Giải pháp cho chính sách tỷ giá VND/USD nhằm thúc đẩy cán cân thƣơng

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá vndusd trong giai đoạn 2012 2017 (Trang 37 - 40)

mại tại Việt Nam

3.2.1 Điều hành CSTT và chính sách tỷ giá theo hướng linh hoạt:

Điều hành CSTT và chính sách tỷ giá theo hƣớng linh hoạt với biên độ giao động nhỏ, cơ chế công bố tỷ giá theo động thái hàng ngày của thị trƣờng ngoại tệ. Nhằm đối phó với suy giảm kinh tế do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đồng thời nhằm kích thích hoạt động xuất khẩu, hạn chế thâm hụt CCTM. Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã thực hiện tốt chính sách điều hành tỷ giá theo định hƣớng của Chính phủ: vừa theo thị trƣờng, vừa có can thiệp khi cần thiết. Việc điều chỉnh này đã tác động rất tích cực đối với thị trƣờng tiền tệ

Chính sách tỷ giá linh hoạt tạo cơ hội phát triển thị trƣờng sản phẩm phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro khi giao dịch thanh toán quốc tế và đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó giúp hạn chế và sàng lọc nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài trong bối cảnh nền kinh tế chƣa hấp thu hiệu quả nguồn vốn vào.

3.2.2 Tăng giá VND:

Trong điều kiện nền kinh tế VN chƣa hấp thu hiệu quả dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nếu VND lên giá sẽ có thể giảm lƣợng ngoại tệ chảy vào VN. Nó có tác dụng

chọn lọc những nguồn đầu tƣ lâu dài thực sự có hiệu quả cao, hạn chế đƣợc những nguồn ngắn hạn mang tính đầu cơ rủi ro lớn. Tất nhiên về dài hạn, VN sẽ có chính sách phù hợp để có thể thu hút vốn nƣớc ngoài khi kinh tế vĩ mô ổn định mà điều kiện cần là lạm phát trong tầm kiểm soát.

bên cạnh đó chính sách này giúp VND theo kịp phản ứng của thị trƣờng khi USD đang mất giá mạnh trên toàn cầu.

VND tăng giá sẽ có ảnh hƣởng xấu đến cán cân thanh toán, do đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách quản lý tỷ giá phải có chính sách phá giá VND tƣơng ứng với mức giảm của tỷ giá REER, chẳng hạn nếu ta muốn phá giá VND so với USD thì cần thiết phải tính ra tỷ giá (TG) kỳ vọng dựa trên công thức:

TG kỳ vọng = (% thay đổi tỷ giá REER) x (TG danh nghĩa tại thời điểm t) + (TG danh nghĩa tại thời điểm t). Khi tỷ giá thực hiệu lực tăng thì cần phải điều chỉnh tăng giá VND lên cũng với cơ sở nhƣ vậy.

3.2.3 Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

, tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá tƣơng đối của hàng hoá và dịch vụ bằng đồng tiền trong nƣớc và đồng tiền nƣớc ngoài, nên tỷ giá sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do tỷ giá có tác động không chỉ đến xuất nhập khẩu mà nó có tác động đến lạm phát và ổn định thị trƣờng tài chính. Chính vì vậy, tỷ giá là một công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng của chính phủ các nƣớc, và khi sử dụng công cụ này trong quản lý vĩ mô, có hai vấn đề quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách các nƣớc đều phải xem xét khi quyết định cơ chế điều hành tỷ giá đó là ảnh hƣởng của tỷ giá đến ổn định vĩ mô và ảnh hƣởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu.

3.2.4 Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách.

Trong chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hƣởng đến giá cả trong nƣớc và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thƣơng mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có thay đổi trong chính sách thƣơng mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không có hiệu quả. Trong sự phối hợp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, việc điều chỉnh theo hƣớng thay đổi tỷ giá không mang tính chất cứng nhắc mà đƣợc xem nhƣ là phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế.

3.2.5 Duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn.

- Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Thành công trong việc phá giá tiền tệ thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nhờ sự nhạy bén của các công cụ trong chính sách tỷ giá mà Trung Quốc đã đạt đƣợc sự ổn định giá cả trong nƣớc và cân bằng tài chính tiền tệ với bên ngoài. Trong khi các chính sách kinh tế khác nhƣ chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa để giảm lạm phát thì chính sách tỷ giá vẫn đạt đƣợc mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu.

- Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc duy trì tỷ giá trong thời gian dài cùng với sự phá giá hợp lý, .CNY đã tạo ra sự phát triển tối ƣu cho nền kinh tế và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để giảm bớt tác động ngƣợc chiều. Đảm bảo cung ứng ngoại tệ đƣợc duy trì thƣờng xuyên, liên tục đảm bảo cho sự thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hƣớng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh. Tỷ giá cần đƣợc xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ để tránh đƣợc cú sốc trong nền kinh tế. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng là trong giai đoạn đó, các nƣớc trong khu vực về cơ bản thực hiện chủ trƣơng ổn định tỷ giá so với USD. Ngoài ra, cần thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ trƣớc những tác động bên ngoài. Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy chính sự hoang mang của các nhà đầu tƣ đã dẫn đến sự rút vốn ồ ạt, gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở các nƣớc này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Dữ liệu Lịch sử VND/USD, Link: https://vn.investing.com/currencies/usd-vnd- historical-data

2. TS.Mai Thu Hiền, “Đổi mới hệ thống chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp

bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, 9/2012

3. Huỳnh Thế Du, Tự do tài chính: Kinh nghiệm từ Thái Lan và Trung Quốc,

22/01/2007 Link: http://vneconomy.vn/tai-chinh/tu-do-tai-chinh-kinh-nghiem-tu- thai-lan-va-trung-quoc-72689.htm

4. Thống kê Hải quan, Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ

30/05/2017

5. PGS.,TS. NGUYỄN VĂN TIẾN, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND NHẰM CẢI THIỆN

CÁN CÂN THƢƠNG MẠI TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

6. ThS. Hoàng Đình Minh: Ảnh hƣởng của tỷ giá đến xuất, nhập khẩu tại Việt Nam,

Tạp chí Tài chính số 04/2013;

7. Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá, Hiệp hội Ngân hàng,

http://www.vnba.org.vn.

8. GS.TS Ngu ễn Văn Tiến, Giáo trình “ Tài chính quốc tế”, 2012, Nhà xuất bản

Thống Kê

9. https://thebank.vn/blog/15407-moi-quan-he-mat-thiet-giua-ty-gia-hoi-doai-va-can- can-thanh-toan.html

10.https://vi.talkingofmoney.com/which-factors-can-influence-country-s-balance-of- trade

11. Năm 2016, cán cân thương mại có thặng dư 2.52 tỷ USD, 19/01/2017 Link:

https://vietstock.vn/2017/01/nam-2016-can-can-thuong-mai-co-thang-du-252-ty- usd-768-513861.htm

12.Tổng cục Hải quan, Niêm giám thống kê Hải quan về xuất nhập khẩu Việt Nam

năm 2017

Tiếng Anh

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá vndusd trong giai đoạn 2012 2017 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w