5. Hiệu suất sinh lời c/v DNNQD :
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Thứ nhất: Dư nợ tăng trưởng còn chậm, thiếu tính ổn định, chưa tương xứng với tầm một Ngân hàng thương mại trên đô thị loại một. Dư nợ cho vay DNNQD tăng trưởng không vững chắc, còn phụ thuộc vào việc tăng giảm dư nợ của một vài doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn. Thị phần đầu tư cho vay của NHNo & PTNT trên địa bàn còn thấp. Nợ xấu gia tăng làm ảnh hưởng kết quả tài chính, giảm hiệu quả cho vay của Ngân hàng.
Thứ hai: Cơ cấu cho vay đối với DNNQD chưa hợp lý, cho vay trung và dài hạn tương đối thấp. Đối với các doanh nghiệp nguồn vốn trung và dài hạn rất quan trọng cho việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việc Ngân hàng e dè khi cho DNNQD vay trung và dài hạn đã làm mất đi một lượng khách hàng khá lớn nghĩa là mất đi một khoản thu nhập cho nên Ngân hàng cần quan tâm hơn đối với vấn đề này.
Thứ ba: Thiếu chủ động điều tra nhu cầu vốn của khách hàng, ở một số nơi chưa chú trọng cho vay món nhỏ, vai trò đồng hành cùng khách hàng còn hạn chế, phục vụ khách hàng trong kinh doanh còn có nhiều yếu kém. Công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc nắm bắt dòng tiền ra vào của các doanh nghiệp có quy mô lớn, do vậy một số khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, bị chiếm dụng vốn thậm chí thất thoát vốn.
Thứ tư: Ngân hàng chưa đa dạng được các hình thức cho vay. Nguồn vốn cho vay các DNNQD của Ngân hàng chủ yếu dưới hai hình thức: cho vay
từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng, hạn chế công tác mở rộng cho vay. Hiệu quả cho vay của NHNo & PTNT Thành phố Vinh tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề còn tồn tại mà tập thể ban lãnh đạo Ngân hàng luôn quan tâm tìm mọi biện pháp khắc phục.
* Nguyên nhân
- Thành phố Vinh tuy là đô thị loại một song nền kinh tế phát triển còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính trung gian hoạt động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng.
- Chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao: trình độ một số cán bộ tín dụng còn chưa theo kịp với cơ chế thị trường, khả năng thẩm định dự án, phương án kinh doanh, khả năng kiểm tra, kiểm soát dòng tiền của khách hàng vay vốn còn hạn chế. Bộ phận thẩm định, tái thẩm định các dự án vay vốn còn làm việc thụ động, thiếu tính phản biện và đánh giá hiệu quả một cách độc lập. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ trẻ của Ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm nên phụ trách cho vay doanh nghiệp hầu như là các cán bộ đã làm việc lâu năm nhưng cũng vì thế mà hạn chế về độ nhạy bén vì cán bộ không theo kịp thay đổi của thị trường.
- Cơ sở pháp lý còn thiếu đồng bộ. Nhất là vấn đề thế chấp tài sản đảm bảo tiền vay - vấn đề nan giải đã làm hạn chế nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay Ngân hàng.
- Do DNNQD làm ăn không hiệu quả, quản lý vốn chưa tốt, quan hệ với bạn hàng, với đối tác thiếu thường xuyên, để đối tác chiếm dụng vốn nên ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng.