Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện để các giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: hiện tại truờng có 04 giáo viên đang theo học lớp đại học từ xa, 01 giáo viên CĐSP TH đang làm hồ sơ để học sư phạm mầm non.
Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển, nhà trường đã tạo điều kiện để Cán bộ giáo viên được học vi tính, ngoại ngữ. Cụ thể: Về tin học: 14/19 Cán bộ giáo viên có trình độ B, Về ngoại ngữ: 12/19 trình độ A, còn lại đều có trình độ A tin học và ngoại ngữ (trừ bảo vệ)
Nhờ các biện pháp nêu trên, trong những năm qua đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tốt về nhận thức, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần xây dựng tập thể. Đặc biệt là đội ngũ đã thực sự gắn bó với nghề, xem nhà trường, lớp học là tổ ấm đã đóng góp rất lớn trong việc xây dựng trường vững mạnh làm cho phong trào
Mầm non ngày càng ổn định về số lượng và chất lượng ngày càng cao. Năm học 2011- 2012 trường đã được công nhận là Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Về trình độ chính trị: Đã có 02 giáo viên được đứng trong hàng ngũ của Đảng, số đảng viên trong trường hiện nay là 4 đồng chí, sinh hoạt ghép với chi bộ trường THCS Hòa Phú.
- Về trình độ văn hoá: 100% giáo viên có trình độ văn hoá 12/12
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Giáo viên đạt trình độ chuẩn: 15/15, tỷ lệ 100%; trong đó trẹn chuẩn là 07/15, tỷ lệ 46,67%. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt trên 70%.
- Đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tốt trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng - giáo dục trẻ từ chỗ không có giáo viên dạy giỏi (năm 2005-2006), nay phong trào dạy giỏi qua các hội thi đã sôi nổi; 100% giáo viên tham gia hội giảng trường, mạnh dạn đăng ký phấn đấu giáo viên giỏi các cấp, đến nay có 02 giáo viên giỏi cấp Tỉnh, 02 giáo viên giỏi cấp huyện, 06 giáo viên giỏi trường.
- Hằng năm, vào các đợt thi đua sôi nổi như 20/11 ngày nhà giáo Việt nam, và 26/3 nhà trường phát động 100% giáo viên hưởng ứng làm đồ dùng dạy học, đến nay tổng số đồ dùng bền đẹp, phục vụ tốt cho các tiết dạy lên đến hàng trăm cái.
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới/nâng cao chất lượng giáo dục về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non ...
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo, trường được xây dựng khang trang, đầy đủ các phòng học, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị khá đầy đủ.
- Ban Giám hiệu và Công đoàn luôn quan tâm, khuyến khích, động viên, giúp đỡ giáo viên khi gặp khó khăn trong giảng dạy cũng như trong đời sống.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, tâm huyết với nghề, luôn thể hiện sự nhiệt tình trong công tác, hết lòng chăm sóc, giáo dục trẻ, có tinh thần đoàn kết nội bộ, có ý thức phấn đấu vươn lên và luôn biết học hỏi kinh nghiệm để tự hoàn thiện mình. Đây cũng chính là điểm mạnh của trường mầm non ...
- Đa số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế, đôi khi còn lúng túng trong xử lý tình huống giáo dục
- Một số giáo viên hệ vừa học vừa làm, một giáo viên tiểu học còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt chuyên môn, nên còn lúng túng trong giảng dạy.
- Trình độ giáo viên không đồng đều.
- Trường còn thiếu giáo viên nên một số giáo viên phải một mình phụ trách dạy cả 2buổi, không có nhiều thời gian để đầu tư cho soạn giảng cũng như chú trọng sáng tạo trong làm đồ dùng dạy học.
- Trường bán trú nhưng chỉ có 01 Phó Hiệu trưởng, phải làm kim nhiệm công tác bán trú và chuyên môn, lại thêm công việc chuyên trách phổ cập giáo dục mầm non nên không có nhiều thời gian để lập kế hoạch đầu tư cho việc phát triển đội ngũ giáo viên.
