Chế độ tiền tệ và các phương thức xác định tỷ giá

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 29 - 33)

Sau khi áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năm 1987, các quốc gia lại phải đối mặt với lạm phát. Tình hình này buộc các nước phải hi sinh mục tiêu tăng trưởng để kiềm chế lạm phát. Lãi suất tăng cao, tỷ giá biến động mạnh và liên tục đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư liên tục tấn công vào các đồng tiền trên thị trường ngoại hối. Làn sóng đầu cơ lên cao trong những năm 1990 khiến thế giới được chứng kiến tình trạng hỗn loạn tiền tệ với quy mô và nội dung chưa từng có trước đây.

Ngày nay, nhìn chung nền kinh tế toàn cầu phát triển theo hướng đa phương hóa và hội nhập mạnh mẽ, hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường trên nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của các nước. Đặc biệt, từ sau năm 1973, các quốc gia có quyền tự chọn cho mình một chế độ tỷ giá phù hợp. Do đó, hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành được gọi là một hệ thống "không hệ thống", trong đó có nhiều chế độ tỷ giá song song cùng tồn tại:

3.2.1.1 Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng

Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng là chế độ tỷ giá trong đó một quốc gia không sử dụng đồng tiền pháp định riêng mà sử dụng đồng tiền của một nước khác trong lưu thông như đồng tiền pháp định duy nhất hoặc là thành viên của một liên minh tiền tệ, trong đó các nước thành viên thống nhất sử dụng một đồng tiền pháp định chung.

Theo phân loại của IMF vào tháng 4/2008, hiện trên thế giới có 10 nước áp dụng chế độ tỷ giá này như: Ecuador, Panama, Timor-Lester (dùng đồng USD), Montenegro, San Marino (dùng đồng Euro), Kiribati (dùng đồng AUD).

Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng có lợi thế là giúp cho nền kinh tế các nước nhỏ tránh khỏi những biến động về tỷ giá khi sử dụng một đồng tiền mạnh của một quốc gia có nền kinh tế phát triển.Tuy nhiên, việc không có đồng tiền pháp định riêng mà phải dùng đồng tiền của nước khác như đồng tiền pháp định của mình khiến nền kinh tế các nước này bị phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia phát hành đồng tiền đó.

3.2.1.2. Chế độ bản vị tiền tệ

Theo chế độ này, chính phủ phải cam kết chính thức về việc chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ là đồng tiền bản vị tại một mức tỷ giá cố định. Đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt để đảm bảo việc thực thi cam kết.

Chính phủ neo đồng tiền của mình (chính thức hay ngầm) với một đồng tiền chính hay một rổ các đồng tiền tại một mức giá cố định, tỷ giá dao động trong một biên độ hẹp là ±1% quanh tỷ giá trung tâm.

Theo phân loại của IMF (tháng 4/2008), hiện trên thế giới có 13 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này, trong đó có 8 quốc gia chọn bản vị USD (như HongKong, SAR, Dominica,…), 4 quố cgia chọn bản vị đồng EUR (như Estonia,Lithuania,…) và Brunei Darussalam chọn bản vị đồng dollar Singapore.

Tương tự như chế độ bản vị vàng, trong chế độ bản vị tiền tệ, chính phủ cam kết chuyển đổi nội tệ sang đồng bản vị tại một mức giá cố định và mức giá này chỉ được dao dộng trong biên độ ±1%, điều này bắt buộc NHTW phải nắm giữ lượng ngoại tệ trong mỗi tương quan với lượng tiền phát hành. Chế độ này chỉ vận hành tốt khi đồng tiền bản vị có giá trị ổn định và dự trữ ngoại hối của NHTW đủ để đảm bảo thanh khoản trong nước. Tuy nhiên, khi lượng dự trữ ngoại hối không đủ, NHTW buộc phải đi vay ngoại tệ để phát hành tiền và bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán và thâm hụt ngân sách, điều này có thể dẫn khủng nợ tài chính . Mặt khác, tỷ giá hối đoái quy định một cách cứng nhắc và lãi suất được quyết định bởi NHTW phát hành đồng tiền bản vị khiến nhiều nền kinh tế bị phụ thuộc và khó tránh khỏi những cú sốc từ bên ngoài.

3.2.1.3. Chế độ bản vị cố định thông thường

Chế độ bản vị cố định thông thường là chế độ tỷ giá trong đó chính phủ neo đồng tiền của mình (chính thức hay ngầm) với một đồng tiền chính hay một rổ các đồng tiền tại một mức giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá dao động trong một biên độ hẹp là ±1% quanh tỷ giá trung tâm.

Theo phân loại của IMF (tháng 4/2008), hiện nay trên thế giới có 68 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này trong đó có Việt Nam (được xếp vào nhóm những quốc gia neo tỷ giá vào đồng USD).

