2.3.1. Tác động tích cực
Do đồng ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD - đồng tiền chính trong giao thương quốc tế nên ở Việt Nam nó cũng phát huy tối đa vai trò này.
2 7
- Nhờ có sự hiện diện của đồng USD cho nên khi Việt Nam thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian dài đã không gây tác động quá tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Đô la hóa giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư của các nước vào Việt Nam; Giúp Việt Nam thu hút nguồn kiều hối và các hoạt động trong nước phát triển như du lịch, du học, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư… và thúc đẩy các quan hệ giao thương, trao đổi giữa Việt Nam với các quốc gia phát triển.
- Đô la hóa còn là một công cụ chống lạm phát. Mặt khác, do tâm lý người dân chấp nhận ngoại tệ như một phương tiện thanh toán, tính toán giá trị cũng như cất trữ của cải dưới dạng một tài sản có tính thanh khoản cao. Với tính năng này, đồng ngoại tệ càng trở nên quan trọng hơn trong danh mục tiết kiệm của các hộ gia đình, chưa kể tới điểm ưu việt là sẽ bảo toàn tài sản của người dân khi lạm phát gia tăng.
- Đô la hóa có thể giúp người ta dự đoán tỷ giá hối đoái dễ dàng hơn. Đối với nhữngnước áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi thuộc khu vực sử dụng đồng đô la sẽ giúp cho họ giảm được những bất ổn trong mua bán và đầu tư quốc tế nảy sinh do biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ và các đồng tiền ngoài khu vực, làm giảm rủi ro tỷ giá, và do đó, thúc đẩy thương mại quốc tế; điều này lại góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
- Đô la hóa cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành ngân hàng và nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng trong GDP tăng lên khi có đô la hóa. Điều này
có được là do người gửi tiền thay vì chuyển tài sản của mình bằng ngoại tệ ra nước ngoài trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao nay được phép, và có thể yên tâm, gửi tài sản ngoại tệ của mình vào hệ thống ngân hàng trong nước và hưởng lãi tính theo ngoại tệ mà không phải bận tâm đến lạm phát của bản tệ.
2 8
Bên cạnh đó, đô la hóa góp phần tăng cường khả năng cho vay ngọai tệ của ngân hàng.Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài. Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Nói đến đô la hoá là người ta nói ngay đến những tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế quốc dân, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế nền kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Mức độ đô la hóa càng cao thì tác động tiêu cực đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn.
- Khi hiện tượng đô la hóa tăng, đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến sẽ làm cho người dân mất niềm tin vào VND, thị trường "chợ đen" về ngoại tệ tác động không hiệu quả đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp . Doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ ở thị trường chợ đen.
-Đô la hóa là nguyên nhân gây biến động bất thường của tỷ giá: Đô la hóa ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá của Nhà nước. Nó làm cho cầu tiền cả nội tệ và ngoại tệ không ổn định, người dân có nhiều sự lựa chọn hơn cho tài sản của mình. Nếu tình hình trong nước không thuận lợi, lạm phát cao hay chỉ đơn giản là niềm tin vào sự tăng giá của USD trong tương lai sẽ khuyến khích người dân đi mua ngoại tệ để cất trữ của cải hoặc đầu cơ ngoại tệ, làm tăng cầu USD, gây sức ép tăng tỷ giá. Ngược lại nếu thấy những yếu tố bất lợi cho việc nắm giữ đô la như đô la có xu hướng giảm giá…thì người dân có thể lập tức bán ra ồ ạt đô la, gây sức ép giảm giá USD, làm tỷ giá giảm. Sự biến động thất thường của tỷ giá gây ra nhiều bất lợi cho đất nước.
Đặc biệt, khi đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến, nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ nước ngoài vì Ngân hàng nhà nước không có chức
2 9
năng phát hành đồng ngoại tệ. Đô la hóa còn làm cho đồng nội tệ trở nên nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, nhất là các loại rủi ro tài chính tiền tệ mang tính chu kỳ của nền kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá như hiện nay như: rủi ro thanh khoản ngoại tệ, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro rút vốn đầu tư nước ngoài, rủi ro nợ quốc gia..., Do đó những cố gắng của nhà nước nhằm điều chỉnh chính sách tiền tệ sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả Về dài hạn đô la hóa tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bền vững, gây khó khăn trong việc điều hành chính tiền tệ, chính sách tỷ giá và sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
3 0
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM
Đô la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch không thể một sớm, một chiều xoá bỏ hay giảm triệt để được.
3.1. Các giải pháp nhằm lấy lại niềm tin của người dân vào đồng ViệtNam Nam
- Trước hết và quan trọng nhất, để người dân có niềm tin vào VND ở tầm vĩ mô cần ổn định và phát triển kinh tế bền vững, tỷ lệ lạm phát thấp. Trong những năm qua, để hạn chế tình trạng đô la hóa, Chính phủ luôn kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ trương từng bước chuyển dần từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ
mua - bán ngoại tệ. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Thực tế cho thấy, nếu như trong nhiều năm trước đây, lạm phát thường xuyên biến động và ở mức cao thì từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát đã được kiểm soát liên tục ở mức thấp, góp phần nâng cao niềm tin của người dân vào đồng Việt Nam.
- Tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam.
- Tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ, các tiện ích ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tỷ giá ngang giá nên gắn với 1 rổ tiền tệ bao gồm một số ngoại tệ mạnh thay vì chỉ gắn với USD nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào Đô la Mỹ.
