Các chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công ở hy lạp và kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng nợ công (Trang 35 - 37)

IV. Những kết quả đạt đƣợc

2.Các chính sách tài khóa

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công là do sự mất cân đối giữa thu chi của Chính phủ. Để giải quyết bài toán khó này đồng thời để trả món nợ với lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm cao hơn các quốc gia khác là 4,3% /năm và đáp ứng đƣợc theo các điều khoản của chủ nợ quốc tế và Liên minh châu Âu, Chính phủ Hy Lạp đã phải gồng mình thực hiện các chính sách “thắt lƣng buộc bụng” hết sức khắt khe. Các điều khoản ấy đã đƣợc cụ thể hóa thông qua chính sách tài khóa đƣợc Hy Lạp đề ra và nên đƣợc các quốc gia học tập.

Duy trì mức thuế cao:

Theo mô hình đơn giản thì tổng thu nhập quốc dân đƣợc tính: Y= C+I+G+NX

Từ đó có thể thấy chi tiêu Chính phủ có tác động cùng chiều lên sự tăng trƣởng của nền kinh tế, tức là chi tiêu Chính phủ dƣơng thì kinh tế sẽ tăng trƣởng, mà nguồn thu chủ yếu của mỗi Chính phủ đến từ thuế. Khủng hoảng nợ công chỉ có thể ổn định khi kinh tế tăng trƣởng, do đó việc tạo lập và duy trì chính sách thuế ở mức cao là rất quan trọng. Thuế cao sẽ đảm bảo thặng dƣ cho cán cân chi tiêu của Chính phủ. Nhìn vào thực tế, chính sách thuế này đƣợc Hy Lạp áp dụng triệt để trên mọi phƣơng lĩnh vực kinh tế và đem lại kết quả khá khả quan. Các mặt hàng, dịch vụ đều đƣợc tăng thuế lên mức 13%, thậm chí nhiều hàng hóa có mức thuế 23%. Thuế thu nhập cá nhân duy trì mức gần 45% còn

thuế thu nhập doanh nghiệp là 29% từ 2015-2018. Với mức thuế cao nhƣ vậy đã phần nào giải quyết vấn đề trả nợ của Chính phủ.

Tăng thuế thƣờng dẫn đến hệ lụy là tình trạng trốn thuế diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Hy Lạp cũng đã phải đối phó với vấn nạn này trong giai đoạn 2010-2016. Theo nhiều nhà kinh tế, lƣợng thuế bị thất thoát lên tới 30 tỷ USD mỗi năm và nếu con số đó đƣợc thu hồi thì Hy Lạp đã sớm thoát khỏi khủng hoảng. Để ngăn chặn việc trốn thuế của doanh nghiệp và ngƣời dân, theo nhƣ biện pháp đƣợc Hy Lạp áp dụng, chúng ta có thể gia tăng công khai các khoản chi tiêu và trả lƣơng thông qua việc yêu cầu mọi hoạt động trên đều phải diễn ra trên tài khoản ngân hàng. Mọi khoản thu chi bất thƣờng diễn ra trên tài khoản sẽ có khả năng cao đƣợc nhận biết và quản lý, giảm bớt các khoản chi tiêu không rõ ràng, việc trốn thuế từ đó cũng đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn.

Cắt giảm phúc lợi xã hội:

Khoản chi lớn nhất của Chính phủ đến từ phúc lợi xã hội, do vậy cắt giảm phúc lợi xã hội là một bƣớc làm tăng thặng dƣ cho cán cân chi tiêu của Chính phủ. Một số danh mục cắt giảm có thể đƣợc kể đến:

- Cải cách lương hưu: Việc cắt giảm lƣơng hƣu và kéo dài tuổi nghỉ hƣu

không chỉ giúp giảm chi cho Ngân sách Chính phủ mà đồng thời còn tận dụng sức lao động của ngƣời dân. Với những ngƣời cao tuổi, thay vì chỉ nhận lƣơng hƣu, họ sẽ tham gia lao động để có thêm thu nhập khác. Từ đó nền kinh tế tạo ra nhiều giá trị thặng dƣ hơn, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, Chính phủ cũng sẽ giảm bớt gánh nặng lƣơng hƣu hơn. Nhƣ đã đề cập ở trên, chính nhờ biện pháp này mà Chính phủ Hy Lạp cắt giảm mức 3,5% GDP cho lƣơng hƣu. Mặc dù biện pháp này là vô cùng hà khắc, khiến cuộc sống ngƣời dân vô cùng

khó khăn nhƣng nó đã trở thành một trong những nhân tố giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng.

- Cải cách tiền lương và việc làm trong lĩnh vực công: Cắt giảm lƣơng và

việc làm ở lĩnh vực công giúp Chính phủ giảm bớt gánh nặng chi tiêu khi mà . Tuy rằng việc làm này sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cũng nhƣ nghèo đói gia tăng, nhƣng với tình hình khủng hoảng nghiêm trọng, mọi nỗ lực thắt chặt chi tiêu đều là cách có thể vực lại một Nhà nƣớc đang đứng trƣớc bờ vực phá sản. Chính sách cải cách này nên xây dựng và thực hiện theo từng giai đoạn để tránh việc Chính phủ phải đối mặt đột ngột với nhiều vấn đề cùng lúc. Khối làm việc trong lĩnh vực công cần đựoc tạo điều kiện chuyển dịch sang các lĩnh vực có thể tạo thặng dƣ cho xã hội.

- Cắt giảm toàn bộ các nguồn chi cho hoạt động công cộng không đem lại thặng dư cho nền kinh tế: Điều này có thể làm giảm chất lƣợng đời sống của

nhân dân nhƣng đó sẽ là giải pháp tạm thời cho việc ổn định kinh tế. Chính vì việc chi cho các dự án không đem lại lợi ích kinh tế nhƣ trên mà cán cân chi tiêu Chính phủ của Hy Lạp bị thâm hụt nặng nề, do đó mọi chi tiêu cho các dự án này cần phải đƣợc cân nhắc kĩ lƣỡng. Với những nền kinh tế đang phát triển hay còn non kém, nên đầu tƣ cho các dự án thu về lợi ích kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn phúc lợi xã hội. Chi cho phúc lợi sẽ tăng theo tăng trƣởng của nền kinh tế, đây cũng là cách khuyến khích ngƣời dân lao động.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công ở hy lạp và kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng nợ công (Trang 35 - 37)