Đánh giá thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế triển vọng hình thành một liên minh tiền tệ khu vực asean+3 từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của liên minh châu âu (Trang 35 - 40)

2.2.1. Bài học kinh nghiệm

Bài học trong nghiên cứu đồng tiền chung châu Âu

Đồng EURO ra đời không chỉ là một sự kiện rất quan trọng trong phát triển liên minh kinh tế giữa các quốc gia châu Âu, mà đồng thời cũng là dấu mốc quan trọng của hệ thống tài chính quốc tế nói chung và tài chính khu vực châu Á nói riêng. Quá trình thống nhất tiền tệ ở châu Âu đã để lại nhiều kinh nghiệm, tạo động lực và tạo tiền đề cho việc hình thành ý tưởng về một liên minh tiền tệ ở khu vực châu Á. Một số bài học có thể rút ra khi nghiên về cứu đồng tiền chung châu Âu EURO:

Thứ nhất, liên minh tiền tệ là hình thức cao nhất và là một bước phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hóa khu vực. Do đó, cần có một tiềm lực kinh tế - xã hội đủ bền vững cho sự thống nhất tiền tệ này.

Thứ hai, tính minh bạch trong hệ thống tài chính đặc biệt là minh bạch trong chi tiêu ngân sách là nhân tố quan trọng tác động tới tính bền vững của liên minh khu vực và triển vọng của đồng tiền chung, bởi cần có sự thống nhất tương đối giữa chính sách tiền tệ chung và chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa riêng ở mỗi quốc gia.

Thứ ba, vấn đề thiết kế bộ máy điều hành và cơ chế quản lý một đồng tiền chung. EU đã cho thấy tính hiệu quả của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB trong việc điều hành chính sách tỷ giá và giữ ổn định cho đồng EURO.

Bài học kinh nghiệm cho ASEAN+3 trong kế hoạch tiến tới một đồng tiền chung

Thứ nhất, mọi sự hội nhập kinh tế nên bắt đầu với những nỗ lực để đạt được sựphát triển kinh tế như nhau ở mỗi nước thành viên.

Điều quan trọng là tránh được sự mất cân bằng kinh tế đang xảy ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nếu muốn tăng cường công cuộc hội nhập, ASEAN phải đảm bảo tất cả các nước thành viên phát triển kinh tế với cùng một nhịp độ và không nước nào bị tụt lại phía sau.

Thứ hai, rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu, ASEAN cũng cần tạo ra một cơ chế đảm bảo phản ứng nhanh và thích hợp khi có một cuộc khủng hoảng xảy ra. Tăng cường tin cậy đối với ASEAN là điều cần thiết để thị trường tin rằng ASEAN có thể xử lý ổn thỏa cuộc khủng hoảng.

Thứ ba, đoàn kết mà vẫn tôn trọng sự đa dạng. Nếu không có sự tôn trọng đó thì khó bề đoàn kết được vì mỗi quốc gia đều có bản sắc riêng, điều kiện riêng, lợi ích riêng. Nếu quên đi điều này, chắc sẽ khó có sự liên minh, liên kết.

Thứ tư, để đi đến một thị trường chung, hình thành một đồng tiền chung như EU, ASEAN chắc chắn sẽ phải khắc phục một số vấn đề như: sự khác biệt về trình độ phát triển. Không thể có một thị trường chung vận hành một cách thông thoáng nếu trình độ phát triển còn quá chênh lệch. Do đó, nhiệm vụ của ASEAN trong thời gian tới là thu hẹp khoảng cách phát triển đó, đồng thời tăng cường sự hợp tác nội Khối và tìm ra cơ chế vận hành của đồng tiền chung theo hướng nào. Chắc chắn không phải là áp dụng máy móc mô hình của EU. Vì vậy, phải tìm cách gì đó ở giữa để đáp ứng cả hai nhu cầu: làm cho đồng tiền chung ASEAN vận hành trôi chảy, đồng thời duy trì được sự thống nhất trong đa dạng. Điều này là không dễ dàng, nhưng các nước ASEAN đang cố gắng vận hành theo xu hướng này.

Tóm lại, những chuyển biến của thế giới gần đây ngày càng đặt ra những thách thức to lớn trong quá trình hình thành nên đồng tiền chung của ASEAN. Sức hấp dẫn của ASEAN ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, tuy nhiên nó cũng gặp phải những sự cạnh tranh của các tổ chức và khu vực khác. Cơ chế hợp tác linh hoạt và mềm dẻo tạo nên sự thành công cho các nước ASEAN suốt hơn 4 thập kỷ qua thực sự chịu những thách thức to lớn khi nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập, đòi hỏi ASEAN phải hợp tác, liên kết gắn bó với nhau mạnh mẽ hơn. ASEAN cần từng bước thông qua những bậc thang liên kết hội nhập khu vực và những cải cách thể chế chính trị ở cấp độ EU qua từng giai đoạn liên kết hội nhập khu vực từ thị trường chung, thị trường đơn nhất đến liên minh kinh tế – tiền tệ và xây dựng Hiến pháp chung là những kinh nghiệm quan trọng nhằm tạo cho những nước thành viên ASEAN có thể cùng nhau xây dựng thành công một mô hình liên minh khu vực, liên minh tiền tệ trong tương lai.

