. summarize
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn , đặc biệt là số liệu thu thập từ các thành viên kém phát triển. Các thông tin vào báo cáo của ASP được giữ bí mật cũng hạn chế khả năng dự báo về kinh tế khu vực (theo Tiktik và Arjie (2005)). Do đó với mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của 3 siêu cường trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng, nhóm chỉ thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Số liệu quan sát lấy mốc thời gian 1979 – 2017, bởi từ năm 1978, Trung Quốc thực hiện Đổi mới, cách thức điều hành chính sách của Bắc Kinh có sự thay đổi rõ rệt.
3.1 Kết luận
Nghiên cứu chỉ ra rằng các nước ASEAN+3 hiện nay chưa sẵn sàng cho sự xuất hiện của một liên minh tiền tệ hay đồng tiền chung tại khu vực.
Ưu điểm của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mới mẻ: thực hiện phân tích khả năng hình thành liên minh tiền tệ tại 13 nước ASEAN+3, khu vực chưa được đưa ra nghiên cứu.
Hạn chế
Nhóm nghiên cứu gặp khó khăn tiếp cận số liệu thực tế của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là những nước trung bình và kém phát triển. Các nghiên cứu trong nước về việc hình thành một liên minh tiền tệ tại khu vực châu Á chưa nhiều và còn trùng lặp, bị sau chép khá nhiều.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trung Quốc liệu có mặn mà với một liên minh tiền tệ? Nếu một siêu cường như Trung Quốc thực sự mong muốn liên kết khu vực, thì lợi ích mà Trung Quốc muốn nhận được là gì, , ngụ ý rằng ngoài việc muốn nâng tầm ảnh hưởng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tranh giành quyền ảnh hưởng với Mỹ, còn có 35
thể có nguyên nhân nào khác? Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay tới tình hình liên kết kinh tế khu vực ASEAN+3.