CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Hạ Long (Trang 31 - 36)

CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH HẠ LONG

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦACÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH HẠ LONG

3.1.1 Dự báo về sự phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2015

Bảng 3.4 Dự báo sự phát triển của công ty đến năm 2015

Doanh thu 775.000.000 830.000.000 920.000.000 Lợi nhuận 70.000.000 85.000.000 100.000.000 Số người lao động 18 20 20 Thu nhập bình quân 2.000.000 2.500.000 3.000.000 Đơn vị : VNĐ

Mặc dù nền kinh tế sẽ còn tiếp tục khó khăn, nhưng dựa vào tình hình thực tế cũng như mục tiêu công ty hướng tới thì trong giai đoạn 2013 – 2015, công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận, tìm kiếm hợp đồng mới đảm bảo doanh thu tiếp tục tăng với tốc độ tăng khoảng 7 - 8% mỗi năm. Lợi nhuận của công ty cũng tăng khoảng 20 - 22 % so với năm trước. Thu nhập bình quân mỗi người lao động cũng sẽ tăng lên nhằm đảm bảo cho cuộc sống nhân viên.

3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh của công

3.1.2.1 Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ

Dựa trên cơ sở mục tiêu mà công ty đề ra, công ty đã định hướng đi về thị trường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn tới :

- Tiếp tục đầu tư vào vào thị trường Hà Nội với những chiến lược, chính sách mới do doanh thu chủ yếu vẫn do thị trường Hà Nội đem lại.

- Đầu tư mở rộng thị trường ra các tỉnh xung quanh Hà Nội với mục tiêu khai thác các thị trường mới để doanh thu đưa về chiếm khoảng 20 – 30% doanh thu cả công ty.

3.1.2.2 Định hướng phát triển sản phẩm

Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn dẫn tới chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, do thể hiện trực tiếp nhu cầu khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì doanh nghiệp mới tồn tại được trên thị trường. Công ty tiếp tục liên kết với nhà phân phối, nhập sản phẩm mới, đa dạng, đa dụng cùng các sản phẩm liên quan để đáp ứng thị trường và cạnh tranh với công ty khác.

3.1.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ du lịch Hạ Lọng nói riêng. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cấp bách và cần thiết. Ngay trong năm 2013, công ty thực hiện mở các lớp kỹ năng mềm ngắn hạn cho nhân viên bán hàng, các lớp sẽ mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm đến giao lưu và truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên. Đồng thời

khuyến khích nhân viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, và có hỗ trợ thêm cho nhân viên trong quá trình học tập.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦACÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH HẠ LONG

3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm .... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được.

Các doanh nghiệp có nhiều những người thợ giỏi, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao thì dần dần các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành được các trang thiết bị công nghệ mới.

Việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng qui trình máy móc, thiết bị mới đàu tư. Nhu cầu đào tạo của Doanh nghiệp bắt nguồn từ đòi hỏi về năng lực và trình độ cần đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ và tương lai. Do đó, việc xác định nhu cầu đào tạo phải do trực tiếp các phòng ban chức năng tiến hành dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Doanh nghiệp qua khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đáp ứng của CBCNV dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp và các phiếu điều tra cho phép các phòng ban chức năng xác định nhu cầu giáo dục, đáo tạo. Phòng tổ chức tổng hợp các nhu cầu đó đồng thời dựa trên các yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược để xây dựng kế hoạch đào tạo.

3.2.2 Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh.

Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.

Một thực tế là các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về vốn. Vốn góp phần rất quan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp. Trong cơ chế mới rõ ràng là các doanh nghiệp không thể chờ vào nhà nước. Hiện nay tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của các oanh nghiệp còn rất cao chiếm trên 60% điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp cần phải tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên bằng cách hàng năm trích một phần lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu, để giảm vốn vay tiết kiệm chi phí trả lãi, làm tăng lợi nhuận.

Do thiếu vốn như vậy, các doanh nghiệp phải huy động vốn từ mọi nguồn có thể được và có biện pháp để sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp có thể huy động bằng nguồn vốn vay trả chậm, các tổ chức, đơn vị kinh tế khác và của các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Để sử dụng vốn có hiệu quả, Doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác. Giải phóng hàng tồn kho không dự kiến bằng cách giảm giá bán hoặc tìm kiếm khách hàng trên các thị trường ngoại tỉnh. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý đầu tư chiều sâu, đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa.

Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm hút bớt số vốn và giảm thời gian vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Các biện pháp cụ thể là: đẩy nhanh tiến độ sản xuất tránh tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm thời gian từ đó có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, cần tổ chức một cách hợp lý các kênh tiêu thụ,đi liền với nó là các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng. Về tình hình thanh toán công nợ doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp sao cho có thể thu hồi các khoản nợ một cách nhanh nhất nhằm tăng nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp để nhanh chóng mở rộng tái sản xuất. Nếu doanh nghiệp thực hiện được các biện pháp này thì sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn góp phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty.

Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từnh giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp. Cụ thể là:

Thứ nhất, một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường hay sản phẩm có chất lượng cao.

Thứ hai, một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi doanh nghiệp đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số.

Thứ ba, áp dụng mức giá thấp hơn 2% đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦACÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH HẠ LONG

Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ du lịch Hạ Long không chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố bên trong thuộc phạm vi giải quyết của công ty, mà còn phải chịu những nhân tố bên ngoài vượt ra khỏi phạm vi giải quyết của công ty. Có những nhân tố ảnh hưởng đó phụ thuộc vào hành động của nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ du lịch Hạ Long, xin có một số kiến nghị với nhà nước như sau:

3.3.1 Hỗ trợ vay vốn

Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ du lịch Hạ Long cũng như nhiều doanh nghiệp khác hiện nay đang thiếu vốn kinh doanh. Vì vậy để có thể nâng cao được hiệu qủa sử dụng vốn và huy động tốt các nguồn phục vụ sản xuất, nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ về vốn như:

- Có một môi trường pháp lý ổn định, lành mạnh và hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình.

- Cải tiến, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, tăng số tiền vay và thời hạn cho vay cho phù hợp với tiêu chuẩn kinh doanh, tránh tình trạng chỉ cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn;

- Thành lập hệ thống tín dụng có tính chất hỗ trợ của nhà nước như ngân hàng đầu tư phát triển cho vay vốn với lãi suất ưu đãi

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán các khoản nợ của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Hạ Long (Trang 31 - 36)