II. Phần Làm văn Câu 1 (2 điểm)
c, Đánh giá, nâng cao:
- Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của Nhân dân trong việc kiến tạo, xây dựng, bảo vệ, làm chủ Đất Nước. Những nhận thức về vai trò của Nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của Đất Nước ở góc độ địa lý- lịch sử -văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” đã được diễn tả bằng một
hồn thơ đậm đà màu sắc dân gian, làm phong phú thêm cho ý niệm về Đất Nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt
mới mẻ. 0,5
PHỤ LỤC 4:
Một số kinh nghiệm kiểm tra viết bài (thời gian 120 phút).
Các hình ảnh giờ kiểm tra và bài thi của HS gửi vào nhóm lớp Classroom.
PHỤ LỤC 5: Kiểm tra, đánh giá. Phiếu học tập Họ và tên học sinh:……… Lớp:……… Tổng điểm: /5 điểm ĐỀ BÀI Phần 1: Đọc-hiểu (3 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới này tôi đã đi nhiều nơi
Thấy nhiều sách truyện hay, hoàn hảo Nhưng cuốn sách vĩ đại của cuộc đời Là trái đất, mới chỉ là bản thảo.
Nhiều lỗi sai trong cuốn sách địa cầu Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng… Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên trang giấy trắng.
(Trích “Những ngôi sao xa” – Raxun Gamazatop)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ gì?
Câu 2: Anh (chị) hãy chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “Cuốn sách vĩ đại của cuộc đời Là trái đất, mới chỉ là bản thảo”.
Câu 4: Anh/chị hiểu tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ:
“ Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng”.
Phần 2: Làm văn (2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc làm của bản thân góp phần hoàn thiện cuốn sách cuộc đời.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
Phần 1: Đọc- hiểu 3,0
1 Văn bản trên sử dụng thể thơ tự do 0,5
2 Học sinh kể 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: ẩn dụ, liệt kê, so
sánh… (mỗi biện pháp tu từ kể đúng được 0,25 điểm)
- Ẩn dụ: “cuốn sách”- thế giới rộng lớn với nhiều mảnh đời cơ cực…
- Liệt kê: “Nhiều vết bẩn”, “nhiều chương cay đắng”…
0,5
3 - Tác giả cho rằng “cuốn sách vĩ đại nhất của cuộc đời” là “trái đất”, đó là cuốn sách vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu, chứa đựng cả kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại chưa thể khám phá hết được. Nhưng cuốn sách đó mới chỉ là “bản thảo” – văn bản được viết lần đầu tiên, còn nhiều lỗi sai, “nhiều vết bẩn”, “nhiều chương cay đắng”, cũng như thế giới này còn nhiều khổ đau, nhiều điều chưa hoàn hảo, chưa tốt đẹp. Hai câu thơ thể hiện nhận thức sâu sắc của tác giả về hiện thực cuộc đời còn nhiều khổ đau, bất hạnh
cần được sẻ chia, yêu thương 4 - Gợi ý:
Hai câu thơ: “Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng” đã thể hiện niềm mong ước, khát khao mãnh liệt của tác giả được “chữa gọt từng câu” và “chép lại hoàn toàn” cuốn sách vĩ đại của cuộc đời - tự mình làm cho thế giới tốt đẹp, hoàn hảo hơn để không còn “những chương”, những mảnh đời cay đắng, bất hạnh. Đó là ước muốn cao cả của một trái tim nhân hậu, yêu thương con người. Hai câu thơ cũng đánh thức tình người trong mỗi con người, bởi “Thiên đường được tạo ra cho những trái tim dịu dàng, địa ngục cho những trái tim không biết yêu thương” (Voltaire)- yêu thương sẽ tạo ra thiên đường…
1,0
Phần 2: Tạo lập văn bản
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc làm của bản thân góp phần hoàn thiện cuốn sách cuộc đời.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
những việc làm của bản thân góp phần hoàn thiện cuốn sách cuộc đời.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận.
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể triển khai theo
hướng:
- Mở đoạn: Cuộc đời của bạn cũng giống như một cuốn sách mà bạn chính là tác giả của cuốn sách ấy. Bởi vậy, bạn viết gì vào “cuốn sách cuộc đời” để nó trở nên tốt đẹp, có giá trị? (HS có thể nêu vấn đề trực tiếp).
- Thân đoạn:
+ Bàn luận: Một số đóng góp bản thân cho xã hội:
~ Học tập tốt, xây dựng đất nước; Tu dưỡng đạo đức, trở thành công dân tốt; Giúp đỡ mọi người.
~ Sống nhân ái, yêu thương, chia sẻ với mọi người…
~ Luôn chủ động lập trình cuộc sống, có ý chí vươn lên vì cuộc sống giống như một cuốn sách, một vài chương khá buồn, một vài chương hạnh phúc, một vài chương khá thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang, bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo.
+ Dẫn chứng: nhiều bạn trẻ đã viết vào cuốn sách cuộc đời của mình những chương đẹp nhất như Lê Hữu Hiếu…
+ Bàn luận mở rộng: một số bạn trẻ sống không mục đích, không ước mơ, luôn than vãn, tự ti, tuyệt vọng, ngại khó ngại khổ…họ
0,25
0,25
đang viết vào cuốn sách cuộc đời những trang vô nghĩa, đẩy lùi sự phát triển của xã hội.
- Kết đoạn:
+ Bài học: ta không thể lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng sẽ lựa chọn thái độ sống và thái độ sống quyết định cuốn sách cuộc đời của bạn có ý nghĩa.
( Lưu ý: trên đây là cấu trúc đoạn văn tổng – phân – hợp, GV cần tôn trọng những suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề mà thí sinh đưa ra, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục, không trái với đạo đức và pháp luật).
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt