Hệ số bổ sung bề dày tính toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3 (Trang 36 - 37)

Chương IV : Tính toán thiết kế bê chứa LPG có dung tích chứa 420 m

4.1.6 Hệ số bổ sung bề dày tính toán

Khi tính kiểm tra độ bền các chi tiết hoặc các bộ phận của thiết bị cần chú ý đến tác dụng hóa học và cơ học của môi trường lên vật liệu chế tạo thiết bị. Do đó cần bổ sung cho bề dày tính toán của các chi tiết và bộ phận đó một đại lượng C.

Đại lượng C được xác định theo công thức sau : C = Ca+ Cb+ Cc+ C0 ( 4.3 )

Trong đó Ca là hệ số bổ sung do ăn mòn hóa học của môi trường, mm; Cb là hệ số bổ sung do bào mòn cơ học của môi trường,mm ;

Cc là hệ số bổ sung do sai lệch khi chế tạo, lắp ráp, mm ; C0 là hệ số bổ sung để quy tròn kích thước, mm .

Đại lượng hệ số bổ sung Ca phụ thuộc vào sự ăn mòn hóa học của môi trường và vào thời hạn sử dụng thiết bị. Nói chung, thời hạn sử dụng thiết bị hóa chất lấy khoảng 10 ÷15 năm.

Nếu lấy thời hạn sử dụng thiết bị là 10 năm thì có thể chọn hệ số Ca

như sau :

- Ca = 0 đối với vật liệu bền trong môi trường có độ ăn mòn không lớn hơn 0,05 mm/ năm .

- Ca = 1 mm đối với vật liệu tiếp xúc với môi trường có độ ăn mòn lớn hơn, từ 0,05 đến 0,1 mm/ năm. Nếu độ ăn mòn lớn hơn 0,1 mm/năm thì căn cứ vào thời hạn sử dụng thiết bị mà xác định Ca cho mỗi trường hợp cụ thể. - Ca = 0 nếu ta dùng vật liệu lót có tính bền ăn mòn hoặc thiết bị tráng men.

Nếu hai phía của thiết bị tiếp xúc với môi trường ăn mòn thì hệ số Ca phải lấy lớn hơn.

Đối với thiết bị hóa chất có thể bỏ qua hệ số bào mòn Cb . Người ta chỉ tính đến hệ số Cb khi môi trường bên trong thiết bị chuyển động với vận tốc >= 20 m/s (đối với chất lỏng ) và >= 100 m/s ( đối với chất khí ) hoặc môi trường chứa nhiều hạt rắn.

Còn đại lượng Cc phụ thuộc vào dạng chi tiết, vào công nghệ chế tạo chi tiết và thiết bị.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w