IV Triển vọng và xu hướng phát triển của du lịch quốc tế.
2. Dự báo sự phát triển của du lịch quốc tế 1.Số lượng khách đi du lịch nước ngoà
2.5. Xu hướng phát triển của du lịch quốc tế
- Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, xu hướng nhu cầu tiêu dùng du lịch cũng thay đổi. Các loại hình, sản phẩm du lịch sẽ chuyển từ tiêu dùng sản phẩm kiểu truyền thống sang lựa chọn chương trình du lịch có các loại hình mới. Khách sẽ yêu thích các loại hình du lịch mang tính chất thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch đồng quê hoặc những loại hình du lịch nghỉ ngơi, tiêu dùng, các dịch vụ phục vụ sức khỏe và làm đẹp. Năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế;
với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
- Ngoài ra, còn có các xu hướng khác như: lựa chọn các loại hình du lịch độc đáo, mạo hiểm; tour du lịch tự thiết kế; các sản phẩm du lịch có chất lượng phục vụ cao, chi tiêu nhiều tiền với phương tiện công nghệ hiện đại... Đặc biệt, khách du lịch đi phương thức trả sau với 82% số lượng đặt chỗ được thực hiện thông qua trang web của các công ty du lịch và 49% trong số đó thông qua điện thoại thông minh. Cuối cùng, xu hướng du lịch tại chỗ, khách có thể đi khắp thế giới ngay tại nhà mình thông qua các "tour du lịch ảo".
- Trước xu hướng dịch chuyển của du lịch thế giới, loại hình và sản phẩm du lịch phổ biến nhất hiện nay vẫn mang tính truyền thống như du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng đền, chùa, lễ hội... Sản phẩm du lịch của các địa phương thường na ná nhau, chưa thật phong phú, hấp dẫn đối với du khách.
- Nắm bắt xu hướng du lịch thế giới, ngành du lịch cần phát triển một số loại hình và sản phẩm du lịch hiện đại sau:
Du lịch nghỉ biển kết hợp với tham quan, ngắm cảnh, chèo thuyền, du thuyền trên vịnh, lặn biển, lướt ván… Cùng với đó, ở các khu vực này cần có các khu nghỉ, các khách sạn cao cấp, các sân golf... để khách nghỉ ngơi, giải trí.
Du lịch mạo hiểm như: đi bộ, leo núi, nhảy dù, dù lượn, chèo thuyền vượt thác, thám hiểm hang động... Các loại hình du lịch này có thể phát triển ở vùng núi. Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch cộng đồng, lễ hội, homestay… tại những địa danh nổi tiếng hoặc ngoại thành các thành phố lớn.
Du lịch chữa bệnh: Chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền Việt Nam, tắm nước nóng, nước khoáng, ngâm thuốc bắc, tắm bùn, ăn chay ở vùng rừng núi...
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế và khu vực đang diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ như hiện nay, du lịch quốc tế không những đóng góp một nguồn thu đáng kể trong ngân sách nhà nước của các quốc gia mà còn góp phần đưa nền kinh tế của quốc gia đó và của cả thế giới đi lên.
Bài tiểu luận của chúng em đã phân tích những khía cạnh của lĩnh vực du lịch quốc tế bao gồm số lượng lượt khách đi du lịch quốc tế, cơ cấu thị trường nhận và gửi khách, chi tiêu và doanh thu du lịch quốc tế của thế giới và của một số khu vực, quốc gia điển hình; từ đó tìm ra những yếu tố tác động và đưa ra những dự đoán về sự phát triển của ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này trong thời gian tới.
Trong quá trình hoàn thành tiểu luận, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót do hạn chế về kiến thức chuyên môn và phạm vi nghiên cứu. Vì vậy, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Minh đã chỉ dẫn, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo và chúng em rất mong nhận được từ thầy những lời nhận xét, góp ý sửa đổi để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.