- Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm giảm bớt khoảng cách tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”. Điều đó sẽ khuyến khích người dân trao đổi ngoại tệ qua các kênh chính thức.
- Đặc biệt là quy định các giao dịch trong nước không được thanh toán, niêm yết, định giá… bằng ngoại tệ để giảm các nhu cầu găm giữ ngoại tệ trong dân cư. Tuy nhiên, nhu cầu ngoại tệ tiền mặt của cá nhân vẫn cần được đáp ứng linh hoạt. Hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt của TCTD được phép với cá nhân đã tạo thuận lợi cho cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài đối với các mục đích học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế để có thể theo dõi hiệu quả các khoản chi tiêu của người dân trong nước.
3 2
3.3. Các giải pháp hạn chế nguồn cung ngoại tệ dư thừa trong nền kinh tế
- Phát triển mạnh lưới các mạng lưới các quầy thu đổi ngoại tệ rộng khắp. Từ năm 2003, chính phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu huy động thu hút nguồn vốn ngoại tệ trong xã hội bằng cách phát hành trái phiếu ngoại tệ (Căn cứ vào Quyết định số 155 và 156/2003/QÐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và đồng VN) để tập trung phát triển các công trình trọng điểm quốc gia. Đây có thể là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất thu hút lượng ngoại tệ tiền mặt trôi nổi không quản lý được trong dân cư, ngoài ra biện pháp này còn giúp nhà nước giảm việc đi vay vốn nước ngoài, chịu rủi ro về tỷ giá, làm gia tăng gánh nặng vay nợ nước ngoài của Việt Nam.
- Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân bằng những biện pháp :
+ Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
+ Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực..., khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.
+ Phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hoá các danh mục đầu tư trong nước. Thay cho dự kiến phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế, bằng việc mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước, huy động vốn đô la ở trong dân.
- Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm..., phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, việc cho vay ngoại tệ với những dự án thực chất chỉ cần VND không chỉ làm tăng mức độ đô la hóa mà còn gây rủi ro cho tổ chức tín dụng, ngân hàng.
3 3
- Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối, tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động..., bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam. Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu. Khuyến khích các cá nhân tại Việt Nam nhận kiều hối bằng VND.
- Về lâu dài, các ngân hàng cần nâng cao tỷ lệ dự trữ đối với tài khoản tiền gửi bằng đô la, cũng như làm giảm hiện tượng đô la hóa dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng.
- Kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết quảng cáo bán hàng bằng ngoại tệ và dần dần tiến tới cấm việc bán hàng và dịch vụ trong nước niêm yết giá và thu bằng ngoại tệ đối với tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế. Điều này muốn thực hiện được đòi hỏi phải có sự phối hợp tất cả các ban ngành từ công an, bộ văn hóa thông tin đến ngân hàng nhà nước.
- Nâng cao tính chuyển đổi của VND cũng góp phần giảm lượng ngoại tệ trong xã hội do người dân tin tưởng hơn vào VND.
- Với nguồn vốn ngọai tệ huy động được từ nền kinh tế, các tổ chức tài chính ngân hàng tiến hành cho vay đầu tư có hiệu quả cho các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia, cũng như của các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiệu quả, điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và tạo số đông việc làm cho người lao động.
- Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước.
3 4
.Một số giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa ở nước ta. Đô la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Hiện tượng đô la hoá của Việt Nam lúc tăng cao, lúc hạ thấp, nhưng về cơ bản chưa chấm dứt và luôn ở mức khá trầm trọng. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch... không thể một sớm, một chiều xoá bỏ hay giảm triệt để được. 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa a. Do sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của người dân sau những cuộc khủng hoảng kinh tế và xu hướng thích sử dụng đồng USD vì tính ổn định của nó.Nên phải xây dựng nền kinh tế tăng trưởng ổn định và kiềm chế lạm phát để tạo niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. b. Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân và thu hút được từ nước ngoài, vì thực tế cho thấy việc hấp thụ kém các nguồn vốn này là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tình trạng đô la hoá: 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa c.Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ Chính sách lãi suất và tỷ giá cho hợp lý để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ. Qua đó,nếu nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát , ngành ngân hàng nên thắt chặt cung ứng tiền tệ ở mức cho phép để không gây ra suy thoái nền kinh tế. Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế. Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm... phục vụ xuất khẩu. Việc mua bán ngoại tệ cần quản lý chặt chẽ. Quy định rõ những cơ quan, đơn vị được phép sử dụng USD trong giao dịch, thanh toán trong xuất nhập khẩu, làm nhiệm vụ đối ngoại. Nghiêm cấm sử dụng ngoại tệ đầu cơ trục lợi, mua bán lòng vòng làm ảnh hưởng đến đồng nội tệ.Không được duy trì quyền sở hữu ngoại tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần có quy chế rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của dân cư là sở hữu ngoại tệ hợp
3 5
