Một số mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 30 - 49)

Cùng với việc mở rộng thị trường, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi cũng được đa dạng hóa hơn nhiều: nếu như trong thập kỷ 90, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang châu Phi là gạo, thì những năm gần đây, ta đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện – điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt đồ chơi trẻ em, mì ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp..., mặc dù giá trị xuất khẩu chưa cao.

Đối với Việt Nam, châu Phi không phải là một thị trường khó tính. Những mặt hàng mà châu Phi cần, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng, miễn là với giá cả phải chăng, đặc biệt mặt hàng gạo của Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người dân châu Phi.

Cho đến nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi tập trung vào gạo, hàng điện tử và linh kiện, dệt may, sản phẩm cao su, giày dép, cà phê, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng và chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, nông sản chưa qua chế biến. Điều này dẫn tới nguy cơ làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa tương tự của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Đây cũng là những mặt hàng châu Phi có nhu cầu cao do phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng không khắt khe. Trong đó, gạo vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu.

Do châu Phi là thị trường có sức mua thấp và khả năng thanh toán hạn chế, nên từ lâu các doanh nghiệp Việt Nam đã khắc phục bằng cách bắt đầu từ những lô hàng nhỏ để thăm dò thị trường, dần tiến tới đa dạng các loại sản phẩm. Một số mặt hàng của Việt Nam thành công tại thị trường châu Phi bằng phương cách này, như: mặt hàng may mặc ở Nam Phi tiến tới mở rộng ra gạo, nhựa, gia vị, hàng điện tử, dây cáp điện; mặt hàng xe máy ở Angola sau đó mở rộng ra Algeria, Ghana để tiêu thụ ở các thành phố và nông thôn châu Phi.

2.2.3.1. Gạo

Gạo ngày càng trở thành loại lương thực quan trọng nhất của người dân châu Phi và với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng gia tăng. Mặt khác, giá gạo hiện giờ không còn quá cao so với mặt thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi. Những nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria, Senegal, Coast d’Ivoire, Nam Phi, Ghana, Algeria, Tanzania, Cameroon, Guinea… Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo đồ chất lượng cao là Nam Phi và Nigeria, các nước châu Phi khác chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm giá rẻ. Năm 2011, châu Phi nhập khẩu khoảng 9,8 triệu tấn gạo.

Năm 2001, gạo Việt Nam mới chỉ có mặt tại 24/54 nước châu Phi thì đến năm 2011, con số này đã là 34/54 nước châu Phi, với tổng giá trị xuất khẩu đạt

707.909.900 USD, tăng 26,7% so với năm 2010 và chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Senegal (169.728.907 USD), Bờ Biển Ngà (138.811.439 USD), Cộng hòa Guinea (78.078.861 USD), Ghana (77.029.790 USD), Cameroon (42.893.772), Angola (27.472.601USD), Sierra Leone (24.174.201 USD), Mozambique (22.054.121 USD).

Bảng 2.5. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi năm 2011

Quốc gia Senegal Bờ Biển Ngà

CH Guinea

Ghana Cameroon Angola Sierra Leone Mozambique Giá trị (Triệu USD) 169,73 138,81 78,08 77,03 42,89 27,47 24,17 22,05 Tỷ trọng so với cả châu Phi (%) 23,98 19,61 11,03 10,88 6,06 3,88 3,14 3,11

Biểu 2.5. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại

châu Phi năm 2011

(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Bộ Công thương)

Hiện gạo Việt Nam trên thị trường này đang chịu sự cạnh tranh từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ (trong đó Thái Lan đứng đầu về số lượng và chủng loại gạo) do xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi chủ yếu qua trung gian là các thương nhân châu Âu và Liban nên giá cả bị đẩy lên khá cao.

2.2.3.2. Dệt may

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước năm 2011 đạt 14,04 tỷ USD, chiếm 14,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước, tăng 25,28% so với năm 2010; trong đó riêng tháng 12 kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11,5% so với tháng 11/2011.

Mặc dù Việt Nam là một trong 8 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới, song sự hiện diện của nhóm hàng này tại thị trường châu Phi còn khá khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, Nam Phi là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối, nhưng mới đạt 22,73 triệu USD trong năm 2011

Bảng 2.6. Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi năm 2011

Quốc gia Nam Phi Ai Cập Angola Ghana Nigeria

Giá trị (Triệu USD) 20,78 9,016 7,4 7,04 0,3434

(Nguồn: Bộ Công thương)

Biểu 2.6. Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi năm 2011

(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Bộ Công thương)

2.2.3.3. Thủy hải sản

Từ 5 năm nay, thủy sản luôn là một trong năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại thị trường châu Phi.

Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản sang 29 trên 55 quốc gia châu Phi với tổng giá trị 108,8 triệu USD, tăng 13% so với năm

2010. Các thị trường nhập khẩu nhiều thủy hải sản của Việt Nam nhất là Ai Cập (62,8 triệu USD), Algeria(12,1 triệu USD), Tunisia(5,3 triệu USD), Cameroon (4,5 triệu USD), Nigeria (4,4 triệu USD), Morocco (4,3 triệu USD).

Bảng 2.7. Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi năm 2011

Quốc gia Ai Cập Algeria Tunisia Cameroon Nigeria Morocco

Giá trị (Triệu USD) 62,8 12,1 5,3 4,5 4,4 4,3 Tỷ trọng so với cả châu Phi 57,72 11,12 4,87 4,14 4,04 3,95

(Nguồn: Bộ Công thương)

Biểu 2.7. Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi năm 2011

Xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân nhiều nước châu Phi đang mở racơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận. Với 3.500 km bờ biển, hiện Morrocco đang kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại nước này.

2.2.4. Hình thức xuất khẩu

2.2.4.1. Xuất khẩu trực tiếp

Để có thể xuất khẩu sang châu Phi, nhất là những nước nghèo bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực, đầu tư ban đầu rất lớn trên cả 2 phương diện vật lực và nhân lực với sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước, bản thân doanh nghiệp khi đã có những giao dịch trực tiếp với một đối tác châu Phi cần có biện pháp duy trì mối quan hệ đó mang tính ổn định, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau. Hình thức mở showroom giới thiệu sản phẩm cũng là một trung tâm giao dịch đáng chú ý.

Thực tế, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập tốt hình thức này và có hiệu quả nhưng còn nhỏ lẻ. Các tham tán Việt Nam cũng cho rằng, doanh nghiệp nên nghiên cứu khả năng đầu tư tại các nước châu Phi một số ngành như: thủy sản, chế biến gỗ, công nghiệp nhựa, dược phẩm, chế biến nông sản.

2.2.4.2. Xuất khẩu qua trung gian

Đây là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi từ trước tới nay. Trên thực tế, hiện nay, sản phẩm của Việt Nam, nhất là mặt hàng gạo chủ yếu được xuất qua các công ty trung gian của châu Âu là những doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm tại châu Phi, có tiềm lực tài chính mạnh. Do đó hàng hóa Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh với khá nhiều áp lực từ các thị trường châu Á khác như Thái Lan, trung Quốc, Ấn Độ,… về hầu hết các loại mặt hàng.

2.2.4.3. Xuất khẩu tại chỗ

Đầu tư trực tiếp vào châu Phi để khai thác tối đa nguồn lực và tiêu thụ ngay tại các thị trường này là một phương thức thâm nhập có hiệu quả đối với thị trường này. Tuy nhiên hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều này do ngại khó khăn, mạo hiểm khi đầu tư vào một thị trường còn đang “ngủ yên” như thế, mà chủ yếu vẫn chỉ xuất khẩu theo hai hình thức trên trong khi đến nay một số nước đã có những doanh nghiệp làm ăn ngay tại đây và đạt được những hiệu quả nhất định. Do đó xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi vẫn đang ở dạng “tiềm năng” mà chưa khai thác được lợi thế của hai bên

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012

2.3.1. Ưu điểm

2.3.1.1.Có quan hệ thương mại với 54/54 nước châu Phi

Cho tới nay, VN đã có quan hệ thương mại với tất cả 54 nước trong khu vực. Chính Phủ đã có chương trình hành động thục đẩy quan hệ ngoại giao Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2011 – 2015, hiện có 9 đại sứ quán và 5 cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước. Việt Nam đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật với một số nước của châu Phi. Sau khi là thành viên của WTO, thuận lợi nhất để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi là hàng hóa được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan hơn.

2.3.1.2. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh

Kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi tăng nhanh qua các năm (218,1 triệu USD năm 2001 lên đến 3,4 tỷ USD năm 2011) với tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng ngoại thương (khoảng 30-35% giai đoạn 2001-2010) và giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng cao hơn nhiều lần so với nhập khẩu.

2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng được cải thiện

sản, hàng chưa qua chế biến), đến nay đã bắt đầu chuyển hướng sang các mặt hàng tiêu dùng và hàng điện tử gia dụng, máy móc thiết bị có giá trị cao hơn.

2.3.1.4. Cơ hội mở rộng xuất khẩu đến các khu vực khác

Việc thâm nhập vào thị trường châu Phi còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khu vực Trung Đông. Và thực tế, quan hệ buôn bán với các nước Trung Đông cũng đã có những tăng trưởng đáng kể trong hơn một thập kỷ qua.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu chưa xứng với tiềm năng của hai bên

Tuy tăng nhanh nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi thực sự chưa xứng đáng với tiềm năng của hai bên và khả năng sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Hàng năm con số này chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 2011 cao nhất, với tỷ lệ 3,5%) trong khi lẽ ra chúng ta có thể đạt được một con số khả quan hơn thế nhiều.

