năng
Các doanh nghiệp kinh doanh cần hết sức nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường, nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường châu Phi để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Để tiếp cận thị trường châu Phi doanh nghiệp cần phải kiên trì, linh hoạt do thị trường châu Phi có tính thay đổi cao và ít tính nhất quán.
KẾT LUẬN
Châu Phi là một thị trường vẫn còn mới đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài nói chung và với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Khu vực này được thế giới đánh giá là một “người khổng lồ đang trỗi dậy” sau một thời gian dài với những bất ổn chính trị, bị cấm vận kinh tế kìm hãm sự phát triển; do đó là một điểm đến đầy tiềm năng và những hứa hẹn cho các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, phương Tây và một số nước châu Á mới nổi khác, trong đó nổi bật nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Đây là một thị trường có sức mua lớn với gần 1 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và GDP nói riêng thuộc vào hàng cao trên thế giới, dự báo trong những năm tới vào khoảng 7-8%/năm và có thể hơn thế. Hơn nữa, đòi hỏi của thị trường này đối với hàng hóa lại không cao như các thị trường truyền thống khác. Vì thế, đây chính là cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và khai phá các thị trường này.
Tuy nhiên đây cũng là một thị trường có quá nhiều rủi ro và những điều kiện bất lợi đòi hỏi các doanh nghiệp phải mạnh dạn khai thác, có nguồn lực nhất định để đảm bảo có thể tận dụng được tối đa tiềm năng của cả hai bên và đảm bảo có lợi. Đây là một yêu cầu không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt rong điều kiện kinh tế khó khăn, doanh nghiệp tư nhân chủ yếu quy mô nhỏ và sự hỗ trợ của Nhà nước về mọi mặt nói chung còn có những hạn chế nhất định. Mặt khác do sự đầu tư của bản thân các doanh nghiệp chưa đủ mạnh trong khi sự e ngại khó khăn ở các thị trường này lại quá lớn, do đó số lượng các doanh nghiệp hợp tác làm ăn với thị trường này còn rất nhỏ, và nếu có thì hiệu quả cũng chưa thực sự khả quan, chưa xứng đáng với tiềm năng của cả hai bên và không đủ mạnh để cạnh tranh với các đối hủ châu Á khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Điều này
có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và sự mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nói riêng.
Trong điều kiện hiện nay, khi các thị trường truyền thống đã trở nên bão hòa với nhiều mặt hàng của Việt Nam và yêu cầu cần thiết của việc mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng, Nhà nước Việt Nam đã có định hướng mở rộng hợp tác với các đối tác tại thị trường châu Phi và cũng đã có những biện pháp và hành động cụ thể. Tuy nhiên đó mới chỉ là những bước đầu tiên cho mối quan hệ ngoại giao kinh tế lâu dài về sau. Yêu cầu tiếp theo không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả những thay đổi đối với Nhà nước. Chúng ta buộc phải thay đổi những chính sách và cả cách tiếp cận để có thể khai thác có hiệu quả mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai bên.
Trên cơ sở đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi trong thời gian qua (từ năm 2001 đến hết 2 tháng đầu năm 2012), tìm hiểu những lợi thế và khó khăn của thị trường này và của bản thân các doanh nghiệp Việt Nam; qua đó đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và kiến nghị với các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường châu Phi trong thời gian tới (đến năm 2020) – một yếu tố quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế Việt Nam cũng như tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác ngoại giao kinh tế nói chung giữa hai bên trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đinh Thị Thơm – “ Thị trường một số nước châu Phi – cơ hội đối với Việt Nam” – Viện KHXH Việt Nam, Viện thông tin KHXH, NXB KHXH 2007. 2. PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền – “Châu Phi - Một số vấn đề kinh tế và chính trị nổi bật từ sau chiến tranh lạnh và triển vọng” - Viện Nghiên cứu Châu Phi- Trung Đông – NXB KHXH 2011
3. GS.TS Nguyễn Văn Thường – “Quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi – Thực trạng và giải pháp” – NXB ĐHKTQD 2007 II. Website 1. http://www.baocongthuong.com.vn/ 2.http://www.fad.danang.gov.vn/ 3. http://www.ttnn.com.vn/ 4. http://tapchicongnghiep.vn/News/ 5. http://www.vcci.com.vn/ 6.http://vietfish.org/ 7.http://www.vietinbank.vn/ 8.http://www.vinafrica.com/en/ 9.http://vinanet.vn/
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP –