Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá vndusd trong giai đoạn 2012 2017 (Trang 25)

3.1.1.1 Thực trạng

Trƣớc năm 1979, Chính phủ Trung Quốc thực hiện quản lý tỷ giá theo chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Cơ chế này đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc do các doanh nghiệp không chủ động trong kinh doanh, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nƣớc. Nhận ra vấn đề này, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện cải cách kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang thị trƣờng. Chính sách tỷ giá cũng đƣợc cải cách cho phù hợp với nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 1980, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng Nhân dân tệ (CNY). Năm 1980, tỷ giá đồng CNY so với USD là 1,53 CNY/USD, đến năm 1990 là 5,22 CNY/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện đƣợc cán cân thƣơng mại, giảm thâm hụt thƣơng mại và cán cân thanh toán (CCTT), đƣa đất nƣớc thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

Đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới thực hiện nới lỏng chính sách ngoại hối. Theo đó doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đƣợc giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.

Từ năm 1997 đến ngày 21/7/2005, đồng CNY đƣợc neo cố định với USD tại mức

tỷ giá 8,28 CNY/USD. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), so với giá trị thực của nó, CNY đang giảm đi mất 40% và chính điều này đã tạo ra một môi trƣờng kinh doanh không công bằng, trong đó, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Trung Quốc có lợi thế về thƣơng mại, thu hút một lƣợng lớn ngoại tệ. Vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, đƣợc duy trì trong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, nhƣ vậy giúp làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn. Trƣớc tình hình này, Mỹ và các đối tác thƣơng mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005.

Bảng 2 Diễn biến tỷ giá, cán cân thƣơng mại và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002-2007

Năm CNY/US Cán cân thƣơng Dự trữ ngoại hối (tỷ

D mại USD) 2002 8,2770 44.167 286.407 2003 8,2770 44.652 403.251 2004 8,2768 58.982 609.932 2005 8,1943 134.189 818.872 2006 7,9734 217.746 1.066.340 2007 7,6075 315.381 1.528.250

Năm 2005: Vào 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hƣớng nâng giá đồng nhân dân tệ vào thời điểm này là 1USD = 8.27 RMB sau đó ngân hàng trung ƣơng tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của ngân hàng Trung ƣơng. Đồng nhân dân tệ đã lên giá 3.12% kể từ khi cải cách tỷ giá. Cả năm 2005 tỷ giá RMB vẫn ở mức trên 8RMB/USD.

Năm 2006 - 2009: Với cam kết điểu chỉnh tăng giá của mình,Trung Quốc tiếptục tăng giá đồng CNY. Tỷ giá CNY đã bƣớc đầu tăng giá, từ 8,27 RMB/USD xuống 6,8 RMB/USD vào năm 2009.

Năm 2010: Ngày 22/6/2010, Trung Quốc đã thực hiện bƣớc đi đầu tiên trong cam kết linh hoạt giá đồng nhân dân tệ (CNY). Theo đó, Ngân hàng Trung Ƣơng Trung Quốc đã xác lập tỷ giá hối đoái mới ở mức 1USD = 6,7980 CNY, tăng 0,43% so với mức 6,8275 CNY của ngày 21/6/2010. Đây là mức cao nhất kể từ khi Bắc Kinh định giá lại đồng CNY vào tháng 7-2005. Động thái trên là do Trung Quốc muốn giảm bớt bầu không khí căng thẳng tại Hội nghị thƣợng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển (G-20) khi đó đang nhóm họp tại Canada.

Năm 2011: Đồng CNY tiếp tục tăng giá, nhƣng biên độhẹp, khoảng 0.5-1%, từ 6.8 RMB/USD cuối năm 2010 xuống 6,3 RMB/USD vào cuối năm 2011.

T6/ 2012: Đồng CNY tiếp tục tăng giá và đạt mức kỷ lục. Ngày 10/2/2012 CNY đạt mức cao kỷ lục 6,293 đổi 1 USD. Đây là lần đầu tiên đồng Nhân dân tệ ở dƣới ngƣỡng 6,30 Nhân dân tệ đổi 1 USD kể từ ngày 19/6/2010 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo mở đƣờng cho tỷ giá đồng Nhân dân tệ đƣợc chuyển đổi một cách linh hoạt hơn. Tính đến hết ngày 30/6/2012 thì tỷ giá RMB/USD luôn ở dƣới ngƣỡng 6,3 RMB/USD.

Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ T7/2005 đến nay: Năm 2005, Ngân hàng Trung ƣơng (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ đƣợc xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket) nhƣng các thành phần và tỷ trọng các đồng tiền không đƣợc đƣa ra trong lần công bố này. Đồng thời với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ, NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phƣơng là 0,3%.

