Đối với thị trường hoán đổi tiền tệ

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thực trạng thị trường ngoại hối ở một số nước đang phát triển (Trang 25 - 26)

Chương 3: Thực trạng thị trường ngoại hối Trung Quốc

4.1. Đối với thị trường hoán đổi tiền tệ

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, Trung Quốc đã có những bước đi mới nhằm thúc đẩy việc quốc tế hóa (QTH) đồng Nhân dân tệ (NDT) và đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Đến cuối năm 2014, TQ đã ký 29 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với các nước trên thế giới; đến tháng 10/2014, đồng NDT đã vượt qua đồng đô-la Úc và đô-la Canada để trở thành đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều thứ 5 trên thế giới, gần tiếp cận với đồng Yên Nhật. Mức độ sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế trong 2 năm qua (2012-2014) đã tăng trên 321%. Riêng năm 2014, mức tăng trên đạt 102% so với mức tăng chung 4,4% của tất cả các loại tiền tệ khác trong thanh toán quốc tế.

Lý do:

1. Giảm thiểu rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp TQ

2. Tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh của các tổ chức tài chính quốc tế của TQ, giúp hình thành các trung tâm tài chính quốc tế tại TQ đại lục.

3. Thúc đẩy giao dịch kinh tế qua biên giới.

4. Thu lợi thông qua thuế phát hành tiền

5. QTH đồng NDT sẽ giúp TQ duy trì giá trị kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình.

7. Nỗ lực QTH đồng NDT của TQ là bước đệm nhằm thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước

Sau khi ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đầu tiên với Hàn Quốc vào năm 2008, đến 2014 TQ đã ký thỏa thuận hoán đổi với 29 nước và vùng lãnh thổ. Mặc dù giá trị của các thỏa thuận này còn thấp, đây là một tiền đề rất quan trọng cho mục tiêu QTH đồng NDT của TQ bởi việc ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sẽ khơi thông khả năng dùng đồng NDT trong thanh toán ngoại thương và trong dự trữ ngoại hối của các nước đối tác. Khi các hoạt động giao dịch của Trung Quốc với các nước trên bắt đầu chuyển sang dùng đồng NDT, quy mô của các thỏa thuận hoàn toàn có thể được mở rộng. Ngoài ra, đã có một số nước dùng đồng NDT với mục đích dự trữ ngoại hối, chủ yếu với mục tiêu đa dạng hóa tài sản dự trữ. Mặc dù IMF chưa xếp đồng NDT vào danh sách các đồng tiền dự trữ chính thức, hiện đã có hơn 50 NHTƯ các nước có sử dụng NDT trong dự trữ và đồng NDT đang đứng thứ 7 trong số các đồng tiền được dùng dự trữ nhiều nhất thế giới

25/11/2015, theo PBOC có 7 tổ chức đăng ký tham gia thị trường ngoại hối liên ngân hàng của Trung Quốc, bao gồm Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông (HKMA), Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) và Ngân hàng Trung ương Hungary (NBH), Ngân hàng Phát triển và Tái thiết Quốc tế, Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Quỹ Tín thác của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Quốc gia Singapore.

01/10/2016 đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chính thức gia nhập vào giỏ ngoại tệ của tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Giá trị của đồng NDT lúc này được đặt ngang hàng với đồng USD, JPY, GPB và EUR trong trong giỏ tiền tệ dự trữ được biết đến với tên gọi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF. PBOC cho biết các tổ chức trên sẽ được phép giao dịch các sản phẩm giao ngay, các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng hoán đổi tiền tệ và các hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối nước này. Tuy nhiên, sau đó đồng NDT lại tuột dốc không phanh.

Tính đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã quyết định tiếp tục ký kết thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với nhiều quốc gia: Thái Lan ( hoán đổi 70 tỷ NDT thành 370 tỷ Baht, Hàn Quốc (trị giá 56 tỷ USD),… Việc tái ký kết này nhằm mục đích tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển của cả 2 bên.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thực trạng thị trường ngoại hối ở một số nước đang phát triển (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w