5. Hiệu suất sinh lời c/v DNNQD :
2.3.2.3 Tăng cường công tác quản lý nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn
Hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn gắn với rủi ro, vì vậy Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa những biện pháp phòng ngừa rủi ro. Tăng cường công tác quản lý nợ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn là một cách để phòng ngừa rủi ro cho Ngân hàng. Giảm nợ quá hạn, thu hồi được các khoản nợ xấu, thu nhập của Ngân hàng được cải thiện, giảm được các chi phí quản lý nợ sẽ tăng được hiệu quả cho vay. Do đó Ngân hàng cần chấn chỉnh hoạt động tín dụng đúng với quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Ngân hàng có thể thực hiện bảo hiểm tiền vay đối với những khoản vay lớn hay những khách hàng đặc biệt.
Sau khi cho doanh nghiệp vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra giám sát khoản vay đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, tăng hiệu quả của nguồn vốn tín dụng đảm bảo thu nợ đúng hạn. Việc kiểm tra sau cho vay không những có ý nghĩa đối với Ngân hàng trong việc thu nợ, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực của khách hàng làm ảnh hưởng đến sự an toàn của các khoản vay mà còn có ý nghĩa tư vấn cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, kinh doanh có lãi. Ngân hàng phải thường xuyên cử cán bộ tín dụng xuống theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết về thị trường, phương hướng kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp cố tình dây dưa, chây lỳ không chịu trả nợ thì Ngân hàng áp dụng biện pháp tận thu có thể kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng để thu hồi càng sớm càng tốt.
Ban lãnh đạo Ngân hàng nên có các biện pháp để thúc đẩy cán bộ tín dụng tích cực hơn trong quản lý nợ bằng các hình thức khoán lương, khen thưởng, xử phạt đối với từng cán bộ theo doanh số cho vay và tỷ lệ nợ quá hạn.