CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH VẬN
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.4.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị của đất nước
- Ngày nay xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới trở thành xu hướng, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận của hệ thống lớn là khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào môi trường quốc tế, do đó nguồn nhân lực của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn bởi trước hết là những thay đổi chính trị thế giới.
- Trong giai đoạn suy thoái doanh nghiệp một mặt vẫn duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt giảm chi phí lao động, giảm giờ làm việc,…Ngược lại khi kinh tế phát triển, tăng cường và ổn định công ty cần phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, phải tuyển thêm người có trình độ đòi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, cải thiện điều kiện làm việc.
2.4.1.2. Đặc điểm thị trường lao động trong nước
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu lao dộng hiện nay phân bố không đồng đều, lao động qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ còn thấp và tập trung chủ yếu ở thành phố, chất lượng lao động không cao, không hợp lý giữa các ngành, mất cân đối giữa lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật và có trình độ đại học.
- Sự mất cân đối của thị trường lao động làm các công ty rất khó khăn trong việc tuyển lao động, đặc biệt là công nhân lành nghề. Vì vậy, hầu hết các công ty đều phải đầu tư rất nhiều để đào tạo nguồn nhân lực cho mình.
- Một số thông lệ phải tuân thủ khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức thế giới như: cấm phân biệt đối xử trong tuyển mộ, sát hạch và bố trí công việc quy định trong đạo luật quyền công dân, đạo luật về cơ hội tuyển dụng bình đẳng năm 1972…
- Luật công đoàn ra đời đã can thiệp sâu hơn đến các chế độ của người lao động, giải quyết cho thôi việc, kỷ luật lao động, tuyển dụng, sa thải…Luật lệ của nhà nước ảnh hướng đến quản trị nhân sự nói chung cũng như công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói riêng
2.4.1.4. Đối thủ cạnh tranh
- Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về thị phần sản phẩm, hàng hóa, khách hàng mà còn về nguồn nhân lực. Nhân lực là cốt lõi của quản trị, là tài nguyên quý giá nhất của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải duy trì phát triển. Để làm điều này, doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự, thăng thưởng hợp lý,động viên, tạo ra bầu không khí gắn bó, cải thiện môi trường làm việc…
2.4.1.5. Khoa học kỹ thuật
- Sự thay đổi của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của tổ chức. Các doanh nghiệp phải đào tạo, huấn luyện nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học kỹ thuật. Khi khoa học kỹ thuật thay đổi, có một số công việc hoặc một số năng không còn cần thiết nữa, do đó công ty cần phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình.
2.4.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 2.4.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành bại, hiệu quả của quá trình đào tạo và phát triển. Mọi hoạt động đều cần những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nó hoạt đông, việc đào tạo và phát triển cũng vậy. Công tác đào tạo và phát triển đòi hỏi phải tổng hợp, phân tích, tính toán, xử lý các số liệu, hồ sơ, văn bản liên quan đến công tác này nên cần phải trang bị nhiều thiết bị văn phòng cơ bản như máy tính , máy pho to, máy in,…và các thiết bị liên lạc, trao đổi
thông tin ra bên ngoài với các cá nhân và các tổ chức khác như máy fax, điện thoại, telex….
2.4.2.2. Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp
- Các chính sách này đều phụ thuộc vào chiến lược tuyển dụng người của doanh nghiệp, chính sách là kim chỉ nam giúp cho các nhà doanh nghiệp vận hành doanh nghiệp của mình hiệu quả. Một số vấn đề chính sách có ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực:
+ Cung cấp cho nhân viên nơi làm việc an toàn
+ Khuyến khích nhân viên làm việc hết khả năng của mình
+ Trả lương và đãi ngộ, khuyến khích nhân viên làm việc có năng suất cao
+ Bảo đảm cho nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp có cơ hội thăng tiến, phát triển
2.4.2.3.Mục tiêu của doanh nghiệp
- Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu riêng của mình, mỗi cấp quản trị đều phải hiểu rõ mục tiêu của công ty, các phòng ban, bộ phận lại có mục tiêu riêng. Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của bộ phận chuyên môn, các bộ phận phải dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp đề ra để lên kế hoạch nhiệm vụ, mục tiêu của bộ phận mình.
2.4.2.4. Bầu không khí văn hóa doanh nghiệp
- Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp được xem là một trong những yếu tố hàng đầu để giữ chân nhân viên ở lại với công ty. Văn hóa công ty ảnh hưởng đến cảm xúc, tác phong làm việc của nhân viên, hành xử của nhân viên trong công ty. Công ty tạo được bầu không khí làm việc thoải mái, năng động, sẽ tạo ra hiệu quả làm việc cho người lao động, giúp cho việc đào tạo có hiệu quả cao hơn,tạo ra chuẩn mực hành vi ứng xử trong tổ chức. Khi xảy ra mâu thuẫn thì văn hóa tổ chức sẽ giới hạn những
điều mà nhân viên sẽ làm bằng cách tạo ra những quy tắc ứng xử để giải quyết vấn đề.
2.4.3. Nhân tố con người
- Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố này. Tuỳ từng hoạt động mà con người ảnh hưởng nhiều hay ít, đối với công tác đào tạo và phát triển thì yếu tố con người ảnh hưởng mạnh mẽ.
-Khi người lao động muốn được nâng cao trình độ thì họ có thể đề xuất với cấp trên xin học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học hỏi thì họ sẽ học tập tự giác thì chất lượng sau đào tạo được nâng cao một cách rõ rệt.Nếu người lao động yêu thích nghề nghiệp mình đã chọn thì khi họ được đi đào tạo họ sẽ hăng say học, tìm tòi nhiều kiến thức mới nên công tác đào tạo được tiến hành thuận lợi và hiệu quả thu được là cao hơn. Công tác này nhằm giảm bớt các tác nhân chán nản, không muốn học…
2.4.4. Nhân tố quản lý
- Người quản lý có thể là người sẽ trực tiếp hướng dẫn, đào tạo nhân viên.yêu cầu đội ngũ quản lý phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và qua thực tế công tác. Bởi vì trong đào tạo,một nguyên tắc của việc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết, rèn luyện kỹ năng đến mức có thể. Cho nên, giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức mới thu được kết quả như mong muốn.