3 1
- Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ, chính sách lãi suất phải nhằm mục đích tạo ra và duy trì được một chênh lệch lãi suất dương giữa tiền gửi VND và USD, qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đô la Mỹ.
- Nâng cao tính chuyển đổi của VND và hạn chế đô la hóa là hai công việc có mối quan hệ hữu cơ, qua lại lẫn nhau. Đô la hóa làm mất chủ quyền về tiền tệ, làm giảm vị thế độc tôn của đồng bản tệ, giảm khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Ngược lại một đồng tiền mạnh sẽ giúp đẩy lùi nạn đô la hóa. Có thể nói nâng cao khả năng chuyển đổi của VND và khắc phục đô la hóa là hai mặt của quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện hội nhập. Nâng cao tính chuyển đổi của VND ngay trong chính quốc gia để người dân, doanh nghiệp có lòng tin vào VND.
3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lí ngoại hối
- Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm giảm bớt khoảng cách tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”. Điều đó sẽ khuyến khích người dân trao đổi ngoại tệ qua các kênh chính thức.
- Đặc biệt là quy định các giao dịch trong nước không được thanh toán, niêm yết, định giá… bằng ngoại tệ để giảm các nhu cầu găm giữ ngoại tệ trong dân cư. Tuy nhiên, nhu cầu ngoại tệ tiền mặt của cá nhân vẫn cần được đáp ứng linh hoạt. Hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt của TCTD được phép với cá nhân đã tạo thuận lợi cho cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài đối với các mục đích học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế để có thể theo dõi hiệu quả các khoản chi tiêu của người dân trong nước.
3 2
3.3. Các giải pháp hạn chế nguồn cung ngoại tệ dư thừa trong nền kinh tế
- Phát triển mạnh lưới các mạng lưới các quầy thu đổi ngoại tệ rộng khắp. Từ năm 2003, chính phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu huy động thu hút nguồn vốn ngoại tệ trong xã hội bằng cách phát hành trái phiếu ngoại tệ (Căn cứ vào Quyết định số 155 và 156/2003/QÐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và đồng VN) để tập trung phát triển các công trình trọng điểm quốc gia. Đây có thể là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất thu hút lượng ngoại tệ tiền mặt trôi nổi không quản lý được trong dân cư, ngoài ra biện pháp này còn giúp nhà nước giảm việc đi vay vốn nước ngoài, chịu rủi ro về tỷ giá, làm gia tăng gánh nặng vay nợ nước ngoài của Việt Nam.
- Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân bằng những biện pháp :
+ Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
+ Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực..., khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.
+ Phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hoá các danh mục đầu tư trong nước. Thay cho dự kiến phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế, bằng việc mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước, huy động vốn đô la ở trong dân.
- Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm..., phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, việc cho vay ngoại tệ với những dự án thực chất chỉ cần VND không chỉ làm tăng mức độ đô la hóa mà còn gây rủi ro cho tổ chức tín dụng, ngân hàng.
3 3
- Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối, tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động..., bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam. Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu. Khuyến khích các cá nhân tại Việt Nam nhận kiều hối bằng VND.
- Về lâu dài, các ngân hàng cần nâng cao tỷ lệ dự trữ đối với tài khoản tiền gửi bằng đô la, cũng như làm giảm hiện tượng đô la hóa dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng.
- Kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết quảng cáo bán hàng bằng ngoại tệ và dần dần tiến tới cấm việc bán hàng và dịch vụ trong nước niêm yết giá và thu bằng ngoại tệ đối với tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế. Điều này muốn thực hiện được đòi hỏi phải có sự phối hợp tất cả các ban ngành từ công an, bộ văn hóa thông tin đến ngân hàng nhà nước.
- Nâng cao tính chuyển đổi của VND cũng góp phần giảm lượng ngoại tệ trong xã hội do người dân tin tưởng hơn vào VND.
- Với nguồn vốn ngọai tệ huy động được từ nền kinh tế, các tổ chức tài chính ngân hàng tiến hành cho vay đầu tư có hiệu quả cho các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia, cũng như của các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiệu quả, điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và tạo số đông việc làm cho người lao động.
- Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước.
3 4
.Một số giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa ở nước ta. Đô la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Hiện tượng đô la hoá của Việt Nam lúc tăng cao, lúc hạ thấp, nhưng về cơ bản chưa chấm dứt và luôn ở mức khá trầm trọng. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch... không thể một sớm, một chiều xoá bỏ hay giảm triệt để được. 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa a. Do sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của người dân sau những cuộc khủng hoảng kinh tế và xu hướng thích sử dụng đồng USD vì tính ổn định của nó.Nên phải xây dựng nền kinh tế tăng trưởng ổn định và kiềm chế lạm phát để tạo niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. b. Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân và thu hút được từ nước ngoài, vì thực tế cho thấy việc hấp thụ kém các nguồn vốn này là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tình trạng đô la hoá: 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa c.Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ Chính sách lãi suất và tỷ giá cho hợp lý để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ. Qua đó,nếu nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát , ngành ngân hàng nên thắt chặt cung ứng tiền tệ ở mức cho phép để không gây ra suy thoái nền kinh tế. Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế. Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm... phục vụ xuất khẩu. Việc mua bán ngoại tệ cần quản lý chặt chẽ. Quy định rõ