Những khó khăn trên cũng là những điểm yếu mà nhà trường cần khắc phục và cần có phương hướng cải thiện để nhà trường đạt hiệu quả cao trong công tác.
2.4. Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của bản thân liên quan đếnviệc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường: Những tình huống giáo việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường: Những tình huống giáo dục tiêu biểu ở nhà trường/ kinh nghiệm giải quyết các tình huống này; Thành công, nguyên nhân.
Trước thực trang đội ngũ giáo viên của trường, trong những năm qua, với vai trò là Phó Hiệu trưởng, bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như sau:
Hàng năm, vào đầu năm học, nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên của mình thống nhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn và thống nhất làm hồ sơ sổ sách, Xây dựng kế hoạch năm học, tháng tuần; trong đó có kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ…Xây dựng các tiết mẫu để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm, học tập. Hướng dẫn tổ chức công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ nuôi dạy con theo khoa học. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động vui chơi giữa 2 tiết học và 60 phút chơi dài trong ngày và cách xây dựng kế hoạch chơi theo chủ điểm. Thống nhất việc trang trí lớp theo chủ điểm quy định.
chéo lẫn nhau. Bên cạnh đó, phân công Khối trưởng tổ chức họp khối để bàn bạc và chọn ra mỗi khối 01 giáo viên để dạy thao giảng mỗi chủ đề để tập thể cùng nhau nhận xét, góp ý và học hỏi kinh nghiệm.
Đối với những giáo viên năng lực chuyên môn còn yếu, giáo viên mới ra trường, mỗi tuần tôi dự giờ một tiết/giáo viên, đưa ra những nhận xét, góp ý, khuyến khích giáo viên phát huy những mặt mạnh, kịp thời điều chỉnh những hạn chế, bên cạnh đó, truyền đạt lại những kinh nghiệm, những kỹ năng lên lớp để giáo viên tham khảo và sẽ dự giờ lại vào tuần sau để xem giáo viên có sự tiến bộ hay không.
Bản thân tôi là một Phó Hiệu trưởng còn trẻ tuổi, còn ít kinh nghiệm quản lý, trước khi được bổ nhiệm là Phó Hiệu trưởng, tôi luôn nổ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những giáo viên có thâm niên trong nghề, tìm tòi, sáng tạo trong làm đồ dùng dạy học, đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi Tỉnh.
Trước khi dự giờ giáo viên, tôi nghiên cứu chuyên môn thật kỹ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi cũng gặp phải những tình huống khó khăn cần phải giải quyết như sau:
- Khi lên kế hoạch dự giờ, sau khi góp ý chuyên môn, một số giáo viên tỏ ra không đồng tình, sau đó tôi lại nghe những ý kiến cho rằng chắc gì tôi dạy được như họ mà lại góp ý thế này thế nọ. Trước tình hình như thế, bản thân tôi nghĩ rằng: Là Phó Hiệu trưởng, nếu không chứng tỏ được chuyên môn của mình thì có thể bị coi thường trong mắt của các giáo viên khác. Song là một cán bộ quản lý nhà trường không nhất thiết tôi phải dạy giỏi hơn giáo viên nhưng phải biết phân tích kỹ thuật giảng dạy, có kỹ năng trao đổi, tư vấn giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy. Với nhiệm vụ của mình, tôi không cần phải chứng tỏ rằng mình dạy giỏi hơn giáo viên.
- Tôi đề nghị họp Tổ chuyên môn cùng thiết kế một giờ dạy, phân tích các kỹ thuật có thể sử dụng nhằm khắc phục các nhược điểm mà các giáo viên có thể gặp phải (như đã từng góp ý giáo viên) cũng như tăng thêm tính sáng tạo cho bài giảng. Sau đó, một giáo viên sẽ thực hiện tiết dạy với sự có mặt của các giáo viên khác và tổ chức rút kinh nghiệm giờ giảng. Qua đó, sẽ giúp cho việc bồi dưỡng chuyên môn của các giáo viên tốt hơn và cũng để chứng tỏ khả năng chuyên môn của mình với giáo viên.