2.3.2.2. Hàng hóa Việt Nam chưa tạo được sức cạnh tranh với hàng hóa các nước châu Á khác

Tuy cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu hai chiều được cải thiện, ngày càng đa dạng hơn, tuy nhiên vẫn với các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang châu Phi là gạo, đá quý, dệt may, thủy sản, cà phê... mà các nước trong khu vực châu Phi đang có nhu cầu nhập khẩu rất lớn, đặc biệt đối với các mặt hàng sử dụng công nghệ cao hơn như các linh kiện điện tử, máy móc công – nông nghiệp, phụ tùng xe máy,… mà Việt Nam có đủ khả năng và tiềm năng cho xuất khẩu. Trong khi đó các nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ lại được cho là hiểu nhu cầu của châu Phi hơn nên việc họ đang ngày càng làm chủ trên thị trường này là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Ngoài ra, việc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu qua trung gian làm giá cả tăng cao và ảnh hưởng đến thời gian đã làm cho hàng hóa Việt giảm tính cạnh tranh nhiều so với các nước trong khu vực.

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường châu Phi giai đoạn 2001 – 2012

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

2.3.3.1.1. Khoảng cách địa lý xa xôi

Khoảng cách địa lý xa xôi khiến việc tìm hiểu thông tin cũng như vận chuyển hàng hóa, thanh toán và những vấn đề liên quan trở nên khó khăn, cộng với việc phải thông qua trung gian là châu Âu, nên đã làm giảm sự đáng kể sự phát triển giao thương giữa hai nước, đặc biệt là xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Phi.

2.3.3.1.2. Sự cạnh tranh từ các nước châu Á khác

Càng ngày sự ảnh hưởng của các nước châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, mới đây là Indonesia, càng lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự “đổ bộ” ồ ạt của hàng nông sản, hàng tiêu dùng công nghệ cao và đầu tư. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi chúng ta dù xác định được quan điểm và mục tiêu đúng đắn nhưng hướng đi vẫn chưa phù hợp.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

2.3.3.2.1. Nguyên nhân từ phía châu Phi

a. Cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc yếu kém

Đây là nguyên nhân đầu tiên làm giảm tính hấp dẫn của thị trường này, vì các đối tác sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi trong vấn đề tìm hiểu bạn hàng, vận chuyển, liên lạc, thanh toán, đặt trụ sở làm ăn,…

b. Nguồn tài chính có hạn, khả năng thanh toán kém

Nguồn tài chính có hạn của các doanh nghiệp; hệ thống thanh toán chưa thuận tiện, thường phải nhờ đến các tổ chức tài chính đặt tại châu Âu là những nguyên nhân chính khiến giao thương Việt Nam – châu Phi chưa phát triển. c. Tình trạng lừa đảo thương mại ngày càng nhiều và tinh vi

Tình trạng này ngày càng phổ biến và tinh vi hơn tại châu Phi, đặc biệt là các quốc gia Tây Phi, gây ra những tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp

nước ngoài hợp tác làm ăn, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Việt Nam ngại hợp tác với châu Phi, vì thế mà làm giảm sự phát triển của hoạt động trao đổi thương mại nói chung.

d. Các rào cản thương mại

Đến nay, các rào cản thương mại nhiều nước châu Phi đặt ra khiến việc giao thương vẫn chưa phát triển đúng như tiềm năng của nó kể cả trong và ngoài khối. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản lẽ ra phải được dỡ bỏ từ lâu này.

2.3.3.2.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam

a.Nguyên nhân từ phía Nhà nước

- Mạng lưới đại diện thương mại quá mỏng

Hiện nay số lượng cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại vẫn còn rất mỏng, chưa đủ bao quát hết các thị trường để giúp doanh nghiệp hai bên tìm hiểu kỹ và thâm nhập vào thị trường của nhau (tính đến nay Việt Nam mới chỉ có 9 đại sứ quán và 5 cơ quan thương vụ đặt tại một số ít ỏi các nước châu Phi; còn châu Phi mới chỉ có 4 quốc gia có đại sứ quán đặt tại Việt Nam) lại kiêm nhiệm nhiều, công tác nghiên cứu thị trường chưa được coi trọng nên chưa theo dõi kịp thời những thay đổi về cơ chế chính sách và diễn biến thị trường. Đây thực sự là một bất lợi đối với các doanh nghiệp có ý định mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực này.

- Hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện chưa đa dạng, hiệu quả

các hoạt động xúc tiến thương mại chưa đa dạng – hiệu quả, chưa được đặt lên hàng đầu: các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại khu vực thị

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w