Tác động tích cực

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế đô la hoá và tác động của nó đến với nền kinh tế việt nam giai đoạn 2013 2019 (Trang 34)

Đồng USD đã trở thành một phần không thể thiếu trong khối tiền tệ quốc gia, hơn nữa, đó là một thành phần tích cực. Chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian dài nhằm đối phó với ngu cơ lạm phát đã không tác động quá tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chính là nhờ sự hiện diện của USD. Nhờ nó, các hoạt động kinh tế trong khu vực tư nhân vẫn tiếp tục tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ mà khu vực này không tiếp cận được các khoản tín dụng cần thiết từ hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư nước ngoài, tăng nguồn cung ngoiaj tệ - nguồn lực quan trong giúp Việt Nam giải quyết được phần lớn các nhu cầu về vốn vay, xây dựng cơ sở hạ tầng – đô la hoá có thể giúp Việt Nam thu hút khách du lịch, kiều hối, tạo thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi bàng ngoại tệ…

Sự thay thế giữa tài sản bằng ngoại tệ và nội tệ ngay ở trong nước diễn ra dễ dàng hơn khi nền kinh tế còn tình trạng đô la hóa. Ở nền kinh tế không có đô la hóa, khi chu chuyển vốn vẫn chịu sự kiểm soát, sự thay thế tài sản nội tệ và ngoại tệ sẽ kém nhạy cảm với chênh lệch giữa lãi suất quốc tế và trong nước. Nhưng trong điều kiện của Việt Nam còn đô la hóa, sự thay thế tài sản nội tệ và ngoại tệ có thể diễn ra nhanh chóng và khá nhạy cảm bởi chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế (sự thay thế diễn ra càng nhiều thì biến động về cân đối theo loại tiền của hệ thống ngân hàng càng lớn).

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế đô la hoá và tác động của nó đến với nền kinh tế việt nam giai đoạn 2013 2019 (Trang 34)