Biện pháp tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công mỹ latinh 1980 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)

Chương 3: Khắc phục khủng hoảng nợ công ở Việt Nam 3.1 Thực trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay

3.3.Biện pháp tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ công ở Việt Nam

Để tăng cường được hiệu quả trong ctng tác quản lý nợ công, chúng ta cần hoàn thiện khâu đánh giá, quản lý sử dụng nợ công và hoàn thiện khung thể chế pháp luật cho hệ thống nợ công. Cụ thể:

 Tính toán, cân đối giữa các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng: cảng, đường bộ, đường sắt, viễn thông, năng lượng và các cơ sở hạ tầng “mềm” khác của nền kinh tế như giáo dục, y tế, dân số., Thắt chặt công khố, phòng ngừa và giảm thiểu những hoạt động đầu tư công gắn với sự chi phối của ý chí chủ quan và ngắn hạn, “tư duy nhiệm kỳ”, bệnh thành tích, hay “lợi ích nhóm”; triệt để tiết kiệm trong chi; thường xuyên thông qua tinh giản biên chế, cải cách hành chính một cách thiết thực; đặc biệt chỉ được vay để chi đầu tư phát triển, tuyệt đối không vay để chi thường xuyên.

 Thực hiện kỷ luật tài khóa một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. Kỷ luật tài khóa cần thực thi một cách cứng rắn theo lộ trình rõ ràng,bằng cách sử dụng số thu vượt dự toán hằng năm để chi trả nợ, phấn đấu thâm hụt ngân sách duy trì ở mức 4% từ nay đến năm 2020, duy trì ở mức 3% kể từ sau năm 2020...

 Vấn đề minh bạch hoá khoản vay phải được chú trọng hàng đầu. Chẳng hạn trong một số khoản vay cấu thành nợ công, phải làm rõ nợ chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh, nợ của Doanh nghiệp nhà nước; hoặc phải kiểm toán để kiểm soát được nợ vay đã được các doanh nghiệp sử dụng ra sao…Thêm vào đó, công khai, minh bạch đấu thầu các dự án nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước

 Tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý nợ công, thiết lập hệ thống giám sát và Nâng cao hoạt động kiểm toán, thanh tra và xử lý nợ công. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên trong hoạt động Ngân Hàng

sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội nói chung và nợ công nói riêng. Đông thời kiểm soát lạm phát và giảm lãi suất huy động và cho vay trên thị trường và cải thiện môi trường đầu tư và các nhóm chỉ tiêu đánh giá tín nhiệm và rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn vay (nợ công) luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, cùng với đó công tác quản lý, đảm bảo an toàn, bền vững nợ công là bài toán đặt ra với tất cả các nước. Nhìn từ khủng hoảng nợ công của các nước Mỹ Latinh trong những năm 1980, ta có thể thấy được chính những thất bại trong công tác quản lý nợ công là nguyên nhân bên trong và cốt lõi nhất gây nên khủng hoảng nặng nề. Trước bài học ấy, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác phải chủ động tìm cho mình những giải pháp để khắc phục tình trạng nợ công trong nước, phòng ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng. Muốn làm được điều đó cần có đường lối điều hành đúng đắn và sự chỉ đạo kỹ càng từ phía chính phủ, đồng thời cũng cần sự nghiêm chỉnh trong công tác thực hiện. Chỉ khi đảm bảo được an toàn trong công tác nợ công thì một quốc gia mới có thể tăng trưởng vững mạnh và lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ sau phát triển trong một nền kinh tế xã hội bền vững. Chính vì vậy, rất mong rằng đề tài nợ công cũng như xử lý khủng hoảng nợ công sẽ tiếp tục là mối quan tâm của quốc gia và trong tương lai sẽ có nhiều giải pháp đột phá và mới mẻ để ngày càng cải thiện tình hình nợ công ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công mỹ latinh 1980 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)