Chiến lược giá

Một phần của tài liệu Tiểu luận xây dựng kế hoạch marketing (Trang 31)

Đối với sản phẩm mì Lẩu Thái, Acecook đã thực hiện chiến lược giá đó là chiến lược giá cạnh tranh với đối thủ. Với chiến lược này thì mục đích của Acecook chính là nhằm bảo vệ thị phần đang có.

Việc định giá sản phẩm phải xem xét các yếu tố còn lại của chiến lược Marketing - mix là sản phẩm, phân phối, chiêu thị.

Trong các phương pháp định giá, Công ty Acecook Việt Nam đã dùng phương pháp định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng đối với giá cả và giá trị để định giá chi sản phẩm mì Lẩu Thái. Từ việc dựa vào cảm nhận của khách hàng về mì Lẩu Thái, các giá trị về dinh dưỡng, hương vị được người tiêu dùng đánh giá để công ty Acecook Việt Nam biết được chi phí sản xuất ra một gói mì để giá của nó phù hợp với giá trị cảm nhận của người tiêu dùng.

Ngoài ra thì một chiến lược giá khác được Acecook Việt Nam áp dụng cho sản phẩm của mình đó là chiến lược định giá theo dòng sản phẩm. Các sản phẩm khác nhau sẽ có giá khác nhau tùy vào đặc trưng của sản phẩm. Đối với mì Lẩu Thái có sự khác nhau về giá giữa mì Lẩu Thái dạng gói và mì Lẩu Thái dạng ly. Người tiêu dùng có thể sẽ chọn sản phẩm tiên tiến hơn nếu giá cả giữa các sản phẩm không có sự chênh lệch lớn. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú ý đến sự khác biệt về chi phí hao tổn cho từng sản phẩm trong một dòng sản phẩm.

Nhận biết được khách hàng mục tiêu là các vùng nông thôn và thành thị có thu nhập trung bình và các đối tượng như học sinh, nhân viên văn phòng, công nhân, các bà nội trợ nên mì Lẩu Thái đã đưa ra mức giá là 6000 đồng/gói.

Định giá:

❖ Mì dạng gói: 6000 VNĐ/ gói

❖ Thùng mì dạng gói: 165000 VNĐ/ 30 gói/ thùng

❖ Túi mì lớn: 27000 VNĐ/ 5 gói/ túi

❖ Nếu người tiêu dùng mua với số lượng nhiều thì giá sẽ giảm xuống.

Một phần của tài liệu Tiểu luận xây dựng kế hoạch marketing (Trang 31)