pháp chuyển từ nước ngoài vào; không cho phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự trao đổi lòng vòng ở chợ đen, rồi biến số đó thành sở hữu riêng. 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa d.Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng “Trên đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam” Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Namkhông được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ. Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Thực hiện những bước đầu tiên để đồng Việt Nam (VND) tham gia quan hệ vay trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để người nước ngoài chấp nhận VND trong thanh toán; xoá bỏ việc chuyển tiền FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) phải xuất trình chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính và xoá bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với FDI. Phải giảm chi phí trong giao dịch bằng VND so với giao dịch bằng USD 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa Áp dụng các biện pháp nhằm biến USD thành một loại hàng hóa bình thường, đồng thời xử phạt nghiêm minh những sai phạm để chấn chỉnh việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do. Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu. SBV sẽ áp dụng tỷ lệ thí điểm từ năm 2008 đến 2010. Hỗ trợ giải pháp này, tỷ giá sẽ được điều hành thoáng hơn, các công cụ tài chính phái sinh sẽ được đẩy mạnh để hỗ trợ và hạn chế rủi ro về tỷ giá, tạo lòng tin của dân chúng vào VND. Những khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản thu từ phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ chỉ được giải ngân cho đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực hiện dự án bằng VND. Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử
3 6
dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam. 2.Đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống đôla hóa Mặt trái - Do quy định rõ những cơ quan, đơn vị được phép sử dụng USD trong giao dịch, thanh toán trong xuất nhập khẩu nên sẽ tạo ra những giao dịch ngầm trong nền kinh tế làm cho tỷ giá mua vào bán ra chênh lệch lớn , chi phí tốn kém , rủi ro cao , gây thiệt hại cho người dân . - Rủi ro lớn có thể xảy ra là khi chống đô la hóa, hệ thống thanh toán chỉ cho phép dùng đồng nội tệ và phải thu gom USD về. Trong quá trình chuyển hóa USD sang VNĐ, xử lý không khéo sẽ tạo áp lực tăng tiền mặt và lập tức gây lạm phát tiền tệ. Đây là bài học đã gặp phải năm 2007 khi ta nhập về hơn 9 tỉ USD. 2.Đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống đôla hóa Đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống đôla hóa Kết luận Trong thực trạng hiện nay,chúng ta cần phải nhân định rõ rằng: Đôla hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm thấp,đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam.Xóa bỏ đôla hóa không phải là xóa bỏ hoàn toàn và phủ định tất cả vì cũng giống như lạm phát,phải duy trì ở một mức độ phù hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế.Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diện của đôla hóa trên cơ sở kiềm chế,khai thác mặt lợi,hạn chế mặt tiêu cực.Rủi ro lớn có thể xảy ra khi chống đôla hóa,hệ thống thanh toán chỉ cho phép sử dụng đồng nội tệ và phải thu gom USD về.Trong quá trình chuyển hóa USD sang VND,xử lý không khéo sẽ tạo áp lực tăng tiền mặt và lập tức gây lạm phát tiền tệ.
3 7
KẾT LUẬN
Đô la hóa là hiện tượng đã và đang được quan tâm rất sát sao tại tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Dù mang lại những tác động tích cực hay tiêu cực, đô la hóa cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội và trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã đưa ra những kiến thức tổng quát nhất về khái niệm, nguyên nhân, các loại hình đô la hóa và những tác động của đô là hóa đến nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam chịu những ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn những ảnh hưởng tích cực và đang áp dụng nhiều chính sách nhằm tối ưu hóa tình trạng này. Đây là nhiệm cụ cấp thiết khi Việt Nam đang tiến tới ký kết và tham gia vào những hiệp định quốc tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và trở thành địa điểm lý tưởng cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Có thể thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo không thâm hụt cán cân thương mại, hạn chế sự lệ thuộc vào đồng đô la là vấn đề mang tính dài hạn, vô cùng mật thiết đến khả năng ổn định và phát triển nền kinh tế quốc tế. Thông qua đây, nhóm tiểu luận đã đề xuất một số các giải pháp với hy vọng có thể góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa tại Việt Nam hiện nay.
Với khă năng và kiến thức còn hạn chế, chúng em hy vọng cô có thể đọc và góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa, cũng như chúng em có thể củng cố thêm những kiến thức của bản thân về tình trạng đô la hóa hiện nay. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.
3 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Anne-Marie Gulde, David Hoelscher,Alain Ize, David Marston, and Gianni De Nicoló. (2006). Financial Stability in Dollarized Economies.OCCASIONAL PAPER, IMF;
2. Phạm Tiên Phong, Thành công trong việc kiểm soát đô la hóa – Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhà nước, Tạp chí Ngân hàng số 7/2016;
3. Nguyễn Văn Ngọc (2004), “Những lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ”, NXB Đại học kinh tế quốc dân
Tài liệu Tiếng Anh
1. Bogetic, Zeljko (2000), “Official Dollarization: Current Experiences and Issues”
2. Daniel, Lily I. (2001), “Dollarization in Argentina”
Các trang web tham khảo
1.Giải quyết vần đề đô la hóa ở Việt Nam, đảm bảo ổn định về tỷ giá và thị trường ngoại tệ, 2016, truy cập ngày 19 tháng 09 năm 2018, từ
http://tapchicongthuong.vn/giai-quyet-van-de-do-la-hoa-o-viet-nam-dam- bao-on-dinh-ve-ty-gia-va-thi-truong-ngoai-te-
20160322024440581p7c419.htm
2.VN phải ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế, 2004, truy cập ngày
23 tháng 09 năm 2018, từ http://vietbao.vn/Kinh-te/VN-phai-ngan-chan- tinh-trang-dola-hoa-nen-kinh-te/40041848/87/
3.Ảnh hưởng Đô la hoá đối với nền kinh tế VN khi hội nhập, 2011, truy cập ngày 20 tháng 09 năm 2018, từ
http://www.dntm.vn/index.php/news/Nhan-dinh-Du-bao/Anh-huong-cua- 3 9
Do-la-hoa-doi-voi-nen-kinh-te-VN-khi-hoi-nhap-nen-kinh-te-quoc-te- 3850/