 76.17%, điều này cho

thấy kế hoạch luân chuyển hàng hóa năm 2009 tốt hơn năm 2008, đây là thành tích chủ quan của công ty, công ty đã biết bố trí kịp thời để hàng hóa không bị ứ đọng tại kho hàng, đồng thời ta cũng nhận thấy, mặt hàng cát trắng chiểm tỷ trọng cao trong cơ cấu các loại hàng hóa công ty lưu kho, và mặt hàng này chiếm không gian lưu kho lớn. Tuy nhiên, năm 2009 sản lượng mặt hàng cát trắng tồn kho giảm xuống 2993 ngàn MT so với năm 2008 tương ứng giảm 73.94%, điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của mặt hàng này được giải phóng nhanh, vòng quay chu chuyển hàng hóa nhanh hơn năm 2008.

Năm 2010, sản lượng hàng hóa tồn kho tăng lên so với năm 2009 là 5,202 ngàn MT tương ứng tăng 215.23%, điều này được nhận cho thấy mức độ lưu thông hàng hóa năm 2010 bị sụt giảm, nguyên nhân là do yếu tố khách quan từ phía các chủ hàng do chưa thỏa thuận được với đối tác về công tác làm hàng cũng như thời gian làm hàng, do vậy dẫn đến thời gian lưu kho tăng lên, làm chậm thời gian chu chuyển hàng hóa. Trong năm 2010, ta cũng nhận thấy, mặt hàng cát trắng đã tăng sản lượng tồn kho lên rất lớn, sản lượng đã tăng thêm 6,548 ngàn MT tương ứng tăng 620.66%, điều này cho thấy áp lực của không gian lưu kho hàng hóa, hàng hóa tồn kho lớn có yếu tố chủ quan lẫn khách quan của công ty, thời gian lưu kho hàng hóa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng hàng hóa lưu kho, đồng thời doanh nghiệp mất thêm chi phí lưu kho, thuê bến bãi làm hàng, bên cạnh đó, công ty cũng bị hạn chế trong công tác sắp xếp không gian cho các loại hóa còn lại.

Bảng 2.7 Sản lượng (SL) lưu và xuất kho hàng hóa tại Cảng Chân Mây. ĐVT: 1000 Mét tấn (MT) Tên hàng 2008 2009 2010 So sánh hàng tồn kho SL lưu kho SL xuất đi Tồn kho SL lưu kho SL xuất đi Tồn kho SL lưu kho SL xuất đi Tồn kho 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Cát trắng 77,480 73,432 4,048 36,762 35,707 1,055 56,786 49,183 7,603 -2,993 -73.94 6,548 620.66 Titan 12,573 11,443 1,130 5,620 5,600 20 4,760 4,760 0 -1,110 -98.23 -20 -100.00 Thiết bị 4,273 4,273 0 0 2,668 2,652 16 0 16 Gỗ lóng 11,603 6,637 4,966 8,185 6,843 1,342 1,617 1,617 0 -3,624 -72.98 -1,342 -100.00 Muối 0 6,026 6,026 0 0 0 0 Tổng hàng 105,929 95,785 10,144 56,593 54,176 2,417 65,831 58,212 7,619 -7,727 -76.17 5,202 215.23

2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận

Để đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận, ta dựa trên chỉ tiêu doanh thu, chi phí và các hệ số lợi nhuận/doanh thu (LN/DT), lợi nhuận/chi phí (LN/CP) và doanh thu/chi phí (DT/CP), các chỉ tiêu này giúp ta nhận định đúng hơn về hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận đối với hoạt động kinh doanh chung của công ty.

2.4.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận.