Theo phân loại của IMF vào năm 2002, Việt Nam được xếp vào nhóm nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, tuy nhiên, giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với áp lực giảm giá đồng USD khiến tỷ giá biến động bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm làm giảm áp lực tăng giá VND khiến tỷ giá USD/VND trong thời gian này biến động không nhiều trong khi giá USD/VND trong thời gian này biến động không nhiều trong khi giá USD đang giảm mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng tạm thời, trong dài hạn, chính phủ Việt Nam vẫn cam kết áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước.

3.2.1.4. Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng

Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng là chế độ tỷ giá mà trong đó chính phủ neo đồng tiền của mình (chính thức hay ngầm) tại một tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá dao động trong một biên độ rộng hơn ±1% quanh tỷ giá trung tâm.

Theo thống kê của IMF (tháng 4/2008), hiện trên thế giới chỉ có 3 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này là Cộng hòa Slovak (neo tỷ giá với EUR), Syria và Tonga (neo tỷ giá với một rổ tiền tệ).

Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng tuy có giảm bớt tính cứng nhắc của tỷ giá nhưng nó vẫn không tránh khỏi những nhược điểm của chế độ tỷ giá cố định nói chung như không phản ánh đúng tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường, việc duy trì tỷ giá cố định sẽ tác động trực tiếp đến dự trữ ngoại hối của NHTW, tuy nhiên trong dài hạn thì tỷ giá vẫn có xu hướng trở về mức giá thị trường.

3.2.1.5. Chế độ tỷ giá cố định trượt

Đây là chế độ tỷ giá cố định nhưng định kỳ, tỷ giá trung tâm sẽ được điều chỉnh theo một tỷ lệ nhất định được thông báo trước, hoặc để phản ánh thay đổi trong một chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn (lạm phát, cán cân thương mại).

Theo thống kê của IMF (tháng 4/2008), hiện trên thé giới có 8 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này như: Trung Quốc, Bolivia, Iraq,…

3.2.1.6. Chế độ tỷ giá cố định trượt có biên độ

Đây là chế độ tỷ giá cố định với các nội dung:

 Tỷ giá được đao động trong một biên độ nhất định xung quanh tỷ giá trung tâm.

 Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh định kỳ theo tỷ lệ nhất định được thông báo trước hoặc để phản ánh những thay đổi trong một chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn.

Theo thống kê của IMF (tháng 4/2008), hiện trên thế giới chỉ có hai quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này là Costa Rica và Azerbaijan.

Chế độ tỷ giá cố định trượt và chế độ tỷ giá cố định trượt có biên độ về bản chất vẫn là chế độ tỷ giá cố định nhưng nó khắc phục phần nào những nhược điểm của chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh định kỳ sẽ phản ánh đúng hơn tương quan cung cầu trên thị trường ngoại hối, giảm gánh nặng duy trì tỷ giá trên vai NHTW trong điều kiện nền kinh tế có biến động, các NHTW thường chọn những mục tiêu như mục tiêu về lượng cung tiền, mục tiêu về kiểm soát lạm phát hay mục tiêu về cán cân thanh toán để làm căn cứ đưa ra tỷ giá trung tâm trong tưng thời kỳ.

Các chế độ tỷ giá cố định thường được áp dụng ở những nước đang phát triển, thị trường ngoại hối còn non trẻ, để phát triển kinh tế cần có sự điều tiết của chính phủ trong chính sách tỷ giá nhằm đảm bảo mục tiêu chính sách kinh tế của quốc gia.

3.2.1.7. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước

Chính phủ tác động ảnh hưởng lên xu hướng vận động của tỷ giá thông qua hành động can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối, nhưng không có thông báo trước hay cam kết về hướng và mức độ can thiệp.

Theo thống kê của IMF (tháng 4/2008), hiện trên thế giới có 44 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này trong đó có Singapore,Thái Lan, Peru,…

3.2.1.8. Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập

Trong chế độ tỷ giá thả nổi độc lập, tỷ giá được xác định theo trường, các hoạt động can thiệp ngoại hối chỉ nhằm mục đích giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, chứ không theo đuổi một hướng vận động hay một giới hạn cụ thể về tỷ giá.

Theo thống kê của IMF (tháng 4/2008), hiện trên thế giới có 40 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này, là những nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Pháp,…

Đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển, giá trị đồng tiền được duy trì ổn định thì chế độ tỷ giá thả nổi sẽ giúp tự điều chỉnh những quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, lúc này NHTW đóng vai trò trung lập. Tuy nhiên, trên thực tế, kể cả trong chế độ tỷ giá thả nổi độc lập, các NHTW luôn áp dụng tích cực những công cụ nhằm tác động vào tỷ giá để ổn định tỷ giá, ổn định nền kinh tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w