Đối với thị trường chứng khoán phái sinh

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thực trạng thị trường ngoại hối ở một số nước đang phát triển (Trang 26 - 30)

Chương 3: Thực trạng thị trường ngoại hối Trung Quốc

4.2. Đối với thị trường chứng khoán phái sinh

Sản phẩm phái sinh chứng khoán Trung Quốc được giao dịch lần đầu tiên vào năm 1992. Đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh tương đối đa dạng các sản phẩm như: hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, hợp đồng kì hạn.

- Về Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, Trung Quốc phát hành lần đầu năm 1992 nhằm để bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu kho bạc trong bối cảnh lạm phát, với tổng mệnh giá 24 tỉ nhân dân tệ. Tuy nhiên, vì những bất cập như rủi ro bong bóng giá và thao túng thị trường có thể gây tổn hại cho nhà đầu tư, sự bất cập và chồng chéo về quản lý phái sinh tạo ra khó khăn cho phát triển thị trường khiến cho Trung Quốc liên tục thử nghiệm, thất bại rồi tái thử nghiệm những sản phẩm này (hợp đồng tương lai) trong hơn 10 năm qua. Trung quốc cũng có những thay đổi như niêm yết HĐTL TPKB 5 năm (2013), đến 2015, niêm yết HĐTL TPKB 10 năm.

- Hợp đồng kì hạn: Hợp đồng kỳ hạn trên chỉ số (index futures), được tạo ra ở Trung Quốc năm 2010, cung cấp cho nhà đầu tư cách thức phòng ngừa rủi ro (hedge), cũng như cung cấp cho những người bán khống (short selling) cách thức đạt lợi nhuận trong một thị trường. Chúng được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ như một chỉ số đo lường độ nhạy cảm của thị trường. Từ 2010 đến đầu năm 2015, Thị trường kỳ hạn trên chỉ số chứng khoán (stock-index futures market) của Trung Quốc tương đối phát triển, từng được Hiệp hội các sở giao dịch quốc tế xếp hạng sôi động nhất thế giới khi đạt đỉnh cao hồi tháng 6 năm 2015 với khối lượng giao dịch trong rổ CSI 300 đạt 3,2 triệu hợp đồng trước khi rớt xuống còn hơn 34.000 hợp đồng vào tháng 9 do chính phủ thắt chặt kiểm

KẾT LUẬN

Để thị trường ngoại hối Việt Nam nhanh chóng phát triển và hoàn thiện, tiến tới hội nhập với các thị trường ngoại hối khu vực và thế giới, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực không chỉ từ phía các NHNN- là người tổ chức, điều hành thị trường; các NHTM- là những thành viên chủ yếu trên thị trường mà còn cả chủ thể khác tham gia giao dịch trên thị trường này.

Có thể thấy hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn và đơn điệu, loại hình giao dịch hạn chế, hầu hết là các nghiệp vụ giao ngay, còn nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi và quyền chọn hầu như được thực hiện, mặc dù đây là công cụ ngoại hối phái sinh từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn. Vì vậy, qua việc tìm hiểu thực trạng tiến hành giao dịch ngoại hối phái sinh tại thị trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc, em nhận thấy cả 2 thị trường đều có điểm chung: thị trường mới ra đời, số lượng giao dịch còn thấp, ngăn cản pháp luật còn cao và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế. Hi vọng qua bài tiểu luận này, chúng em sẽ mang tới cho người đọc những cái nhìn khách quan nhất về thị trường ngoại hối ở Việt Nam và Trung Quốc .Từ đó giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức hơn về thị trường ngoại hối ở các nước đnag phát triển nói chung ,ở Việt Nam và Trung Quốc nói riêng.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thực trạng thị trường ngoại hối ở một số nước đang phát triển (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w