Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp

Một phần của tài liệu tiểu luận tiền tệ ngân hàng hệ thống các trung gian tài chính của việt nam trong bối cảnh của cmcn 4 0 diệu (Trang 40 - 46)

3.2.1. Về phía nhà nước và các cơ quan quản lí

Với các nước đang phát triển như Việt Nam, Nhà nước có vai trò rất lớn trong chiến lược thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy vậy, một trong những nguyên nhân hình thành những rào cản thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 là do Nhà nước chưa phát huy đầy đủ vai trò của mình trong ban hành định hướng chiến lược, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ để thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0: • Đó là tiếp tục nghiên cứu, nắm rõ những tác động của CMCN 4.0 để có những đối sách hợp lý, phục vụ hiệu quả cho việc vận hành, quản lý và giám sát thị trường tài chính.

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn cho các nhà quản lý. Các công ty cung cấp dịch vụ tài chính đã và đang trở nên manh mẽ hơn bao giờ hết khi tận dụng được sự tiến bộ của công nghệ viễn thông vào quá trình cung cấp dịch vụ của mình. Khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính có nhiều sản phẩm tài chính hơn để lựa chọn, song họ cũng dễ bị tổn

thương hơn. Do vậy, với tư cách là người điều tiết thị trường, các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính sẽ cần phải thay đổi nhận thức để kịp nắm bắt xu thế. • Nhà nước cần xây dựng và thực hiện khung pháp lý về an toàn thông tin mạng trong quá trình thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0

Với bước tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới xuất phát từ các nền tảng AI. Do đó, phòng chống tấn công an ninh mạng là một vấn đề toàn cầu và cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam hiện đứng 101/193 nước và đứng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số an toàn thông tin mạng. Vì thế, Nhà nước cần có những biện pháp để bảo vệ sự an toàn và riêng tư, tính bảo mật trong kinh doanh và đời sống xã hội (Nguyễn Phan Anh, 2018). Mặt khác, khung pháp lý của Việt Nam “chưa mở” với các luồng dữ liệu xuyên biên giới so với các quốc gia trong khu vực. Vì vậy Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho cách mạng công nghiệp 4.0 (Chu Văn, 2018). Theo đó, Việt Nam cần thực hiện tốt “Luật an toàn thông tin mạng” ban hành năm 2015; “Luật an ninh mạng” ban hành năm 2018; “Luật giao dịch điện tử” ban hành năm 2005; cũng như các qui định đã ban hành của Nhà nước về văn bản điện tử và chữ ký số

• Đặc biệt Nhà nước cần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Lao động trình độ cao sẽ trở thành nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển, đặc biệt trong cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục khoa học và toán của Việt Nam đứng hạng 68/100 nước, thấp hơn các nước như Thái Lan hạng (66), Malaysia (16), Indonesia (35) và Philippines (60) (Nguyễn Văn Tuấn, 2018)..

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính còn thiếu về số lượng và yếu kém về chuyên môn (Trịnh Xuân Thắng, 2018). Vì vậy nhà nước cần tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về nhân lực công nghệ thông tin (Thủ tướng Chính phủ, 2017). Nền giáo dục phát triển không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hình thành kỹ năng sáng tạo mà giáo dục truyền thống không thể đáp ứng.

Vì vậy cần đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

3.2.2. Về phía các thành viên thị trường

- Các ngân hàng và tổ chức tài chính , tổ chức trung gian tài chính trong nước cần nhanh chóng hoạch định chiến lược, tìm kiếm những giải pháp toàn diện cho dịch vụ tài chính thông qua việc sử dụng các dữ liệu thông minh và hợp tác với nhiều ngành kinh doanh, trong đó không thể thiếu sự hợp tác với công ty Fintech và công ty viễn thông.

- Các tổ chức tài chính và đặc biệt là các định chế tài chính cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ cho sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính.

Đồng thời, cần tiếp tục đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt tập trung nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại trong các giao dịch tài chính, trong hoạt động thanh toán, trong tiếp cận các sản phẩm tài chính, ngân hàng…

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Giá tài sản trong dịch vụ tài chính...9

Biểu đồ 2: Tìm kiếm công nghệ mới...9

Biểu đồ 3: Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam...11

Biểu đồ 4: Tăng trưởng các cấu thành lợi nhuận chính...13

Biểu đồ 5: Tăng trưởng tín dụng và NIM TB các ngân hàng...13

Biểu đồ 6: ROE & ROA bình quân của các NHTM VN từ 2011-2017...23

Biểu đồ 7: Số lượng các công ty chứng khoán qua các năm...28

Biểu đồ 8: Vốn điều lệ các công ty chứng khoán qua các năm...28

Biểu đồ 9: Cơ cấu doanh thu công ty chứng khoán (tỷ đồng)...29

Biểu đồ 10: Những khó khăn ngân hàng thương mại Việt Nam đang đối mặt hiện nay (Đơn vị: %)...33

Biểu đồ 11: Khó khăn lớn nhất khi ngân hàng hợp tác công ty Fintech hiện nay (Đơn vị: %)...34

Biểu đồ 12: Chiến lược của công ty bảo hiểm nhằm thích ứng với kỉ nguyên công nghệ số và CMCN 4.0 (Đơn vị: %)...36

Biểu đồ 13: Chiến lược phát triển công nghệ cao/công nghệ đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 của các công ty bảo hiểm đến năm 2025 (Đơn vị: %)...37

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số lượng chi nhánh NHTM bình quân được tính trên 100.000 người dân. 22 Bảng 2: Số lượng máy ATM bình quân được tính trên 100.000 người dân...22

Bảng 3: Quá trình hình thành các Công ty tài chính ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2007... 25

Bảng 4: Danh sách các quỹ mở tại Việt Nam...30

Bảng 5: Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2015-2018 (%)...31

(1) Christian Haddad & Lars Hornuf (2016). The Emergence of the Global Fintech Market: Economic and Technological Determinants. CESifo Working Paper NO.6131.

