Cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế Phân chia theo khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế trên thế giới gđ 2005 2017 (Trang 26 - 31)

III Cơ cấu thị trường nhận khách và doanh thu du lịch quốc tế.

1. Cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế Phân chia theo khu vực

1.1. Phân chia theo khu vực

Sau đây là biểu đồ về cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế phân theo khu vực của toàn thế giới trong giai đoạn 2005 – 2017:

Object 52

(Biểu đồ 3.1, Cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế phân theo khu vực của toàn thế giới trong giai đoạn 2005 – 2017, nguồn: UNTWO)

Số lượng du khách (Đơn vị : triệu lượt khách)

Châu Âu Châu Á – Thái Bình Dương Châu Mỹ Châu Phi Trung Đông 2005 453 154 117 27 34 2006 464 166 125 31 41 2007 485 182 137 35 47 2008 488 184 146 40 56 2009 462 181 141 38 53

2013 563 248 163 53 52

2014 584 263 182 56 50

2015 609 278 191 53 54

2016 615 309 200 58 54

2017 671 324 207 63 58

Từ bảng và biểu đồ trên, ta có nhận xét về thị trường nhận khách du lịch quốc tế phân theo khu vực trong giai đoạn 2005 – 2017 như sau:

- Khu vực Châu Âu với nên văn minh vượt trội thu hút hầu hết khách du lịch trên toàn thế giới. Các nước có điểm du lịch nổi tiếng nhất của châu Âu bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Đức, Ireland, Scotland và Vương quốc Anh. Mặc dù, trong số những quốc gia có lượng khách du lịch ít hơn chẳng hạn như Thụy Điển, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha và Bỉ nhưng tại đây cũng chứa đựng những báu vật thiên nhiên và lịch sử vô giá không thể bỏ qua. Có thể thấy lượng khách du lịch đến Châu Âu tăng đều qua hằng năm, đặc biệt bắt đầu tăng mạnh vào những năm 2011 đến nay. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm lượng khách du lịch giảm đi vào năm 2009, tuy nhiên những năm sau đó lượng khách du lịch đã được phục hồi và phát triển hơn trước.

- Tuy chỉ thu hút lượng khách bằng 1/3 của Châu Âu nhưng khu vực Châu Á -Thái Bình Dương cũng để lại những con số hết sức ấn tượng. Cùng với nền văn minh lâu đời và nền văn hóa đặc sắc, các quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là những điểm đến du lịch thú vị trong mắt bạn bè thế giới. Trong giai đoạn 2005- 2017, khu vực này có lượng khách tăng trưởng đều đặn và đã tăng gấp đôi so với đầu giai đoạn vào năm 2016.

- Châu Mỹ đứng ở vị trí thứ ba với lượng khách du lịch trung bình vào khoảng 100 đến 200 triệu lượt khách đến từ năm 2005 đến năm 2017.

- Các khu vực khác như Châu Phi và Trung Đông chỉ có lượng khách dưới 70 triệu và chiếm lượng nhỏ khách du lịch trên thế giới.

1.2. Phân chia theo quốc gia

Sau đây là biểu đồ về cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế phân theo quốc gia của toàn thế giới trong giai đoạn 2005 – 2017:

Object 54

(Biểu đồ 3.2, Cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế phân theo quốc gia của toàn thế giới trong giai đoạn 2005 – 2017, nguồn: UNTWO)

2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 5 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Pháp 74.9 76.6 80.4 81.9 83.6 83.7 84.4 82.6 86.8 Tây Ban Nha 55.9 52.6 56.1 57.4 60.6 64.9 68.1 75.3 81.7 Mỹ 49.2 60 62.8 66.6 69.9 75 77.7 76.4 76.9 Trung Quốc 46.8 55.6 57.5 57.7 55.6 55.6 56.8 59.2 60.7 Ý 36.5 43.6 46.1 46.3 47.7 48.5 50.7 52.3 58.2 Mexico 21.9 23.2 23.4 23.4 24.1 29.3 32 35 39.2 Anh 28 28.2 29.3 29.2 31 32.6 34.4 35.8 37.6 Thổ Nhĩ Kỳ 20.2 31.3 34.6 35.6 37.7 39.8 39.4 30.2 37.6 Đức 21.5 26.8 28.3 20.4 31.5 32.9 34.9 35.5 37.4 Thái Lan 11.5 15.9 19.2 22.3 26.5 24.8 29.9 32.5 35.5

(Biểu đồ 3.3, Tổng lượng khách nhận hàng năm của Pháp trong giai đoạn 2005 – 2017, nguồn: UNTWO)

Đó là các tour đến các thành phố trung tâm văn hóa như Paris, Lyon, Strasbourg, hay dãy núi Alpine, khu nghỉ mát trượt tuyết, bãi biển, vùng quê Pháp đẹp như tranh vẽ, khu vườn và nhiều công viên xinh đẹp. Đất nước này có 37 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Tại Pháp, ngành du lịch nước này đóng góp 9,7% GDP cả nước. Trong đó, 30% là doanh thu từ khách du lịch nước ngoài, 70% doanh thu còn lại là từ khách du lịch trong nước. Mặc dù thu hút lượng lớn khách du lịch nhưng chỉ tăng hơn 10 triệu lượt khách trong giai đoạn 2005 – 2017 là một con số hết sức khiêm tốn.

- Trong khi đó các quốc gia xếp sau như Tây Ban Nha, Mỹ, Ý,… đếu tăng từ 20 đến 26 triệu lượt khách du lịch trong giai đoạn này.

Object 58

(Biểu đồ 3.4, Tổng lượng khách nhận hàng năm của Tây Ban Nha trong giai đoạn 2005 – 2017, nguồn: UNTWO)

Tây Ban Nha là nước đáng chú ý nhất khi đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia được du lịch nhiều nhất thế giới, tăng tới 26 triệu lượt khách trong giai đoạn 2005 - 2017. Phần lớn du khách đến Tây Ban Nha đều đến từ các nước châu Âu, chẳng hạn như Vương quốc Anh, Pháp, Ý và Đức. Tây Ban Nha có nhiều điểm du lịch cực kì hấp dẫn như thủ đô Madrid, thành phố Barcelona – thủ phủ của xứ Catalonia, các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới tại bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, nhiều lễ hội nổi tiếng như Carnival và Running of the Bulls, 15 công viên quốc gia và cuộc sống về đêm ở Tây Ban Nha rất nhộn nhịp và thu hút du khách nước ngoài với vẻ đẹp kiều diễm.

- Theo như dự báo, số lượng khách du lịch đến Đức, Ý, đặc biệt là Trung Quốc được dự báo sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia du lịch lớn nhất thế giới về lượng khách nước ngoài ghé thăm. UNWTO cũng cho rằng sự phục hồi kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế trên thế giới gđ 2005 2017 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w