2.2.2. Đánh giá về việc hình thành một LMTT khu vục ASEAN+3

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ bằng đồng USD dần bị phân tán, trong khi đồng euro và yên Nhật đã trở thành một trong những đồng tiền đáng tin cậy cho các nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của kinh tế châu Âu và Nhật Bản bị suy giảm nên USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất. Lúc này, vấn đề hình thành đồng tiền chung châu Á lại được các nước trong khu vực đặc biệt quan tâm. Câu hỏi được đặt ra là liệu đồng tiền chung châu Á có thể trở thành một loại tiền tệ thực sự và lúc nào mới có thể ra đời? Tuy nhiên, những câu hỏi này cần phải được suy ngẫm lại, bởi sau cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đồng euro cũng không thể thách thức địa vị của đồng USD và cuộc khủng hoảng này cũng buộc mọi người phải có suy nghĩ mới về tính thích hợp của một đồng tiền đơn nhất.

Đánh giá về việc hình thành một LMTT khu vục ASEAN+3

Ngay từ năm 1992, trước bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Lãnh đạo 10 nước ASEAN đã thống nhất thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng Cộng đồng kinh tế mà ASEAN đang hướng tới. Mục tiêu chiến lược của Hiệp định AFTA là tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của ASEAN, thúc đẩy hiệu quả kinh tế trong một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất. Trên cơ sở đó, nội dung cơ bản của AFTA là Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) với ba vấn đề chủ yếu, không tách rời là cắt giảm thuế, loại bỏ các hàng rào phi thuế và hài hòa các thủ tục hải quan.

Nhưng theo đánh giá của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Economist Group (Anh) vừa đưa ra về kế hoạch thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, thì rất có thể kế hoạch này sẽ không thực hiện được đúng thời hạn khi xét tới những thách thức về việc đạt được sự đồng thuận trong khối với các thành viên “không đồng nhất”, sự thống nhất về các quy định còn hạn chế và thiếu một

chương trình chi tiêu chung kiểu EU để cải thiện các điều kiện xã hội, kinh tế tại các quốc gia nghèo trong khối. Hơn nữa, ngoài những trở ngại như hố ngăn cách về mức độ phát triển kinh tế của các nước thành viên, sự đa dạng về hệ thống chính trí, văn hóa, ngôn ngữ, sự không đồng đều trong kết nối hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cũng còn một số trở ngại đáng kể đối với việc hợp nhất các dịch vụ và giảm các hàng rào phi thuế quan, và ASEAN hiện vẫn không có một kế hoạch nào cho việc hợp nhất tiền tệ kiểu EU.

Thực tế đã cho thấy rằng, không phải mọi sự liên kết, hội nhập đều đưa lại hiệu quả và thành công để có thể tiến tới việc liên minh tiền tệ, một phần bởi một sự liên minh như vậy sẽ làm hạn chế khả năng điều chỉnh chính sách tài chính của quốc gia bằng những biện pháp, công cụ đơn giản mà những nước không tham gia liên minh lại có thể sử dụng được. Bởi vậy nên đã có rất nhiều sáng kiến tổ chức các LMTT trong thời gian dài vẫn chỉ trong giai đoạn đàm phán. Bởi vì việc gia nhập LMTT đòi hỏi sự nỗ lực cao của từng quốc gia để hoàn thiện các hệ thống kinh tế, trong đó đảm bảo cho hầu hết các thành phần, cơ cấu của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và các đòn bẩy quản lý kinh tế của nhà nước. Mặt khác, sự liên kết, hội nhập nên bắt đầu từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, như trước hết nên bắt đầu từ việc tạo sự liên minh về thuế quan, xây dựng các thị trường chung. Và để có thể tiến lên một hình thức hợp tác, hội nhập cao hơn, thì những hình thức hợp tác, hội nhập hiện tại phải đáp ứng được các yêu cầu hiệu quả trong hoạt động.

Chính vì vậy, tại thời điểm này, việc hình thành một LMTT ở khu vực ASEAN+3 là chưa hợp lý tại thời điểm này.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn , đặc biệt là số liệu thu thập từ các thành viên kém phát triển. Các thông tin vào báo cáo của ASP được giữ bí mật cũng hạn chế khả năng dự báo về kinh tế khu vực (theo Tiktik và Arjie (2005)). Do đó với mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của 3 siêu cường trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng, nhóm chỉ thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Số liệu quan sát lấy mốc thời gian 1979 – 2017, bởi từ năm 1978, Trung Quốc thực hiện Đổi mới, cách thức điều hành chính sách của Bắc Kinh có sự thay đổi rõ rệt.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế triển vọng hình thành một liên minh tiền tệ khu vực asean+3 từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của liên minh châu âu (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w