(2) Dong He & Ross Leckow, Vikram Haksar, Tommaso Mancini-Griffoli, Nigel

Jenkinson, Mikari Kashima, Tanai Khiaonarong, Céline Rochon, and Hervé Tourpe (2017). Fintech and Financial Services: Initial Considerations. IMF Staff Discussion Note

(3) Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019. Truy cập ngày 03/09 /2019, từ https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/vef/cong-bo-top-10-ngan-hang-thuong-mai- viet-nam-uy-tin-nam-2019-544482.html

(4) Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). Công bố Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2018. Truy cập ngày 12/09/2019, từ

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/vef/cong-bo-top-10-cong-ty-bao-hiem-uy-tin- nam-2018-459739.html?

fbclid=IwAR1qLDgyoiz97k56ydUwJMroBiu_CPjrCCuDn1deROQ4x6la_4Hi4IYui CE

(5) Govalue (2018) Kinh nghiệm đầu tư quỹ mở. Truy cập ngày 20/09/2019, từ https://govalue.vn/kinh-nghiem-dau-tu-quy-mo/

(6) Lê Đức Tố/Đại học Thương Mại (2018) Năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong điều kiện hiện nay. Truy cập ngày 14/09/2019, từ

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nang-luc-canh-tranh-cua-cac-cong-ty-chung- khoan-trong-dieu-kien-hien-nay-140930.html

(7) Marko Jakšič & Matej Marinč (2015). The Future of Banking: The Role of Information Technology.

(8) Michael Mainelli & Alistair Milne (2016). The impact and potential of blockchain on the securities transaction lifecycle. SWIFT Institute Working Paper NO.2015-007.

(9) ThS. Nguyễn Minh Loan /Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh(2019).

Ngành Ngân hàng Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng số. Truy cập ngày 11/09/2019, từ http://www.vnba.org.vn/index.php? option=com_k2&view=item&id=10562%3Anganh-ngan-hang-viet-nam-truoc-tac- dong-cua-cuoc-cach-mang- so&Itemid=253&lang=vi&fbclid=IwAR0_pyDnuY_7vLaQGaL7D9ELEmvea9Ab EnhZmOnftIhu3NuKo8Vhg5k3KCo

(10) Ngọc Bích (2016) , Thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO. Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại. Truy cập ngày 15/09/2019, từ http://ieit.edu.vn/vi/thu-vien-tap-chi/tap-chi-kinh-te-doi-ngoai/item/208-thach-thuc- doi-voi-he-thong-ngan-hang-viet-nam-sau-5-nam-gia-nhap-wto?

highlight=WyJuaHRtIl0=

(11) GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Học viện Ngân hàng(2012).Giáo trình Tiền tệ- Ngân hàng. NXB Thống kê.

(12) Phạm Thủy Tú (2019). Định vị hệ thống NHTM Việt Nam trong cộng đồng các nước CPTPP. Truy cập ngày 13/09/2019, từ http://thitruongtaichinhtiente.vn/dinh- vi-he-thong-nhtm-viet-nam-trong-cong-dong-cac-nuoc-cptpp-23731.html

(13) ThS. Phan Trần Trung Dũng (2013), Hệ thống hóa các lỗi tâm lý tác động tới hành vi của nhà đầu tư chứng khoán. Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại. Truy cập ngày 16/09/2013, từ

http://ieit.edu.vn/vi/thu-vien-tap-chi/tap-chi-kinh-te-doi-ngoai/item/210-he-thong- hoac-cac-loi-tam-ly-tac-dong-toi-hanh-vi-cua-nha-dau-tu-chung-khoan?

highlight=WyJxdXkiLCJ0aVx1MWViZnQiLCJraVx1MWVjM20iLCJ0aVx1MWV iZnQga2lcdTFlYzdtIl0=

(14) Tạp chí Chứng khoán (2017 ) ,Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam . Truy cập ngày 17/09/2017, từ

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-va-su-tac- dong-den-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-127081.html

(15) Thời báo ngân hàng ( 2019). Cuộc đua dịch vụ ngân hàng đầu tư . Truy cập ngày 06/09/2019, từ

http://thoibaonganhang.vn/cuoc-dua-dich-vu-ngan-hang-dau-tu-86622.html

(16) Trần Thị Tuấn Anh (2018). Sử dụng hình mẫu khuyết và Entropy hoán vị để kiểm định tính hiệu quả thông tin trên thị trường chứng khoán của các quốc gia ASEAN. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á(JABES), P.64-80 . Truy cập ngày 10/09/2019 , từ http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle? article_id=fec86a4d-67ce-45d4-a374-f944f6876d87

Một phần của tài liệu tiểu luận tiền tệ ngân hàng hệ thống các trung gian tài chính của việt nam trong bối cảnh của cmcn 4 0 diệu (Trang 40 - 46)