- Hoàn thiện sản phẩm:
Phần 4 SO SÁNH HAI QUY TRÌNH
SO SÁNH HAI QUY TRÌNH
Bảng 16: Bảng so sánh hai quy trình
Qui trình 1 Qui trình 2
1. Thiết bị -Gián đoạn
-Phối hợp nhiều thiết bị
-Tốn nhiều mặt bằng phân xưởng -Tính cơ giới hóa thấp hơn -Ít linh động về sản phẩm hơn -Ít hiện đại hơn
-Liên tục
-Phối hợp ít thiết bị hơn -Tính cơ giới hóa cao -Khả năng tự động hóa cao -Có tính linh động về sản phẩm hơn
-Hiện đại hơn 2. Thời gian sản
xuất cùng lượng sản phẩm
Dài hơn Ngắn hơn
3. Sàn phẩm -Hình tròn
-Tổn thất dinh dưỡng nhiều hơn -Cấu trúc tốt hơn do có quá trình ổn định ( làm nguội , làm lạnh)
-Độ nở cao hơn ( cùng 1 lượng bột nở sử dụng) -Sản phẩm có thể thay đổi hình dạng phong phú -Ít tổn thất dinh dưỡng -Có cấu trúc kém -Độ nở kém hơn
4. Năng suất Thấp hơn Cao hơn
5. Sản phẩm phụ Không có Có sản phẩm phụ dùng để làm sợi miếng
6.Chi phí năng lượng
Cao hơn ( thiết bị nhiều hơn, thời gian sản xuất dài hơn)
Thấp hơn 7. Mô hình phân xưởng Lớn hơn Nhỏ hơn Giải thích: 1. Thiết bị: - Quy trình 1: o Gián đoạn vì: Các bán thành phẩm được làm theo mẻ
Sử dụng nhiều nhân công cho việc vận chuyển bán thành phẩm
o Có sự phối hợp nhiều thiết bị nên tốn nhiều mặt bằng phân xưởng. Có tổng cộng 9 thiết bị
o Tính linh động về sản phẩm:
Khó gia công cùng lúc nhìu ống nhôm thành nhìu hình dạng khác nhau vì làm như vậy sẽ tốn chi phí rất lớn không có tính kinh tế
- Quy trình 2: o Liên tục
o Tính linh động về sản phẩm
Có thể thay đổi hình dạng sản phẩm dễ dàng bằng cách thay khung cắt o Phối hợp ít thiết bị hơn nên tốn ít mặt bằng phân xưởng hơn. Có tổng cộng 8 thiết bị
2. Thời gian sản xuất một mẻ bánh:
Quy trình 2 có thời gian sản xuất ngắn hơn quy trình 1, vì:
- Quy trình 2 có mức độ cơ giới hóa cao hơn nên thời gian sản xuất ngắn hơn.
- Quy trình 1 phải tiến hành nhiều quá trình hơn quy trình 2 mới cho ra được bánh thành phẩm và các quá trình ở quy trình 1 cần nhiều thời gian hơn mới đạt được yêu cầu sản xuất.
o Cụ thể là các cây bánh (nguyên liệu sau khi nhào trộn được bao gói vào các bao PE và ống nhôm) ở quy trình 1 sẽ được hấp rồi tiếp tục được làm lạnh, làm nguội, và cắt bánh rồi mới được đem đi sấy. Trong khi đó các tấm bánh (nguyên liệu sau khi nhào trộn được ép mỏng) ở quy trình 2 sẽ được đem hấp rồi chỉ cần cắt và p hân loại là có thể tiến hành sấy bánh.
o Thời gian hấp bánh ở quy trình 1 kéo dài từ 1h – 1h10ph, ở quy trình 2 chỉ cần vài phút. Điều này là do diện tích tiếp xúc của các tấm bánh với tác nhân nhiệt nhiều hơn so với cây bánh, mặc khác các tấm bánh tiếp xúc trực tiếp với hơi nước còn các cây bánh tiếp xúc gián tiếp thông qua lớp PE và ống nhôm.
3. Chất lượng sản phẩm.
Bánh phồng tôm sản xuất theo quy trình 2 có chất lượng cao hơn so với bánh phồng tôm sản xuất theo quy trình 1.
- Thời gian sản xuất một mẻ ở quy trình1 dài hơn nên chất dinh dưỡng bị thất thoát nhiều hơn.
- Ngoài ra, các bán thành phẩm ở quy trình 1 tiếp xúc với nhiệt nhiều hơn (thời gian hấp bánh, làm nguội, làm lạnh khá dài) nên chất dinh dưỡng cũng bị thất thoát nhiều hơn. 4. Năng suất:
- Qui trình 1
o Làm theo mẻ
o Tính tự động hóa kém hơn
o Thời gian cho một mẻ bánh kéo dài trong nhiều giờ liền nên năng suất thấp hơn qui trình 2 rất nhìu
5. Tỷ lệ phế thải
Quy trình 2 có tỷ lệ phế thải thấp hơn so với quy trình 1 - Quy trình 2 có mức độ cơ giới hóa cao hơn.
- Sản phẩm phụ ở quy trình 2 có thể được tận dùng để làm miếng sợi.
- Do chất lượng bánh ở quy trình 2 cao hơn, đồng đều hơn nên ít phế thải hơn. 6. Chi phí năng lượng:
Quy trình 2 tốn ít chi phí năng lượng hơn so với quy trình 1. - Thời gian hấp ở quy trình 2 ngắn hơn.
- Quy trình 1 cần phải làm nguội và làm lạnh sản phẩm. Mặc dù ở quy trình 2 cũng cần phải ép mòng nguyên liệu nhưng xét về mặt năng lượng thì vẫn tiêu tốn ít hơn. 7. Qui mô nhà xưởng
o Do qui trình 1 chiếm nhiều mặt bằng diện tích hơn qui trình 2 nên qui trình 1 có qui mô nhà xưởng lớn hơn