1. Kết luận
- Khu vực nghiên cứu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đô thị Hải Phòng. Phố Tam Bạc là một đặc trƣng của đô thị Hải Phòng với nhiều giá trị ở các góc độ văn hóa lịch sử, cấu trúc không gian và cảnh quan đô thị.
Phân vùng thành 4 không gian cảnh quan chính : Không gian thƣơng mại chọ Sắt; Không gian thƣơng mại, công viên cây xanh; Không gian thƣơng mại dịch vụ vui chơi giải trí, Không gian thƣơng mở.
- Dải vƣờn hoa có vai trò quan trọng đối với môi trƣờng cảnh quan khu vực trung tâm Hải Phòng. Là lá phổi xanh, đáp ứng nhu cầu hoạt động chức năng của ngƣời dân trong khu vực và toàn thành Phố.
- Sông Tam Bạc đang có dấu hiệu bị phá vỡ cấu trúc cảnh quan. Cần xác định rõ giá trị, đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan để làm cơ sở cho công tác bảo tồn, quản lý và phát triển.
38
2. Kiến nghị
- Để bảo tồn và phát triển không gian KTCQ khu vực trung tâm chính quyền thành phố cần phải có chính sách cụ thể quản lý tổng thể khu vực. Kết hợp giữa các sở ban ngành nhằm đƣa ra công cụ hữu hiệu trong việc quản lý xây dựng (hình thức kiến trúc, cao độ và khoảng lùi…); Quản lý về mặt mỹ quan (hình thức quảng cáo, hình thức kinh doanh…); Quản lý về mặt môi trƣờng (rác thải, ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc…); Quản lý về mặt giao thông ( phƣơng tiện tham gia, bãi đỗ xe…). Cần thiết phải thành lập ban quản lý chung cho toàn bộ khu vực.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng cảnh quan. Đồng thời, nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý đô thị.
- Coi trọng sự tham gia của ngƣời dân, cộng đồng trong công tác quy hoạch, thiết kế chỉnh trang. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác quản lý, đầu tƣ tài chính vào khu vực dải vƣờn hoa trung tâm.
- Để các giải pháp đề xuất trở thành hiện thực, cần thiết phải đƣa ra thứ tự hạng mục ƣu tiên đầu tƣ xây dựng ban đầu ban đầu. Dựa trên các tiêu chí sau:
+ Căn cứ nội dung phân tích, đề xuất cụ thể.
+ Bảo tồn, phát huy giá trị nhân văn và hình ảnh đặc trƣng của khu vực. + Hạn chế việc đào đắp, phá dỡ, đặc biệt thận trọng với khu vực dân cƣ.
+ Khai thác tối đa hiệu quả quỹ đất trong khu vực trong đó ƣu tiên mở rộng không gian xanh, không gian công cộng.
+ Mức độ ảnh hƣởng của hạng mục ƣu tiên đầu tiên.
39 PHẦN B