Công nghệ sau thu hoạch:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Trang 44 - 45)

V. Mức độ ảnh hưởng:

7.Công nghệ sau thu hoạch:

Công nghệ sau thu hoạch là ngành đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về công nghệ sau thu hoạch; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong bảo quản chế biến nông sản.

 Sinh viên theo học sẽ được đào tạo để có kiến thức cơ bản về thành phần, tính chất vật lý, sinh học, hoá học của các loại nông sản; thành phần dinh dưỡng của các loại nông sản, thực phẩm; các quá trình công nghệ bảo quản và chế biến nông sản; kỹ thuật và thiết bị bảo quản và chế biến nông sản; an toàn thực phẩm có năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào sản xuất trong lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản.

 Tố chất cần có: trước tiên, cần có niềm đam mê khoa học và công nghệ, thích nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm. Bên cạnh đó, tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của người khác luôn là những tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành Công nghệ sau thu hoạch.

8. Hóa dược

 Hóa Dược là một ngành công nghiệp kỹ thuật cao, lại mang tính chất đa ngành và đang phát triển không ngừng nên cơ hội phát triển nghề nghiệp cho những kỹ sư ngành này hết sức rộng lớn. Chương trình đào tạo chuyên ngành Hóa dược sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở ngành về Hóa học cũng như các kiến thức cơ bản về dược lý học và các tác động của thuốc trong cơ thể, quá trình phát hiện, sàng lọc, tổng hợp dược phẩm, các phương pháp tách chiết và cô lập các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học,

Trang 45

 Nhu cầu nguồn nhân lực về hóa dược rất lớn vì vậycơ hội nghề nghiệp cho các Kỹ sư Hóa dược rất nhiều. Cụ thể là có thể làm việc tại các công ty dược phẩm (Dược Hậu Giang, CTCP Dược Phẩm TƯ 1, Dược phẩm Hoa Linh,.. , các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc ngành công nghệ hóa học và hóa dược, mỹ phẩm Ngoài ra, Kỹ sư Hóa dược còn có thể tham gia các ngành như công nghệ nano, công nghệ sinh học, y sinh, thực phẩm và phụ gia thực phẩm, dinh dưỡng, mỹ phẩm và sản phẩm cá nhân...

 Sản phẩm của Kỹ sư Hóa Dược rất đa dạng, đa năng: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng (ví dụ như thức uống dinh dưỡng thay bữa ăn chính , các sản phẩm chăm sóc cá nhân (petroleum jelly dùng để làm lành các vết b ng, vết thương ngoài da bị khô; gel giữ ẩm

 Để làm ra các sản phẩm đó, sinh viên Hóa Dược được trang bị kỹ năng và kiến thức để:

 Khám phá, phát minh, thiết kế, xác định và tổng hợp các chất có tác dụng hoạt tính sinh học; nghiên cứu sự chuyển hóa, giải thích cơ chế tác động của chúng ở mức độ phân tử;

 Xây dựng các mối quan hệ giữa cấu trúc và tác dụng sinh học hay tác dụng dược lý (gọi là SAR và mối quan hệ định lượng giữa cấu trúc và tác dụng sinh học hay tác dụng dược lý (gọi là QSAR .

 Thuộc một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu , cơ hội nghề nghiệp cho các Kỹ sư Hóa dược vô cùng rộng lớn. Để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình, sinh viên ngành này không những phải có kiến thức chuyên ngành vững chắc mà còn phải thành thạo tiếng Anh và kỹ năng làm việc, kỹ năng học tập suốt đời để bắt kịp tốc độ phát triển của ngành Hóa Dược thế giới.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Trang 44 - 45)