bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với nội dung và ý tưởng của đề tài này tôi hy vọng SKKN này được phổ biến rộng rãi đến đồng nghiệp, học sinh và các bạn đọc khác, góp phần truyền đạt cho học sinh cách tiếp cận môn Toán thật đa dạng và tự nhiên để có hiệu quả cao .
Sau khi nghiên cứu và áp dụng vào các tiết dạy của mình trên lớp, tôi thấy học sinh không còn lúng túng trước các bài toán hình học không gian tọa độ nữa mà chỉ sau một số bài tập nhất định, các em đã có thể suy luận một cách logíc vấn đề và định hướng tốt cách giải bài toán đó và tôi luôn nhận được từ các em học sinh câu hỏi “ Thầy ơi! còn cách giải khác cho bài toán này không?” và các em cũng đã thuộc câu nói vui của tôi: “Bài toán càng khó càng nhiều cách giải” để tạo niền tin. Đa số các em học sinh có lực học từ trung bình trở lên đều có thể tự tin làm được hết các Bài tập SGK và bài tập sách Bài tập hình học nâng cao 12.
--- 25 ---
--- ---
Đặc biệt, có những em còn đưa ra được nhiều cách giải cho một bài toán chứ không dừng lại ở một cách giải cho mỗi bài toán.
Kết quả đạt được :
Đối với chương trình cải cách SGK mới, so sánh kết quả năm học trước đó (2015- 2016) và năm học vừa qua (2016-2017) (Áp dụng giảng dạy năm học 2016
- 2017) cho thấy sự tiến bộ khá rõ ở học sinh.
Theo phân công chuyên môn của nhà trường, tôi phụ trách dạy và áp dụng đối với ba lớp thuộc cả ba ban : Cơ bản D, Cơ bản A và ban KHTN. Kết qủa so sánh được thể hiện dưới bảng sau :
Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016 - 2017
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
< 5 5 6,5 6,5 7,9 > 8 <5 5 6,5 6,5 7,9 >8 % % % % % % % % Ban Cơ bản D 60,25 25,32 14,43 0,00 0,67 37,18 46,25 15,90 Ban Cơ bản A 32,32 50,02 13,82 3,84 0,00 32,19 32,58% 35,23 Ban KHTN 9,05 20,05 55,36 15,54 0,00 25,05 35,41 39,54