- Trong năm học vừa qua, cũng có những trường hợp không thuộc phạm vi quản lý của tôi, nhưng với tinh thần trách nhiệm và lòng mong muốn chất lượng giáo dục của trường mình được nâng lên, nên tôi mạnh dạn tham mưu với Hiệu trưởng xem xét lại và thay đổi Tổ trưởng chuyên môn vì Cô T là tổ trưởng một tổ chuyên môn của trường. Cô là một giáo viên gắn bó với trường ngay từ khi mới thành lập nhưng trình độ chuyên môn lại yếu hơn nhiều giáo viên trong tổ. Do không có uy tín chuyên môn, việc quản lý tổ của cô T không tốt nhưng giáo viên không ai dám nói vì cô T vốn rất hiền lành, thật thà, lại lâu năm hơn các giáo viên khác, lại rất nhiệt tình trong công tác.
- Đứng trước sự việc này, tôi nhận thấy nếu không thay đổi tổ trưởng chuyên môn thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của tổ, đến chất lượng đào tạo của nhà trường và đặc biệt là không phát triển được đội ngũ giáo viên.
- Nếu giải quyết không khéo có thể gây bất hòa giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, có thể dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, cách giải quyết tình huống cần đảm bảo thuận trên, hòa dưới, trong ấm, ngoài êm nên tôi trao đổi với Hiệu trưởng về tình hình hoạt động của tất cả các tổ chuyên môn trong trường, tập trung vào chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ do cô T làm tổ trưởng. Cùng Hiệu trưởng phân tích nguyên nhân để làm cho Hiệu trưởng hiểu lý do vì sao tổ có nhiều giáo viên khá giỏi nhưng hiệu quả làm việc của tổ không cao. Sau đó, mời cô T lên, Ban Giám hiệu trực tiếp làm việc với cô T, mềm mỏng, tế nhị phân tích tình hình hoạt động của Tổ so với các Tổ khác, phân tích yêu cầu công việc cần thực hiện phải đáp ứng với chương trình đổi mới hiện nay, từ đó cô T đã nhận thấy hiệu quả làm việc của tổ không cao một phần do mình và đã chấp nhận để cho giáo viên bầu lại Tổ trưởng.
- Bên cạnh đó, để cô T khỏi mặc cảm, tôi tham mưu với Hiệu trưởng giao một số việc mà cô T có khả năng như: phụ trách công tác chăm lo đời sống cho giáo viên, phụ trách công tác nữ công và đề nghị trong nhiệm kỳ tới sẽ đưa cô T ứng cử vào Ban Chấp hành Công đoàn trường.
- Vốn tính hiền lành và hiểu lý lẽ nên cô T đã vui vẻ chấp nhận, sự việc được giải quyết ổn thỏa, Tổ trưởng khác lên thay đã hoạt động rất năng nổ, giáo viên trong tổ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình và chủ động, sáng tạo hơn trong mọi lĩnh vực. Với sự nhiệt tình trong công việc, cô T đã làm tốt công tác của mình ở lĩnh vực mới và luôn được mọi người yêu mến.
Qua những việc làm trên, tôi đã bước đầu thành công trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của mình, để có được kết quả đó là nhờ vào những nguyên nhân sau:
- Ban Giám Hiệu trường và giáo viên đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của các biện pháp quản lý, vai trò của giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đảm bảo được sứ mệnh lịch sử trong nhà trường
- Ban Giám hiệu trường rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, áp dụng linh hoạt các biện pháp cũng như hình thức bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng cho giáo viên, luôn tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tiếp cận kiến thức mới, phương pháp mới để tổ chức vận dụng thiết thực vào tổ chức hoạt động cho trẻ.
- Hiệu trưởng có sựa quản lý tốt, rất nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm và có thâm niên nghề nghiệp, đã qua lớp bồi dưỡng về công tác quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể trong và ngoài nhà trường, có tinh thần dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể.