Tình hình tỷ gíá 2018
Năm 2018 có thể nói là một năm đầy biến động với tình hình kinh tế vĩ mô đi kèm căng thẳng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thêm vào đó là chính sách từ Chính phủ cũng phần nào tác động đến tình hình tỷ giá. Tỷ giá đã trải qua một năm biến động khá mạnh, chủ yếu do các tác động tiêu cực từ thị trường quốc tế, nhưng sự ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và công tác điều hành tỷ giá thận trọng, linh hoạt, đồng bộ đã phần nào giúp "hóa giải" bớt áp lực và mang lại thành công ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá ở mức hợp lý. Trong năm, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm. Trong 7 năm qua, chỉ có năm 2015 chứng kiến tỷ giá biến động mạnh hơn với mức tăng 5,1%.
Trong năm 2018 có những đợt tỷ giá USD/VNĐ biến động mạnh mẽ, khiến giao dịch mua bán tại các ngân hàng cũng như ngoài thị trường tự do tăng mạnh với chênh
lệch giá mua và bán. Cụ thể, có 4 đợt là vào đầu tháng 4 đến đầu tháng 5, đầu đến cuối tháng 6, giai đoạn giữa tháng 7 đến gần cuối tháng 9 và giai đoạn từ giữa tháng 11 đến nay.
Hình 10: Diễn biến tỷ giá trung tâm từ đầu năm đến 27/12/2018 (Đvt: VNĐ/USD)
( Nguồn: VietstockFinance )
Nhìn lại những đợt biến động tăng tỷ giá từ đầu năm, có thể thấy trước hết là gắn liền với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất 4 lần trong năm 2018, thêm vào đó là tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây sức ép ảnh hưởng đến việc phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY), cuối cùng là sự can thiệp vào thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Sau 4 đợt tăng lãi suất của Fed vào các ngày 22/03, 14/06, 26/9 và 19/12 vừa qua, hầu như các đợt nâng lãi suất này đều đã được dự báo trước nên tỷ giá không thay đổi nhiều hoặc có tăng thì tăng nhẹ từ 10 – 20 đồng. Tuy nhiên, cứ sau mỗi đợt tăng, Fed lại hứa hẹn sẽ tăng tiếp sau đó, đơn cử như sau đợt cuối cùng trong năm 2018 này, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2019, vô hình trung làm cho đồng USD mạnh lên.
Tỷ giá trung tâm đã được NHNN điều chỉnh tăng liên tiếp kể từ trung tuần tháng 11. Tính đến ngày 28/12/2018, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố là 22,825
VNĐ/USD, đã tăng 104 đồng so với thời điểm ngày 16/11 và tăng 410 đồng so với đầu năm tương đương tăng 1.82%.
Không chỉ tỷ giá trung tâm do NHNN công bố tăng, mà ngay cả USD tự do trên thị trường cũng biến động mạnh sau mỗi đợt tăng lãi suất của Fed. Chẳng hạn trong đợt tăng lãi suất lần 2 (ngày 14/06), giá USD tại thị trường tự do cũng như tại các ngân hàng đứng ở mức khá cao. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN trong ngày 18/06 là 22,700 đồng (mua) và 23,253 đồng (bán) trong khi Sacombank và Eximbank niêm yết giá bán USD ở mức 22,880 đồng/USD. Tại Vietcombank, giá bán USD ở mức 22,865 đồng/USD, còn VietinBank niêm yết giá bán USD ở mức 22,878 đồng/USD.
Yếu tố vĩ mô tác động mạnh lên tỷ giá trong thời gian qua không thể không nhắc đến là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dẫn đến việc Trung Quốc buộc phải phá giá đồng Nhân dân tệ, gây sức ép lên tỷ giá VNĐ. Chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến cả những nước xuất khẩu, trong đó có cả Việt Nam. Theo số liệu cập nhật từ Bloomberg, tính đến ngày 28/12/2018, VNĐ đã mất giá 2.26% so với đầu năm, trong khi CNY của Trung Quốc mất giá 5.34%. Như vậy, VNĐ đang lên giá so với CNY, điều này sẽ dẫn đến một số bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Khi bán ra cùng một sản phẩm, hàng Việt Nam sẽ đắt hơn so với những nước phá giá đồng tiền có chủ đích, độ cạnh tranh với những nước này sẽ gay gắt hơn do giá bán của họ rẻ hơn.
Đô la hóa năm 2018
Một trong những mục tiêu của Chiến lược Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ trên tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2030; tiến tới ngừng cho vay USD để chậm nhất đến năm 2030, cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng Đề án Hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Thời gian gần đây, tốc độ huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã giảm
đi rất nhiều. Nếu năm 1992, có tới 41% lượng tiền gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, thì những năm sau, tỷ giá ổn định, con số này là 20 - 32%.
Đáng chú ý, kể từ khi áp dụng lãi suất huy động USD ở mức 0% vào năm 2015, tỷ lệ này tiếp tục giảm từ 11,06% năm 2014 xuống 8,21% cuối năm 2017. Ngoại tệ dư thừa trên thị trường tạo điều kiện cho NHNN mua vào một lượng lớn, bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức cao nhất từ trước đến nay (64 tỷ USD tính đến giữa năm 2018).
TP.HCM là địa bàn có lượng vốn huy động và cho vay chiếm khoảng 30% cả nước. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 7/2018, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 2,15 triệu tỷ đồng, tăng 7,2% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, huy động ngoại tệ chiếm 10,7%, tương ứng khoảng 230.000 tỷ đồng, giảm khoảng 1,8% so với cuối năm 2017. Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng khoảng 1,93 triệu tỷ đồng (tăng 9,47% so với cùng kỳ), trong đó cho vay ngoại tệ chiếm 9,1%, tương ứng 175.630 tỷ đồng, tăng 10,37% so với cuối năm 2017.
Theo NHNN, về cơ bản, chính sách lãi suất tiền gửi USD 0%/năm không tác động bất lợi đến các luồng vốn vào như đầu tư gián tiếp (FII), đầu tư trực tiếp (FDI) và kiều hối.
Trong bối cảnh thị trường ngoại tệ diễn biến bất ổn, Chỉ thị 04/2018/CT- NHNN của NHNN về triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành trong 6 tháng cuối năm 2018 kiên định mục tiêu hạn chế tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong lãnh thổ. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tại trụ sở chính NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá phù hợp với diễn biến cung cầu của thị trường, cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Thực tế, từ cuối tháng 5/2018 , trước các biến động trên thế giới xuất phát từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng xu hướng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tiền đồng mất giá theo xu hướng chung, tỷ giá tăng lên 23.350 đồng/USD.
NHNN đã thực hiện các biện pháp như bán ngoại tệ (khoảng 2 tỷ USD), hút tiền đồng, tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 1/8, lãnh đạo NHNN khẳng định, diễn biến tỷ giá thời gian qua là “phù hợp diễn
biến xu hướng các đồng tiền trên thế giới, khu vực” và “trong tầm kiểm soát của NHNN”.
Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ dao động khoảng 2,8-6,0%/năm, thấp hơn 3,2- 5% so với lãi suất cho vay VND (6-11%/năm). Chính lãi suất hấp dẫn đã thu hút nhiều doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ. Khả năng cầu vốn USD sẽ tăng lên với các biến động của tỷ giá thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc cho vay vẫn được hạn chế bằng Thông tư 18/2017/TT-NHNN.
Ông Andreas Hauskrecht, giáo sư tại Trường đại học Indiana Mỹ, thành viên Nhóm sáng kiến Việt Nam cho rằng, để chống tình trạng đô la hóa, cần đảm bảo nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng VND như các quốc gia khác trên thế giới vẫn sử dụng đồng nội tệ của họ. Vì vậy, trước mắt, cần kiên quyết không trả lãi cho người gửi tiết kiệm USD và hướng đến ngưng huy động cũng như dừng cho vay ngoại tệ.
Chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, lộ trình giảm tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ khá phù hợp. Khi ngân hàng còn cho vay ngoại tệ thì sẽ vẫn huy động. Tuy nhiên, việc nhận gửi USD nhằm khuyến khích nguồn kiều hối gửi về nước. Khi ngưng cho vay ngoại tệ, ngân hàng có thể giảm huy động USD, nhưng không đến mức phải ngưng hoặc thu phí người gửi USD.
Tình hình tỷ gía 2019
Trong năm 2019 dù áp lực giảm giá của CNY (nhân dân tệ) hay sức mạnh USD gia tăng vẫn hiện hữu khi thương chiến Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, song tỷ giá tiền đồng được dự báo sẽ khó tăng cao trong năm nay, với mức tăng dự kiến từ 2-2,5%.
Ngày 23/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm VND/USD ở mức 23.127 đồng/USD (tăng 5 đồng so với ngày đầu tuần 19/8). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN ở chiều mua là 23.200 đồng/USD (không đổi) và chiều bán là 23.771 đồng/USD (tăng 7 đồng).
Cùng ngày, tại các ngân hàng thương mại, giá USD ổn định, giá CNY biến động nhẹ. Ðơn cử, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 23.145 - 23.265 đồng/USD (mua - bán), giảm 5 đồng ở cả 2 chiều mua và bán so với đầu tuần. BIDV niêm yết ở mức
23.145 - 23.265 đồng/USD (mua - bán), không đổi so với đầu tuần. Techcombank niêm yết ở mức 23.153 - 23.281 đồng/USD (mua - bán), tăng 5 đồng ở chiều mua, nhưng giảm 2 đồng ở chiều bán so với ngày 19/8.
Trên thị trường quốc tế, sau khi biên bản cuộc họp tháng 7/2019 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được phát hành, USD hầu như không thay đổi, trong khi nội bộ cơ quan này cho thấy có sự bất nhất về chính sách cắt giảm lãi suất. Cụ thể, một số quan chức Fed muốn cắt giảm 0,5 điểm phần trăm, nhưng cuối cùng chỉ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm.
Trước những nguy cơ bất ổn tiềm tàng và triển vọng không rõ ràng của nền kinh tế toàn cầu, Fed từng nhấn mạnh, không có "lộ trình vạch sẵn" trong việc cắt giảm lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, lâu nay, cơ quan này đã chịu sức ép từ Tổng thống Donald Trump về việc đảo ngược tiến trình tăng lãi suất và cắt giảm mạnh lãi suất cơ bản nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ. Do đó, vẫn có khả năng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm nay và nếu điều đó xảy ra sẽ tác động tích cực lên lãi suất tiền đồng cũng như tỷ giá.
Trong khi đó, dù đang đối mặt với áp lực CNY mất giá, USD có xu hướng mạnh lên khi thương chiến Mỹ - Trung chưa lắng dịu, song các chuyên gia cho rằng, tiền đồng khó có thể giảm sâu. US Dollar Index - chỉ số đo lường sức mạnh “đồng bạc xanh” đã vượt mốc 98 điểm trong 3 phiên gần gây, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 5/2017 và tăng gần 3% so với cuối tháng 6/2019. Trong khi đó, CNY tiếp tục giảm trong sáng ngày 23/8 khi tiến gần tới mốc 7,1 CNY đổi 1 USD, đánh dấu phiên giảm giá thứ 6 liên tiếp.
Đô la hóa năm 2019
Với hiện tượng đô la hóa ở việt nam tính, đến thời điểm 18/6/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 6,05% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,03%); huy động vốn của các TCTD tăng 6,09% (cùng kỳ năm 2018 tăng 7,76%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 6,22% (cùng kỳ năm 2018 tăng 6,1%).
Tuy nhiên, soi báo cáo tài chính bán niên 2019 của các nhà băng có thể thấy tiền gửi ngoại tệ từ khu vực dân cư và tổ chức kinh tế đang sụt giảm khá nhanh.
Đơn cử như Vietcombank, mặc dù là một NHTM Nhà nước lớn có bề dày uy tín thương hiệu, lại thêm thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ, nhưng tính đến cuối tháng
6/2019, tiền gửi ngoại tệ của khách hàng tại nhà băng này chỉ 135.932 tỷ đồng, giảm 7.360 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong khi đó, do tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank tăng 8,6% trong 6 tháng đầu năm lên 870.860 tỷ đồng, nên tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng vốn huy động giảm nhanh về còn 15,6% từ mức 17,9% tại thời điểm cuối năm 2018.
Vốn huy động bằng ngoại tệ của VietinBank cũng vậy khi mà đến cuối tháng 6/2019, nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng cũng chỉ đạt 54.211 tỷ đồng, giảm 1.744 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động cũng giảm từ mức 6,78% xuống 6,4%.
Tiền gửi ngoại tệ của một ông lớn khác là BIDV cũng trong tình trạng tương tự khi đã giảm 2.493 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm xuống còn 47.847 tỷ đồng; tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ cũng giảm từ 5,08% xuống còn 4,51%.
Như vậy chỉ riêng 3 NHTM Nhà nước này, tiền gửi ngoại tệ đã giảm 11.597 tỷ đồng, nếu quy đổi theo tỷ giá USD/VND tại thời điểm cuối tháng 6, tương đương giảm gần 500 triệu USD.
Với các NHTM Nhà nước lớn đã vậy, lẽ đương nhiên nguồn tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng nhỏ lại càng èo uột hơn. Chẳng hạn như VIB, đến cuối tháng 6/2019, nguồn tiền gửi ngoại tệ của khách hàng tại ngân hàng này chỉ là 5.606 tỷ đồng, giảm 330 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Trong khi nguồn vuốn huy động VND lại tăng tới 16,8% lên 99.158 tỷ đồng, khiến tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ giảm nhanh về còn 5,65% từ mức gần 7% của cuối năm trước.
Theo một chuyên gia ngân hàng, diễn biến nói trên là hoàn toàn hợp lý. Dòng vốn vẫn đang có xu hướng dịch chuyển từ ngoại tệ sang VND.
Sở dĩ như vậy, theo vị chuyên gia này, là bởi thị trường ngoại hối những tháng đầu năm nay khá ổn định. Ngoại trừ khoảng thời gian biến động khá ngắn hồi cuối tháng 5 vừa qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, nhìn chung tỷ giá chỉ biến động trong biên độ khá hẹp. Tính đến cuối tháng 6/2019, tỷ giá trung tâm mới chỉ tăng 241 đồng so với cuối năm 2018, tương đương tăng 1,06%; trong khi giá mua – bán USD tại các ngân hàng tăng 120 đồng/USD, tức mới tăng khoảng 0,5%.
Trong khi đó, mặt bằng lãi suất huy động VND được neo ở mức khá cao, cao nhất là 5,5% với các kỳ hạn dưới 6 tháng, trong khi lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng cao nhất lên tới 7,5%/năm; 9 tháng cao nhất là 7,8%/năm; 12 tháng cao nhất là 8%/năm; 18 tháng cao nhất là 8,5%/năm và 24 tháng cao nhất là 8,6%/năm.
Còn lãi suất huy động USD từ lâu đã được giảm về còn 0%. Có nghĩa chênh lệch lãi suất VND – USD cao nhất lên tới 8,6%/năm; còn với kỳ hạn 1 năm, chênh lệch lãi suất cũng là 8%- một mức rất cao.
Rõ ràng với mức chênh lệch lãi suất đồng - đô lớn như vậy thì ngay cả trong trường hợp tỷ giá năm nay có tăng tới 3% như kịch bản xấu nhất mà một số tổ chức dự báo thì giữ tiền đồng vẫn có lợi hơn.
Mặc dù vậy, hiện VND đang chịu áp lực giảm giá rất lớn từ sự lao dốc của đồng Nhân dân tệ. Trong bối cảnh đó, không loại trừ trường hợp nhu cầu nắm giữ ngoại tệ sẽ tăng. “Tâm lý găm giữ ngoại tệ thường có xu hướng tăng trong bối cảnh thị trường ngoại hối, tỷ giá biến động mạnh”, vị chuyên gia nói trên cảnh báo. Song