Qua bảng 2.8 ở phụ lục 2, ta nhận thấy doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 1,320,201,656 đồng tương ứng tăng 9.04%, tuy nhiên chi phí cho hoạt động dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 lại tăng 1,712,407,857 đồng tương ứng tăng 14.61%, điều này kéo theo lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm xuống 392,206,201 đồng so với lợi nhuận năm 2008, tương ứng giảm 13.57%. Điều này cho thấy việc thực hiện dịch vụ không hiệu quả, tốn kém chi phí đã ảnh hưởng chung đến chỉ tiêu kinh doanh chung của công ty. Nguyên nhân xuất phát từ sự tăng lên về sản lượng giao nhận không đáng kể trong khi đó, chi phí nhân công và vật tư lại tăng lên cao hơn. Bên cạnh đó, biểu cước xếp dỡ vẫn giữ nguyên như trong năm 2008, do vậy, mặc dù sản lượng giao nhận có tăng lên, tuy nhiên lợi nhuận thu về lại bị giảm xuống. Các hệ số cũng cho ta thấy được mức độ giảm lợi nhuận kéo theo ảnh hưởng của một đồng vốn bỏ ra và lợi nhuận đem lại. hệ số DT/CP năm 2009 giảm 0.0607 đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 4.87%, điều này nhận định rằng khi công ty bỏ ra một đồng chi phí, nếu theo như năm 2008 thì công ty sẽ bị mất thêm 16 đồng doanh thu. Đây là một dấu hiệu tiêu cực cho hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu lớn này.

Năm 2010, doanh thu mà dịch vụ giao nhận đem lại cho công ty là 23,609,820,998 đồng tăng thêm 7,681,079,919 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 48.22%, trong khi đó chi phí năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4,331,659,398 đồng, tương ứng tăng 32.25%, điều này đã giúp cho lợi nhuận dịch vụ này đạt được 5,848,164,469 đồng tăng 3,349,420,521 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 134.04%. Điều này là một thành tích chủ quan của công ty, nguyên nhân là do sự tăng đột biến về sản lượng giao nhận trong năm 2010, đồng thời là sản lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh khiến công tác thực hiện dịch vụ giao nhận thường xuyên được thực hiện gấp rút để tránh ứ đọng hàng hóa, bên cạnh đó, với sự lớn mạnh của thương hiệu cảng Chân Mây, và được sự uy tín

các yếu tố khách quan từ phía nền kinh tế và sự chủ động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, đó là với sự phục hồi kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng đã khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nội địa những nguồn hàng cần thiết, do vậy đã khiến cho lượng hàng giao nhận qua cảng tăng lên, tăng doanh thu đáng kể cho công ty.

Khi so sánh các hệ số trong năm 2010 với năm 2009, ta cũng nhận định được mức tăng lợi nhuận là như thế nào, so với năm 2009, hệ số DT/CP của công ty trong dịch vụ giao nhận của công ty tăng 0.1432 đồng tương ứng tăng 12.07%, điều này nhận định rằng một đồng chi phí công ty bỏ ra thêm so với năm 2009 cho hoạt động dịch vụ giao nhận năm 2010 , công ty sẽ thu về thêm 7 đồng doanh thu so với năm 2009, tương tự hệ số lợi nhuận/chi phí công ty đạt 0.3293 đồng, tăng so với năm 2009 là 0.1432 đồng, tương ứng tăng 76.97%, có nghĩa rằng công ty sẽ thu thêm 7 đồng lợi nhuận năm 2010 so với lợi nhuận năm 2009 khi công ty bỏ ra thêm 1 đồng năm 2010 so với chi phí bỏ ra năm 2009 cho hoạt động dịch vụ giao nhận. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động giao nhận năm 2010 của công ty là rất hiệu quả, đem lại cho lợi nhuận công ty tăng thêm đáng kể, điều này tạo động lực rất lớn cho cán bộ công nhân viên tiếp tục phát huy năng lực, nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp, bên cạnh đó, lợi nhuận tăng giúp công ty ổn định nguồn vốn cho các kế hoạch mở rộng diện tích cảng và tăng năng suất công việc.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHO VẬN CÔNG TY CẢNG CHÂN MÂY (Trang 29 -33 )

×