Sau hơn 15 năm phá giá và duy trì một đồng CNY yếu, đã đem đến cho Trung Quốc một lƣợng dự trữ ngoại hối dồi dào, một nền kinh tế với tiềm lực tài chính mạnh. CNY đã trở thành đồng tiền thứ 5 trong rổ dự trữ ngoại tệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Có thể thấy rằng, chế độ tỷ giá của Trung Quốc là một dạng của chế độ tỷ giá BBC (Basket, Band and Crawl Regime) - là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng đƣợc điều chỉnh định kì)1. So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là 2%/ năm. Mặc dù tỷ giá song phƣơng CNY/USD giảm giá nhƣng tỷ giá đa phƣơng danh nghĩa của CNY lại có xu hƣớng tăng dần.

Theo đó, cán cân thƣơng mại Trung Quốc hầu nhƣ đều ở mức thặng dƣ. Việc duy trì giá đồng CNY ở mức thấp đã giúp cho hàng hóa Trung Quốc có đƣợc lợi thế cạnh tranh rất lớn ở các thị trƣờng thế giới nhất là ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Nhƣ vậy, Trung Quốc vẫn duy trì đƣợc lợi thế cạnh tranh thƣơng mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó, có thể thấy rằng việc duy trì đồng CNY yếu là một thành công trong việc điều hành chính sách của Trung Quốc, góp phần tích cực vào tăng trƣởng kinh tế và thặng dƣ của cán cân thƣơng mại của Trung Quốc.

3.1.1.2 Liên hệ chính sách tỷ giá Việt Nam từ thực tiễn thành công của Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có nhiều nét tƣơng đồng về văn hóa cũng nhƣ thể chế chính trị, cả hai nƣớc đều có những lợi thế trong việc sản xuất các mặt hàng về nông nghiệp, dệt may, thủ công mỹ nghệ… Trung Quốc là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Sự thay đổi của chính sách tỷ giá của Trung Quốc ảnh hƣởng đáng kể đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhờ lợi thế về nhân công và nguyên vật liệu, cùng việc đồng CNY định giá thấp khiến hàng hóa Trung Quốc luôn rẻ hơn so với hàng hòa cùng loại đƣợc sản xuất ở Việt Nam, điều đó làm cho việc xuất khẩu hàng hóa của ta trong một thời gian dài vừa qua, đã phải cạnh tranh khá gay gắt với hàng hóa Trung Quốc. Lợi thế thƣơng mại của Trung Quốc luôn cao hơn so với phía Việt Nam, hàng hóa dễ dàng thâm nhập vào thị trƣờng Việt, khiến hàng hóa sản xuất trong nƣớc không bán đƣợc, các doanh nghiệp bị làm ăn thua lỗ.

Nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan về chính sách tỷ giá CNY đối với nền kinh tế Trung Quốc ,Việt Nam cần rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định các chính sách tài khóa, công cụ tài chính nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài… phát triển hơn nữa.

Việt Nam đã thực hiện “chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát ” từ năm 1989, đồng thời cố gắng thống nhất các tỷ giá hối đoái bằng cách thƣờng xuyên điều chỉnh tỷ giá chính thức cho phù hợp với tỷ giá trên thị trƣờng tự do. Đến giữa năm 1991, việc thống nhất tỷ giá đã đƣợc hoàn thành và hiện nay tỷ giá đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc niêm yết căn cứ vào kết quả của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng ở các buổi giao dịch. Việc áp dụng chế độ này đã phát huy những ƣu điểm nhất định: vừa thúc đẩy xuất khẩu gia tăng vừa ổn định đƣợc thị trƣờng ngoại hối, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài…dần dần thúc đấy kinh tế trong nƣớc phát triển. Trong thời gian gần đây, tỷ giá đồng VND so với USD là khá ổn định và mức dao động tƣơng đối nhỏ. Theo đánh giá, thì hiện nay đồng Việt Nam đƣợc đánh giá cao so với các đồng tiền trong khu vực. Một tín hiệu tốt, có thể ảnh hƣởng tích cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, ảnh hƣởng đến việc làm gia tăng tổng cầu thông qua phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và cả trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Trải qua hơn 20 năm áp dụng chính sách tỷ giá này, có thể nói “ Chính sách tỷ

giá thả nổi có kiểm soát ” đang đƣợc các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô

cũng nhƣ giới chuyên gia kinh tế trong và ngoài nƣớc đánh giá là một trong những chính sách tài chính: hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Nhờ thực hiện chính sách tỷ giá này mà tình hình xuất khẩu của nƣớc ta ngày càng khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm qua luôn đạt mức trung bình 30 tỷ USD/năm, một số mặt hàng xuất khẩu luôn đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu nhƣ: gạo, may mặc, giày da, thủy sản. Tình hình hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong 20 năm qua cũng không ngừng gia tăng cả về số vốn và chất lƣợng các dự án đầu tƣ, khiến Việt Nam là một trong những điểm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều nhất trên thế giới. Không những thế, chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát đã và đang góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ là : “ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô ”, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.

