Cấu tạo của bồn chứa.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3 (Trang 29 - 34)

Chương III :Tổng quan về công trình bê chứa

3.3 Cấu tạo của bồn chứa.

Trong hệ thống bồn chứa gồm có các bồn chứa hình trụ chịu áp chứa sản phẩm, các bồn chứa này đều được thiết kế chung cho một tiêu chuẩn tàng chứa propan...

Bồn chứa là loại chịu áp lực cao hình trụ nằm ngang, bồn được đặt trên một nền bê tông kiên cố. Bồn được phủ cát để tránh sự hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài. Trên mỗi bồn chứa được lắp đặt các thiết bị để đảm bảo an toàn cho bồn chứa.

Mỗi bồn chứa được lắp hai van an toàn áp suất ( 1 làm việc và 1 dự phòng), mỗi van được thiết kế theo tiêu chuẩn API 520 và API 521. Trong quá trình vận hành nếu áp suất trong bồn chứa tăng vượt mức cài đặt thì van tự động xả ra đuốc đốt. Các van này được nối ở mức kép để khi cần thiết tháo dỡ kiểm tra thì một van xả áp ra đuốc đốt khi có bất kì sự cố vượt áp nào. Trường hợp các van an toàn áp suất được nối với đuốc đốt thì mỗi van an toàn cần lắp đặt thêm các van cách ly, bố trí ở phía xả các van an toàn cần được tháo gỡ để kiểm tra định kì.

Trên mỗi bồn chứa có lắp đặt thiết bị báo mức trên mỗi bồn chứa được thiết kế dạng báo tín hiệu trực tiếp và chính xác đến người vận hành. Trong suốt quá trình xuất hay nhập sản phẩm các thiết bị báo mức này theo dõi và đo mức chất lỏng trong bồn để báo về phòng điều khiển ngừng quá trình xuất hay nạp sản phẩm.

Tại đầu đường ống nạp của bồn còn lắp đặt các van SDV với mục đích an toàn, các van SDV sẽ đóng khi có tín hiệu báo mức cao trong bồn nhằm mục đích bảo vệ bồn, tránh tình trạng xảy ra trường hơp quá đầy và tăng tính lưu động trong quá trình tàng trữ sản phẩm.

Tại đường xuất của mỗi bồn chứa cũng lắp đặt các van SDV thứ 2, khi có tín hiệu báo mức thấp trong bồn thì van này sẽ đóng lại. Mục đích của việc lắp đặt van này là bảo vệ bồn chứa không bị tình trạng hút chân không và làm hư các máy bơm của bồn. Chức năng thứ 2 của van này là nhận tín hiệu cháy từ các thiết bị dò báo cháy, các van này đều có 2 chế độ điều khiển: Điều khiển bằng tay và điều khiển tự động.

Trên bồn chứa được lắp đặt các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất. Chúng được thiết kế cho việc ghi lại nhiệt độ và áp suất một cách thưòng xuyên để truyền về phòng điều khiển.

Ký hiệu của các thiết bị trên bồn chứa như sau : - SV : Van an toàn

- T : Nhiệt kế - Đo các giá trị về nhiệt độ trong bồn.

- PT : Bộ chuyển áp – đo các giá trị áp suất trong suốt quá trình xuất nạp sản phẩm, giá trị đó được chuyển về phòng điều khiển.

- L2 : Thiết bị chuyển đổi mức – Trong khi xuất nạp sản phẩm thiết bị này sẽ tiền báo động về mức chất lỏng trong bồn chứa ở mức thấp hay cao tương ứng.

- L3 : Thiết bị truyền mức hoạt động bằng từ - sau khoảng 10 – 15 phút kể từ khi tiền báo động về mức chất lỏng cao trong bồn thì thiết bị báo mức L3 phát tín hiệu và kích hoạt động các van nạp sản phẩm ở đầu vào mỗi bồn chứa.

-L1 : bộ đo mức cao – trong quá trình nạp, chất lỏng trong bồn ở mức quá cao thì thiết bị báo mức sẽ báo tín hiệu và công tắc áp suất quá cao LSHH sẽ đóng van nạp của cụm bồn bể.

- L4 : bộ đo mức thấp – trong suốt quá trình xuất sản phẩm, khi mức lỏng trong bồn chứa ở mức thấp thì công tắc áp suất mức thấp LSL sẽ đóng bơm xuất sản phẩm.

- VR : van hồi lưu – có chức năng tiếp nhận hơi hồi lưu vào bồn chứa để bù thể tích khí đang xuất.

- M : cửa người – sử dụng cho người chui vào kiểm tra trong quá trình bảo dưỡng.

- A : Van nạp sản phẩm. - B : Van xuất sản phẩm

3.4 Tình hình xây dựng bê chứa ở nước ta

Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành Dầu khí và nhu cầu về tiêu thụ, cung ứng xăng dầu ngày càng to lớn. Do vậy, hàng loạt các loại bồn chứa đã được xây dựng phục vụ cho khai thác dầu khí, công tác cung ứng vận chuyển xăng dầu và dự trữ xăng dầu cho mục tiêu an toàn năng lượng quốc gia với quy mô và dung tích khác nhau.

có dung tích lớn tới 25.000m3 (Cát Lái –Thành phố Hồ Chí Minh) và nhiều loại bể có quy mô phức tạp. Nhưng hiện nay các kho xăng dầu của ta đa số vẫn là những loại nhỏ và không tập trung, các bể có dung tích nhỏ hơn 5000 m3 mà ta đã xây dựng trước đây tỏ ra không hiệu quả. Vấn đề này đặt ra cho những nhà thiết kế, các nhà quản lý cần có các giải pháp quy hoạch, thiết kế và xây dựng các kho xăng dầu đạt hiệu quả cao. Một trong những giải pháp đó là nâng sức chứa có dung tích từ 10.000 m3 đến 20.000 m3, thậm chí lên đến 50.000 m3 nhằm giảm diện tích xây dựng, giảm giá thành đầu tư xây dựng kho và giảm tổn thất nhiên liệu do quá trình vận chuyển và bay hơi.

Chương IV : Tính toán thiết kế bê chứa LPG có dungtích chứa 420 m3

Một phần của tài liệu Luận văn: Tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3 (Trang 29 - 34)