Sau cuộc khủng hoảng nợ năm 1982, Mexico đã tiến hành một loại cải cách giúp khôi phục nền kinh tế, Quá trình chuyển đổi cơ cấu và ổn định nền kinh tế vĩ mô ở Mexico bắt đầu đạt những thành tựu nổi bật vào những năm 1986, khiến các luồng vốn vào nước này tăng trưởng một cách nhanh chóng. Kinh tế tăng trưởng trở lại trong khi peso Mexico lại được neo vào dollar Mỹ đã dẫn tới hiện tượng Peso lên giá so với dollar. Đầu thập niên 1990, hiện tượng này diễn tiến nhanh chóng. Hậu quả là xuất khẩu của Mexico chịu ảnh hưởng bất lợi trong khi nhập khẩu được thúc đẩy. Điều này dẫn tới Mexico trở nên bị thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Đầu năm 1993, mức thâm hụt tương đương 6.5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Sự thâm hụt này chủ yếu được bù đắp bằng vay nợ ngắn hạn của nước ngoài. Một thời gian dài, lãi suất của Mexico cao hơn lãi suất
của Mỹ. Kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định, lãi suất trong nước cao là những nhân tố thúc đẩy dòng vốn tư nhân nước ngoài đổ vào nên kinh tế Mexico. Riêng thời gian từ 1990 đến 1993, Mexico đã thu hút được 93 tỷ Dollar đầu tư nước ngoài, chiếm một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ Latin. Quỹ tiền tệ Quốc tế đã kiến nghị chính phủ Mexico có các biện pháp giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt tiếp tục gia tăng trong năm 194, lên tới 8% GDP. Bên cạnh đó, năm 1994 đã xảy ra hiện tượng lãi suất quốc tế tăng lên kích thích các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư của mình theo hướng giảm đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển. Nền kinh tế Mexico tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường.
Thực trạng nền kinh tế Việt nam hiện nay cũng có nhiều nét tương đồng với Mexico vào những năm xảy ra khủng hoảng. Kể từ 2002, ở Việt nam đã xuất hiện thâm hụt thương mại gia tăng mang tính chất hệ thống, đến nay đã đạt đến mức cao trong lịch sử. Thâm hụt thương mại mang tính cơ cấu là gánh nặng đối với Cán cân Thanh toán (BOP) của quốc gia, và kết quả là cán cân vãng lai đã rơi vào tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Bên cạnh thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) kéo dài trong nhiều năm cũng làm tăng thêm những rủi ro cho nên kinh tế, cả rủi ro tăng trưởng và mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam còn yếu kém. Đó là sự thiếu phối hợp điều tiết giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính. Ngoài ra, cơ chế cảnh báo và giám sát hệ thống sớm cũng là một điểm yếu của hệ thống điều tiết hiện nay. Bên cạnh đó là sự yếu kém trong việc quản lý các công tu tài chính có vốn nước ngoài và giám sát dòng vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài ra thì đó còn là sự yếu kém trong quá trình theo dõi và giám sát,
bao gồm tính thiếu minh bạch và chất lượng các báo cáo. Sự phát triển, đổi mới của hệ thống tài chính tạo ra những sản phẩm lai ghép, do đó, công tác giám sát cũng gặp khó khăn hơn. Sự không tương thích giữa các tiêu chuẩn Việt nam và tiêu chuẩn thế giới trong việc giám sát dựa trên rủi ro đã góp phần làm bộc lộ tính yếu kém của công tác điều tiết và giám sát. Điều này khiến cho các nhà đầy tư gặp khó khăn khi tìm kiếm cơ hội đầu tư, và gây tâm lý hoang mang, không tin tưởng, dễ dẫn đến tình trạng rút vốn ào ạt ra khỏi thị trường. Tác động thứ hai của sự yếu kém trong công tác điều tiết và giám sát là tạo ra các cơ hội cho sự đầu cơ ồ ạt, làm bóp méo thông tin thị trường