Việt Nam cần có các chính sách duy trì ổn định đồng Việt Nam nhƣ hiện nay để tận dụng các điều kiện thƣơng mại có lợi khi đồng CNY tăng giá trong tƣơng lai. Với các dự báo cho rằng đồng CNY sẽ tăng giá liên tục trong thời gian sắp tới sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh xuất khẩu, gia tăng quy mô xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hơn nữa vì giá hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng khi CNY tăng giá.

Sau hơn 20 năm cán cân thƣơng mại Việt Nam liên tục rơi vào trạng thái thâm hụt, năm 2012 cán cân thƣơng mại nƣớc ta đạt thặng dƣ, tuy nhiên việc thặng dƣ vẫn chƣa bền vững, năm 2014 đạt thặng dƣ 2,37 tỷ USD nhƣng đến năm 2015 cán cân thƣơng mại nƣớc ta vẫn thậm hụt 3,54 tỷ USD. Trƣớc thực trạng trên, để điều hòa tốt cán cân thƣơng mại, những kinh nghiệm từ Trung Quốc sẽ là gợi ý quan trọng giúp Việt Nam có giải pháp hữu ích.

Thứ nhất, để đạt đƣợc mục tiêu thặng dƣ cán cân thƣơng mại bên cạnh việc

nâng cao chất lƣợng, mẫu mã các sản phẩm xuất khẩu thì cần có sự giảm giá đồng tiền một cách đáng kể để đem lại lợi thế thƣơng mại quốc tế trên phƣơng diện giá cả. Điều chỉnh tỷ giá có ảnh hƣởng đến giá cả ở trong nƣớc và quốc tế, do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá phải phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.

Thứ hai, cần duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lƣợc phát

triển kinh tế của trong từng giai đoạn. Để làm đƣợc điều này cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Thành công trong việc phá giá tiền tệ thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Đối với các nƣớc đang phát triển thì tốc độ tăng trƣởng cao thƣờng đi kèm với một tỷ lệ làm phát tƣơng đối lớn so với nhóm nƣớc có nền kinh tế phát triển, điều này ảnh hƣởng xấu đến lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu trên phƣơng diện giá cả, do vậy phá giá tiền tệ có thể giải quyết đƣợc vấn đề này.

- Chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hƣớng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

- Tỷ giá cần đƣợc xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ gồm những ngoại tệ mạnh để tránh đƣợc cú sốc trong nền kinh tế khi một đồng tiền nào đó biến động. Hiện nay, ngoài 4 ngoại tệ mạnh nằm trong rổ ngoại tệ của IMF là USD, đồng Bảng Anh, đồng Euro, đồng Yên Nhật thì đồng CNY của Trung Quốc đang đƣợc nhiều nƣớc dự trữ với khối lƣợng lớn.

Thứ ba, để các chính sách điều tiết tỷ giá và kiểm soát lạm phát, ngân hàng trung

ƣơng cần đƣợc đảm bảo sự độc lập nhất định với Chính phủ trong việc ra quyết định và điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ƣơng phải có hệ thống theo dõi, giám sát chặt chẽ các điều kiện kinh tế trong nƣớc, các nền kinh tế lớn và các nƣớc trong khu vực, kịp thời đánh giá các rủi ro, nguy cơ mất ổn định để đƣa ra những chính sách phù hợp.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các rào cản thuế quan và hạn ngạch hàng hóa nhằm bảo hộ thƣơng mại buộc phải dỡ bỏ dần. Chính vì vậy, chính sách tỷ giá có thể là một trong những công cụ hợp lý để giúp Việt Nam hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

3.1.1.3 Thực trang của Hàn Quốc

Hàn Quốc từng là một trong những nƣớc nông nghiệp nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ hơn 25 năm sau, vào cuối thập kỷ 80, Hàn Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu kinh tế đƣợc cả thế giới biết đến nhƣ “Kỳ tích trên sông Hàn”. Để có đƣợc một

Hàn Quốc nhƣ ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hƣớng về xuất khẩu.

Chính sách hướng về xuất khẩu: Trong những năm 60, nền kinh tế Hàn Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn lớn; không có thị trƣờng trong nƣớc cho các loại hàng hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Để đối phó với vấn đề này, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hƣớng về xuất khẩu với 2 bƣớc đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cƣờng tiết kiệm thông qua việc tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thƣơng mại bằng việc phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu nhƣ giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ƣu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu đƣợc cụ thể hóa bởi Chính phủ và khen thƣởng, động viên từ Tổng thống Hàn Quốc.

Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủHàn Quốc trở thành một trong

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá vndusd trong giai đoạn 2012 2017 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w