PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu MỘT số KINH NGHIỆM dạy học TRỰC TUYẾN (dạy học ONLINE) TRONG ôn THI THPT QUỐC GIA môn NGỮ văn (Trang 27 - 30)

- Học sinh làm bài kiểm tra đạt từ 50% tổng số điểm của từng câu trở lên là đạt yêu cầu.Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đọc hiểu, tạo lập

PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.

PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

PHỤ LỤC 1: Một số kinh nghiệm dạy-học phần đọc-hiểu. *Hoạt động 1: Khởi động.

HS sử dụng phần trò chuyện để trả lời các câu trắc nghiệm và tự luận ngắn.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Sơ đồ thao tác lập luận trong văn nghị luận:

*Hoạt động 3: Luyện tập.

Đáp án Bài tập 1:

Câu 1: Nhận biết (0,5 điểm)

- Phương pháp: Nhớ lại các phương thức biểu đạt, căn cứ vào dấu hiệu nhận biết của từng phương thức.

- Trả lời: Phương thức biếu dạt chính: nghị luận

Câu 2: Nhận biết (0,5 điểm )

- Phương pháp: đọc và tìm ý trong văn bản

- Trả lời: Vì con người vẫn dễ bị tổn thương và đe dọa bởi thiên nhiên đến nhường nào. Một dịch bệnh mới vẫn luôn có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và sự chuẩn bị ứng phó, ngăn ngừa bệnh dịch của con người chưa bao giờ có thể coi là đủ được

Câu 3: Thông hiểu (1,0 điểm)

• Yêu cầu: HS trình bày được các ý sau:

- Tác động của dịch bệnh tới đời sống xã hội, tới nền kinh tế là vô cùng nghiêm trọng

- Hệ lụy lâu dài tới kinh tế và con người vì: cần thời gian để khắc phụ, khôi phục…, đời sống con người bị ảnh hưởng…

Câu 4: Vận dụng (1,0 điểm)

• Yêu cầu: HS trình bày quan điểm cá nhân, có lí giải thuyết phục

• Nội dung: đây là dạng đề mở, HS có thể tham khảo các ý sau

- Đồng tình/ không đồng tình: HS trình bày ý kiến cá nhân, sẽ nghiêng về đồng tình.

- Lí giải vì:

+ Dịch bệnh lây lan toàn xã hội, không phân biệt sắc tộc, quốc gia, tôn giáo, giàu hay nghèo. Nếu chúng ta không cùng nhau chia sẻ những khó khăn thì không đẩy lùi được dịch bệnh.

+ Các quốc gia phải cùng hợp tác để tranh lây lan trong cộng đồng, toàn thế giới, cùng tìm phương thức…

+ Chỉ khi có sự hợp tác, chung tay thì mới đẩy lùi được…

- Liên hệ: (những năm gần đây, trong đáp án thường cho điểm phần này) mỗi chúng ta cần làm gì…

Bài tập 2:

Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác bằng thể thơ tự do

Câu 2: Những vấn đề con người đang phải đối mặt trong cuộc sống được tác giả nêu trong bài thơ: vi rút, hacker, lời đồn thổi, kẹt xe, rác rưởi, dịch cúm gà, đồ ăn biến đổi gên, sử dụng quần áo sida

Câu 3: Điệp cấu trúc: “Chúng ta...”

Tác dụng: nhấn mạnh vào những vấn đề mà con người đang phải đối mặt, đó là những vấn đề cấp thiết và hết sức nguy hại

Câu 4: Nội dung: Những cuộc chiến đấu này trước đây chưa từng xảy ra, và chúng ta đang là những chiến binh trong các trận chiến vô cùng nguy hiểm ấy. Bản thân mỗi con người đang chiến đấu để tự bảo vệ lấy bản thân mình, để bản thân sẽ không là nạn nhân cho những dịch bệnh, cho những vấn nạn đang xảy ra trên kia, Để bảo vệ lấy sự sống của bản thân mình. Đây cũng là cuộc chiến của cả một tập thể và đến từ ý thức cá nhân mỗi người.

PHỤ LỤC 2:

Một số kinh nghiệm dạy- học viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ). *Hoạt động 4: vận dụng.

Bài tập tổng hợp.

I. Phần Đọc- hiểu(3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một ngày nọ, một thương gia đã chán ngán cõi đời, và quyết định sẽ từ bỏ cuộc sống, từ bỏ công việc bất tận, mọi mối quan hệ hao mòn, từ bỏ mọi nỗi cô đơn vò xé. Anh ta vào khu rừng, tìm và nói chuyện lần cuối với Thượng đế:

“Thượng đế, Người có thể cho con một lí do để không từ bỏ cuộc sống của con không?”.

Câu trả lời khiến anh ta ngạc nhiên . “Con hãy nhìn quanh con đi” – Thượng đế lên tiếng – “Con có nhìn thấy cây dương xỉ và cây tre này không.?” “Thưa có”- anh ta kính cẩn trả lời.

Thượng đế đáp:“Khi ta gieo hạt của dương xỉ và cây tre, ta đã chăm sóc chúng rất cẩn thận. Ta cho chúng đủ đầy ánh sáng và tưới nước cho chúng. Cây dương xỉ lớn rất nhanh trên mặt đất. Tán lá màu xanh của nó chẳng mấy chốc mà phủ kín cả một vùng. Nhưng chẳng có dấu hiệu gì từ hạt giống của cây tre cả. Ta đã không từ bỏ hạt giống cây tre đó. Một năm trôi qua,… Rồi vào năm thứ năm, một mầm xanh tí hon vươn mình lên khỏi mặt đất. So với đám dương xỉ xung quanh, nó dường như quá nhỏ bé và chẳng chút quan trọng. Nhưng nó lớn lên từng ngày. Ban đầu là một cái mầm, rồi là cây nhỏ, và sau cùng là một cây sậy. Chỉ 6 tháng thôi, cây tre đã cao hơn 30 mét. Nó đã mất tới 5 năm để phát triển bộ rễ. Những cái rễ của nó rất mạnh mẽ và có thể cung cấp cho nó mọi thứ

cần thiết để sinh tồn.Ta đã không cho cây tre một chút thử thách nào mà nó không kham được”.

Thượng đế tiếp lời: “ Con có biết không, con của ta, suốt thời gian mà con phải vật lộn để sống, con đã lớn mạnh, phải gây dựng gốc rễ của mình để có thể tạo ra quả ngọt… Đừng so sánh bản thân con với những thứ gì khác. Cây tre khác với cây dương xỉ. Tuy vậy, mục tiêu của chúng đều là màu xanh tươi đẹp cho những khu rừng trên trái đất. Cơ hội của con sẽ đến. Con sẽ vươn cao…Hãy để ta tự hào khi thấy con vươn đến tầm cao nhất mà con có thể”.

Nghe xong, người thương gia rời khỏi khu rừng, và chẳng bao giờ quay lại nữa.

(Trích “Bài học từ chuyện cây tre và dương xỉ”, Trần Minh Thư, https//noiyeuthuong.vn, 21-11-2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo lời kể của Thượng đế trong đoạn trích, cây tre có đặc điểm khác với cây dương xỉ như thế nào?

Câu 3 . Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Đừng so sánh bản thân con với những thứ gì khác. Cây tre khác với cây dương xỉ. Tuy vậy, mục tiêu của chúng đều là màu xanh tươi đẹp cho những khu rừng trên trái đất”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?

“ … Suốt thời gian mà con phải vật lộn để sống, con đã lớn mạnh, phải gây dựng gốc rễ của mình để có thể tạo ra quả ngọt…”

Một phần của tài liệu MỘT số KINH NGHIỆM dạy học TRỰC TUYẾN (dạy học ONLINE) TRONG ôn THI THPT QUỐC GIA môn NGỮ văn (Trang 27 - 30)